Cách ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 19/12/2024 00:00:00 +07:00

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch được xem là mục tối quan trọng, thường bao gồm thông tin về các thành viên trong gia đình mà bất kỳ ai viết hồ sơ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Vậy ghi như thế nào cho đúng với quy chuẩn được đặt ra từ cơ quan có thẩm quyền? Job3s sẽ hướng dẫn bạn cụ thể nhất trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là xuất thân của gia đình, bắt buộc phải ghi trong sơ yếu lý lịch. Người kê khai phải ghi rõ thông tin tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là cơ sở để xác định xem gia đình bạn thuộc thành phần nào trong xã hội như: cố nông, bần nông, phú nông, công chức, địa chủ, viên chức, tiểu thương, tiểu tư sản,….

2. Thành phần gia đình đóng vai trò gì trong sơ yếu lý lịch?

Kê khai thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng mà không phải ai cũng hiểu rõ, cụ thể như sau:

  • Giúp cho nhà trường, cơ quan tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về tình hình gia đình của bạn.
  • Liên hệ với gia đình trong trường hợp cần thiết.
  • Cơ sở để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của con người và xã hội.
  • Cơ sở để phân loại được những thành phần có tư tưởng chống đối lại đất nước với những thành phần xây dựng đất nước.
thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
Thành phần gia đình là mục vô cùng quan trọng cần kê khai trong sơ yếu lý lịch (Nguồn: Internet)

3. Cách xác định thành phần gia đình

Bạn cần nắm và hiểu rõ được đặc điểm của các giai cấp trong xã hội Việt Nam để xác định xem thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch của mình thuộc thành phần nào, sau đó ghi vào sơ yếu lý lịch cho chuẩn để hạn chế thay bản mới nhiều lần.

  • Cố nông: Đây là những người vô sản sống ở vùng nông thôn, sống bằng cách làm thuê cho địa chủ.
  • Bần nông: Đây là những người nghèo, sống theo chế độ cũ, cuộc sống có phần nhỉnh hơn cố nông vì có chút ruộng đất. Tuy nhiên, họ cần làm thuê cho địa chủ hoặc lính canh mới đủ sống.
  • Trung nông: Những người ít bị bóc lột sức lao động hơn vì có chút tài sản riêng, được tự do kiếm sống theo cách họ muốn.
  • Công chức, viên chức: Tầng lớp tri thức được làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
  • Địa chủ: Là những người sở hữu nhiều ruộng đất nhưng không cách tác mà hay mượn đất của người khác để canh tác.
  • Nhà nghèo: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội, vô sản và không có tri thức.
  • Tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản,... Những người giàu có bằng việc kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ.
  • Mục kê khai thành phần gia đình thường được ghi là “Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” hoặc “Thành phần gia đình xuất thân”. Tùy vào ban ngành mà những mục kê khai sẽ được sắp xếp tương ứng để phù hợp với người được kê khai.
thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
Các đầu mục nhỏ cần kê khai để hoàn thiện mục chính thành phần gia đình (Nguồn: Internet)

4. Cách ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch

Để ghi được mục thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch, bạn cần tìm hiểu rõ quy định mà Pháp luật đã đề ra. Sau đó, dựa vào hoàn cảnh cụ thể của gia đình bạn, lựa chọn 1 trong số các thành phần đã nêu ở mục số 3 của bài viết.

Trong thời đại ngày nay những thành phần như phú nông, địa chủ, trung nông không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó là các thành phần cao cấp hơn như tư bản, công chức, viên chức,… ra đời. Nếu bạn thuộc nhóm cán bộ công an, bộ đội, đảng viên,... bạn sẽ phải kê khai lý lịch theo quy định riêng.

Ví dụ: Gia đình bạn có những đặc điểm của thành phần công chức thì mục “thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” sẽ được ghi là: công chức.
Thường thì tất cả những thông tin liên quan về bối cảnh gia đình, dòng họ, xuất thân của nhóm người này đều sẽ được cơ quan có thẩm quyền điều tra kỹ lưỡng nhằm mục đích xác minh độ an toàn.

Hiện nay, trên nền tảng internet có rất nhiều website cung cấp bản sơ yếu lý lịch online để thuận tiện cho việc kê khai thông tin của ứng viên. Job3s là một trong số những website đó, phần mềm giúp bạn tạo bản sơ yếu lý lịch online dễ dàng chỉnh sửa mục thành phần gia đình một cách chi tiết. Bạn hãy viết theo ý mình cho đến khi nào cảm thấy hài lòng, sau đó tải về và sử dụng cho mục đích xin việc hoặc nhập học nhé.

thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
Ví dụ cách ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch chi tiết (Nguồn: Internet)

5. Lưu ý khi viết thành phần gia đình

Việc ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là một phần quan trọng để cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân, số con cái và người thân của bạn cho cơ quan hoặc tổ chức cần xem xét hồ sơ của bạn. Do vậy, bạn nên lưu ý 2 vấn đề sau:

  • Không được tẩy xóa hoặc thêm chữ trong các mục. Vì sẽ làm cho bạn thiếu chuyên nghiệp và không được nhà trường hoặc ban tuyển dụng đánh giá cao.
  • Tuyệt đối ghi thông tin chính xác để tránh rắc rối trong thủ tục hành chính sau này.

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan trong sơ yếu lý lịch

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch

Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch học sinh

Công chứng sơ yếu lý lịch

Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch

Job3s mong muốn hướng dẫn cụ thể cách ghi mục thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch trên đây đã giúp bạn có góc nhìn tổng quát hơn trước khi đặt bút viết những thông tin quan trọng. Dù bạn sử dụng sơ yếu lý lịch cho mục đích gì thì mục này sẽ giúp cho người xem có cơ sở để đánh giá bản thân bạn tốt hơn. Chúc bạn may mắn và hạn chế sai sót nhất có thể khi viết sơ yếu lý lịch.
Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat