1. Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa:
- Thường xuyên kiểm tra sản phẩm, hàng hóa được giao trách nhiệm quản lý.
- Đảm bảo các mặt hàng được trình bày đúng nơi quy định, đủ số lượng, chất lượng và còn hạn sử dụng.
- Đổi ngay cho khách hàng sản phẩm khác và tiến hành rà soát lại nếu có vấn đề phát sinh và báo cáo lại với quản lý.
2. Sắp xếp, giám sát hàng hóa trên kệ:
- Làm vệ sinh các kệ, khu trưng bày, sắp xếp các mặt hàng theo quy định của siêu thị.
- Bổ sung các mặt hàng bị thiếu, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng, bị hỏng hoặc đã quá hạn sử dụng.
- Bày trí kệ hàng khoa học, bắt mắt, dễ tìm.
- Cập nhật giá bán hàng ngày.
3. Đón tiếp, tư vấn khách hàng:
- Trong ca làm việc phải luôn có mặt ở khu vực bán hàng đã được phân công, nếu có việc riêng phải báo cáo với quản lý hoặc bàn giao cho đồng nghiệp khác.
- Chào đón niềm nở, mời khách hàng với thái độ thân thiện, lịch sự.
- Nắm được thông tin sản phẩm, thuyết phục khách hàng tin tưởng, lựa chọn mặt hàng của siêu thị để sử dụng.
- Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp họ cần giúp đỡ.
- Tiếp nhận ý kiến, phản hồi, xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm cung cấp và thái độ phục vụ của nhân viên của siêu thị.
4. Lập báo cáo hàng hóa:
- Lập báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất dưới yêu cầu của quản lý về số hàng bán được, lượng hàng lỗi (không đạt chất lượng, hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng),...
- Lên danh sách khách hàng thân thiết, nhu cầu tiêu dùng theo những quầy hàng do mình phụ trách. Dựa vào đó để thực hiện việc chăm sóc khách hàng và theo dõi bán hàng cho siêu thị.
5. Thanh toán, tính tiền:
- Kiểm tra số lượng, giá bán, tính tiền cho những sản phẩm khách hàng đã chọn.
- Thanh toán và xuất hóa đơn bán hàng cho khách.
- Bên cạnh đó, khi khách hàng có yêu cầu trả hàng hay khiếu nại khác, bạn sẽ là người đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn cho họ quy trình xử lý.