Banker là gì? Tiết lộ mức thu nhập và chế độ cực hấp dẫn của tất cả các vị trí

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 15/04/2024 12:50:00 +07:00
Banker là lĩnh vực nằm trong top những nghề hot nhất hiện nay. Việc hiểu rõ banker là gì không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức cần thiết mà còn giúp bạn có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân trong tương lai.

1. Banker là gì?

Tìm hiểu về khái niệm banker nghĩa là gì sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực này. "Banker" là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.

Công việc chính của nhân viên ngân hàng là quản lý tiền, tài sản của cá nhân, các công ty và tổ chức. Chuyên viên ngân hàng hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch như gửi tiền, vay tiền.Trong một số trường hợp, họ còn tham gia vào các hoạt động đầu tư của các tập đoàn hoặc sáp nhập công ty, phong tỏa tài sản,...

Banker là gì
Banker là thuật ngữ chỉ những nhân viên làm việc trong ngân hàng

2. Những chức vụ và vai trò của banker trong ngành ngân hàng

Cũng như các ngành nghề khác, trong lĩnh vực ngân hàng cũng có rất nhiều chức vụ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Nắm được các chức vụ của ngân hàng cũng sẽ giúp bạn hiểu được banker là gì và có được sự lựa chọn phù hợp hơn cho nghề nghiệp của mình.

2.1. Vị trí giao dịch viên

Là người đại diện trực tiếp của ngân hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền và tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Với tư cách là điểm tiếp xúc chính với khách hàng, giao dịch viên cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và kiến thức vững về các dịch vụ tài chính.

2.2. Vị trí nhân viên kinh doanh

Tập trung vào tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời đề xuất các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp để tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Với kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, nhân viên kinh doanh là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và khách hàng.

2.3. Vị trí hỗ trợ tín dụng

Nhân viên hỗ trợ tín dụng đảm nhận vai trò hỗ trợ khách hàng trong quá trình đăng ký vay vốn và xử lý các yêu cầu tín dụng. Họ đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện một cách hoàn chỉnh và tuân thủ các quy định của ngân hàng, từ đó đem lại sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng.

2.4. Tư vấn, chăm sóc khách hàng

Telesales là những chuyên viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại, tư vấn về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng và thúc đẩy doanh số bằng cách tạo ra cơ hội bán hàng. Với kỹ năng giao tiếp linh hoạt và sự am hiểu về nhu cầu của khách hàng, telesales đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng của ngân hàng.

Telesales chịu trách nhiệm tư vấn và chăm sóc khách hàng
Telesales chịu trách nhiệm tư vấn và chăm sóc khách hàng

2.5. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Vị trí này thường xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế của khách hàng, đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện một cách chuyên nghiệp an toàn và hiệu quả. Họ là những chuyên viên có kiến thức sâu về quy trình thanh toán và luôn giữ sự chính xác và cẩn thận trong công việc.

2.6. Nhân viên phân tích chỉ số tài chính

Chuyên phân tích các chỉ số tài chính, dự đoán xu hướng thị trường và đưa ra các đề xuất chiến lược tài chính cho ngân hàng dựa trên thông tin và dữ liệu phân tích. Với sự nhạy bén và kỹ năng phân tích, nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tài chính đúng đắn cho ngân hàng.

3. Thu nhập bình quân hiện nay của nhân viên ngân hàng

Banker là gì và mức thu nhập bình quân của banker là bao nhiêu được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực này. Mức thu nhập của chuyên viên ngân hàng sẽ tùy thuộc vào từng quy mô của ngân hàng, vị trí và kinh nghiệm làm việc.

3.1. Đối với các ngân hàng

Theo các báo cáo tài chính 2023, mức thu nhập của các nhân viên ngân hàng đang có chiều hướng tăng lên. Cụ thể mức thu nhập bình quân của một số ngân hàng hàng đầu trong 9/2023 như sau:

STT

Ngân hàng

Thu nhập bình quân trên tháng

1

Techcombank

45 triệu đồng

2

Mbbank

39.83 triệu đồng

3

Vietcombank

37.5 triệu đồng

4

TPbank

36.5 triệu đồng

5

Vietinbank

33.5 triệu đồng

6

MSB

33.4 triệu đồng

7

VIB

32.25 triệu đồng

8

BIDV

32 triệu đồng

9

VPbank

32 triệu đồng

10

HDbank

29.6 triệu đồng

11

Sacombank

29 triệu đồng

12

Seabank

27 triệu đồng

13

Nam Á Bank

24.5 triệu đồng

14

NCB

23.6 triệu đồng

15

ABBank

23.4 triệu đồng

16

LPBank

21.2 triệu đồng

17

Vietcapital Bank

20.2 triệu đồng

18

Kien Long Bank

19.2 triệu đồng

19

VIET A BANK

18.7 triệu đồng

20

PG Bank

18.7 triệu đồng

21

Saigonbank

18 triệu đồng

22

Bac A Bank

17.7 triệu đồng

23

ACB

13 triệu đồng

24

OCB

22.5 triệu đồng

25

Eximbank

19.6 triệu đồng

3.2. Đối với các vị trí khác nhau

Là một trong những ngành nghề hót nhất hiện nay, thu hút nhiều người quan tâm và muốn hiểu rõ banker là gì cũng như mức thu nhập của từng vị trí khác nhau. Sau đây là các vị trí trong ngân hàng thường có nhu cầu tuyển dụng cao với mức lương hấp dẫn.

Vị trí

Mức lương trung bình (VNĐ/tháng)

Ghi chú

Giao dịch viên

12.400.000

Phổ biến: 8.500.000 - 11.300.000, Cao nhất: 34.000.000

Nhân viên kinh doanh

14.600.000

Phổ biến: 5.800.000 - 16.000.000 cũng có thể hơn tùy năng lực

Nhân viên hỗ trợ tín dụng

13.600.000

Phổ biến: 8.200.000 - 9.900.000, Cao nhất: 23.300.000

Nhân viên chăm sóc khách hàng

15.900.000 - 17.800.000

Phổ biến: 8.000.000 - 9.900.000, Cao nhất: 23.000.000

Nhân viên thanh toán quốc tế

16.000.000

Nhân viên phân tích tài chính

22.100.000

Chuyên viên quản trị rủi ro

14.000.000

Kiểm toán nội bộ

23.800.000

4. Những yêu cầu cần có của một banker

Từ định nghĩa banker là gì, bạn có thể hiểu hơn về lĩnh vực này, qua đó cũng có thể nắm bắt được những yêu cầu cần có để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp.

4.1. Bằng cấp

Bằng cấp là một yếu tố quan trọng đối với một chuyên viên ngân hàng vì nó thường thể hiện mức độ chuyên môn và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Một số bằng cấp phổ biến mà các ngân hàng thường yêu cầu bao gồm bằng cử nhân (bachelor's degree) trong các ngành như Tài chính, Kinh doanh, Quản trị Kinh doanh, hoặc các chương trình chuyên ngành về Ngân hàng và Tài chính. Các bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ (Master's degree) hoặc Tiến sĩ (Ph.D.) cũng có thể là một lợi thế, đặc biệt đối với các vị trí quản lý cao cấp hoặc phân tích tài chính.

4.2. Kỹ năng

Dưới đây là một số kỹ năng cần có của một nhân viên ngân hàng:

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt để tương tác với đồng nghiệp và khách hàng, truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu.

  • Kỹ năng phân tích tài chính: Việc hiểu biết về các chỉ số, báo cáo tài chính giúp nhân viên đưa ra các quyết định đúng đắn về đầu tư và tài chính.

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên dịch vụ tài chính thường làm việc trong môi trường đa dạng và phải làm việc cùng đồng nghiệp trong các dự án và nhiệm vụ. Khả năng làm việc nhóm và hòa nhập là quan trọng để đạt được mục tiêu chung.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhân viên ngân hàng cần có khả năng nhận diện vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết các thách thức trong công việc hàng ngày.

  • Kỹ năng đàm phán: Trong một số trường hợp, nhân viên tài chính cần phải tham gia vào các cuộc đàm phán với khách hàng hoặc đối tác. Khả năng đàm phán là quan trọng để đạt được các thỏa thuận có lợi cho ngân hàng và khách hàng.

Nhân viên ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề chuyên nghiệp
Nhân viên ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề chuyên nghiệp

5. Bankers có gì vui?

Xu hướng đi làm của dân văn phòng ngày nay đó chính là được làm trong môi trường hòa đồng và năng động. Đây cũng là lý do mà nhiều người muốn biết banker có gì vui. Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng xây dựng môi trường làm việc hiện đại và năng động. Banker sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp, đối tác và được tham gia nhiều dự án đa dạng. Điều này sẽ giúp những người làm ở ngân hàng sẽ tăng cơ hội phát triển sự nghiệp của bản thân.

Bên cạnh đó, mức thu nhập đầy hứa hẹn là điểm thu hút nhiều người tìm hiểu về bankers là gì. Các ngân hàng thường cung cấp nhiều chính sách phúc lợi cũng như lương thưởng hấp dẫn, tạo động lực để nhiều nhân viên phấn đấu trong công việc và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và gia đình.

Xem thêm: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì? Các Nghiệp Vụ Ngân Hàng Quan Trọng

6. Những góc khuất ít ai biết của nhân viên ngân hàng

Nếu đã biết banker là gì chắc hẳn bạn cũng nắm được những trở ngại trong công việc của họ. Mặc dù đây là nghề mà rất nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết được những góc khuất mà nhân viên ngân hàng thường phải đối mặt:

  • Áp lực công việc cao độ: Ngành tài chính đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, sẵn sàng làm việc nhanh chóng và xử lý các tình huống khẩn cấp một cách chuyên nghiệp.

  • Áp lực chỉ tiêu và doanh số: Đối mặt với áp lực về chỉ tiêu doanh số, nhân viên thường phải làm việc nhiều giờ liền mà ít có thời gian dành cho gia đình và bản thân.

Chuyên viên tài chính phải đối mặt với nhiều áp lực về chỉ tiêu và doanh số
Chuyên viên tài chính phải đối mặt với nhiều áp lực về chỉ tiêu và doanh số

7. Những cơ hội và thách thức của nhân viên ngân hàng

Qua việc nghiên cứu về nghề banker là gì, bạn cũng có thể nhận biết được những cơ hội và khó khăn khi làm trong lĩnh vực này. Cụ thể.

7.1. Cơ hội của nghề banker là gì?

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, nhu cầu về nhân sự trong ngành ngân hàng ngày càng tăng. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, mức thu nhập cao và có nhiều chế độ đãi ngộ tốt cũng làm cho nghề banker trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người.

7.2. Thách thức của nghề banker là gì?

Mặc dù có nhu cầu cao về nhân sự trong ngành ngân hàng, nhưng tình trạng nguồn nhân lực dư thừa và thiếu trình độ chuyên môn vẫn là một thách thức lớn. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong quá trình tuyển dụng và phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là Gì? Lương Của Giao Dịch Viên Ngân Hàng​

8. Kinh nghiệm giúp bạn thăng tiến trong ngành ngân hàng

Khi đã có câu trả lời cho banker là gì, hiểu được những cơ hội và thách thức sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng cho con đường sự nghiệp của mình. Để có thể trở thành một chuyên viên ngân hàng giỏi và có cơ hội thăng tiến, ngoài rèn luyện các kỹ năng cơ bản thì có thể tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn.

Việc cập nhật kiến thức chuyên môn, các khóa học và lớp đào tạo cũng giúp bạn phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mạng lưới quan hệ. Bạn có thể tận dụng các khoá học online, tham gia các hội thảo, hay thậm chí là các khóa đào tạo do tổ chức hoặc công ty cung cấp. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt những xu hướng mới và phát triển kỹ năng cá nhân mà còn tạo điều kiện cho sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn trong ngành ngân hàng.

Banker cần tham gia các khóa học đào tạo nâng cao để phát triển kỹ năng chuyên môn
Banker cần tham gia các khóa học đào tạo nâng cao để phát triển kỹ năng chuyên môn

9. Tìm việc làm nhân viên ngân hàng ở đâu?

Việc tham khảo banker là gì sẽ giúp bạn định hướng được nghề nghiệp mình muốn theo đuổi trong tương lai. Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vị trí nhân viên ngân hàng thì có thể xem các thông tin tuyển dụng của chi nhánh ngân hàng trong khu vực của bạn.

Bạn cũng có thể truy cập các trang web tuyển dụng trực tuyến như Job3s để tìm kiếm các vị trí nhân viên ngân hàng đang được tuyển dụng. Đây là trang web chuyên cung cấp thông tin chi tiết về các công việc và cung cấp công cụ tìm kiếm giúp bạn lọc ra các vị trí phù hợp với kỹ năng và mong muốn của bạn.

Nhân viên ngân hàng là một trong những nghề hot được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Do đó, nắm được khái niệm banker là gì sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cần có và có được những định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân trong tương lai.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat