Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước gồm những đơn vị nào?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 12/04/2024 22:15:00 +07:00
Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được hiểu là hệ thống cơ quan có cơ cấu ổn định, bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và kế hoạch của Nhà nước theo quy định. Vậy tại Việt Nam, cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm các đơn vị nào?

1. Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?

Dù thuật ngữ cơ quan hành chính Nhà nước xuất hiện vô cùng thường xuyên trong cả đời sống và khoa học pháp lý nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có 1 văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa về khái niệm này.

Tuy nhiên, dựa vào vai trò và nhiệm vụ thực tế của cơ quan hành chính Nhà nước có thể hiểu:

Cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận trong bộ máy Nhà nước, thực hiện vai trò và chức năng quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tạo thành một bộ máy thống nhất, gọi là bộ máy hành chính Nhà nước.

Phạm vi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước có thể là quản lý chung hoặc quản lý trong từng lĩnh vực riêng biệt, đồng thời chịu trách nhiệm thực thi pháp luật và thực hiện các chính sách, kế hoạch của Nhà nước.

Hay hiểu một cách ngắn gọn thì bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp.

Cơ quan hành chính Nhà nước là khái niệm vô cùng quen thuộc
Cơ quan hành chính Nhà nước là khái niệm vô cùng quen thuộc

1.1. Đặc trưng cơ bản của cơ quan hành chính Nhà nước

Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của cơ quan hành chính Nhà nước:

Về mục tiêu, cơ quan hành chính Nhà nước có nhiệm vụ và chức năng chính là quản lý, tuy nhiên mục đích chính của hoạt động này vẫn là để phục vụ cho nhân dân và lợi ích của cộng đồng.

Về quy cách thành lập và địa vị pháp lý, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập dựa trên quy định của pháp luật. Địa vị của từng cơ quan đều được quy định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, tuy có hỗ trợ cho nhau nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập.

Về quyền và thẩm quyền, mỗi cơ quan trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đều có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng nhìn chung, các cơ quan này được trao quyền lực nhà nước, mang tính pháp lý, cụ thể:

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

  • Kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

  • Thực hiện các biện pháp giáo dục, khen thưởng, kỷ luật và cưỡng chế khi cần trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước.

Thẩm quyền của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước trải dài trên nhiều lĩnh vực, vừa có tính chất lãnh thổ vừa có tính chất ngành.

Về quy mô hoạt động

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước được coi là có quy mô rộng lớn nhất, bao gồm cả về cơ cấu tổ chức và hoạt động trong xã hội. Điều này được thể hiện thông qua một số điểm như sau:

  • Đối tượng chịu sự chi phối của cơ quan hành chính Nhà nước là toàn bộ xã hội, không loại trừ cá nhân, tổ chức hay lĩnh vực nào.

  • Số lượng nhiệm vụ và chức năng của cơ quan hành chính Nhà nước vô cùng đa dạng, bao quát mọi lĩnh vực và hầu hết các đối tượng trong cả xã hội.

  • Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước phức tạp với nhiều phân hệ, tuy nhiên vẫn đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ.

  • Số lượng nhân sự bao gồm cán bộ, công chức và viên chức trong bộ máy hành chính Nhà nước hiện nay đang chiếm phần lớn trong cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức cả nước.

Về nguồn lực của bộ máy hành chính Nhà nước

  • Đối với nguồn lực về nhân sự: Người làm việc tại các đơn vị, cơ quan hành chính Nhà nước là người thực thi công vụ, có vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ riêng.

  • Đối với nguồn lực về tài chính: Nguồn tài chính để duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính được lấy từ ngân sách Nhà nước, với sự kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán Nhà nước. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sử dụng ngân sách Nhà nước, hiệu quả, minh bạch, tránh tình trạng tiêu cực, lãng phí hay tham nhũng.

Số lượng nhân sự trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước vô cùng lớn
Số lượng nhân sự trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước vô cùng lớn

1.2. Chức năng cơ bản của cơ quan hành chính Nhà nước

Mỗi đơn vị thuộc cơ quan hành chính đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng nhìn chung có thể khái quát bằng 4 chức năng cơ bản sau:

Chức năng chính trị

Nhiệm vụ cơ bản của cơ quan hành chính Nhà nước là thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, đảm bảo mọi hoạt động đều được kiểm soát và có tổ chức.

Chức năng kinh tế

Các cơ quan hành chính Nhà nước cũng tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Các cơ quan này là người đề ra chiến lược, kế hoạch và giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chính sách này để phát triển kinh tế cho từng tỉnh, địa phương.

Chức năng văn hóa

Tương tự, các cơ quan hành chính Nhà nước cũng đưa ra các chiến lược để phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ để có thể nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục.

Chức năng xã hội

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ để thực thi các chính sách quản lý, phát triển các hoạt động liên quan đến phúc lợi xã hội và lợi ích chung, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Các cơ quan hành chính Nhà nước có 4 chức năng cơ bản
Các cơ quan hành chính Nhà nước có 4 chức năng cơ bản

2. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước gồm đơn vị nào?

Hiện nay có nhiều cách để phân chia cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan Nhà nước như phân loại theo chức năng, nhiệm vụ hoặc phân loại theo cấp bậc hành chính - lãnh thổ.

Theo đó nếu phân loại theo cấp bậc hành chính, lãnh thổ, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước sẽ được chia ra thành 2 nhóm chính là các cơ quan hành chính ở trung ương và các cơ quan hành chính ở địa phương.

2.1. Chính phủ

Ở nước ta hiện nay Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước có quyền lực cao nhất. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 94 của Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ 2015.

Theo đó, đây là cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất, đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và thực hiện công tác báo cáo trước Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Về chức năng, như đã chỉ ra ở trên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đều thừa nhận đây là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, thực hiện quyền hành pháp, đặc biệt là trong Hiến pháp 2013.

Về cơ cấu thành viên, Chính phủ có 28 thành viên, bao gồm:

  • Thủ tướng Chính phủ (1 người)

  • Các Phó Thủ tướng Chính phủ (5 người)

  • Các Bộ trưởng (22 người)

  • Các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ bao gồm bộ và các cơ quan ngang bộ.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Chính phủ lãnh đạo hoạt động dựa trên 2 phương diện sau:

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Nghị định và nghị quyết) để đảm bảo thực hiện các bộ luật, luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

  • Đứng đầu và là cấp cao nhất của toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước cả Việt Nam.

Thành viên Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026
Thành viên Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026

Xem thêm: Công chức là gì? Phân biệt giữa cán bộ và công chức rõ nhất

2.2. Cơ quan hành chính cấp Trung ương

Đối với cấp Trung ương, bộ máy hành chính gồm các cơ quan sau:

  • Chính phủ

  • Bộ

  • Cơ quan ngang Bộ

Về các Bộ, tính đến thời điểm hiện tại nước ta có tổng cộng 18 Bộ, bao gồm:

  • Bộ Quốc phòng

  • Bộ Công an

  • Bộ Ngoại giao

  • Bộ Xây dựng

  • Bộ Tư pháp

  • Bộ Tài chính

  • Bộ Công thương

  • Bộ Giao thông Vận tải

  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

  • Bộ Thông tin và Truyền thông

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Bộ Y tế

  • Bộ Nội vụ

  • Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bên cạnh các Bộ là 4 cơ quan ngang Bộ bao gồm:

  • Ủy ban Dân tộc

  • Thanh tra Chính phủ

  • Ngân hàng Nhà nước

  • Văn phòng CHính phủ

Các cơ quan này thực hiện hoạt động, nhiệm vụ riêng trong từng lĩnh vực quan trọng trong phạm vi cả nước.

Trong đó các bộ được phân loại thành 2 nhóm gồm các bộ có chức năng quản lý với lĩnh vực và các bộ có chức năng quản lý đối với ngành.

Mỗi Bộ và cơ quan ngang Bộ sẽ có quy định riêng về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng. Nhìn chung, cơ cấu của Bộ sẽ gồm các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục (nếu có), Tổng cục (nếu có) và đơn vị sự nghiệp công lập.

Sơ đồ thể hiện cơ cấu của Bộ và cơ quan ngang Bộ
Sơ đồ thể hiện cơ cấu của Bộ và cơ quan ngang Bộ

2.3. Cơ quan hành chính cấp địa phương

Các cơ quan hành chính cấp địa phương được gọi chung là Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt UBND), đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân.

Mỗi cấp địa phương sẽ có một cấp UBND, cụ thể như sau:

  • UBND cấp tỉnh.

  • UBND cấp huyện (Cách gọi cho cả UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

  • UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Về cơ cấu tổ chức, UBND các cấp bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Dưới các UBND là các cơ quan chuyên môn, cụ thể:

  • Ở cấp tỉnh: Cơ quan chuyên môn gồm các sở và cơ quan tương đương.

  • Ở cấp huyện: Cơ quan chuyên môn gồm các phòng và cơ quan tương đương.

Ở cấp địa phương, hệ thống cơ quan hành chính bao gồm ủy ban nhân dân các cấp
Ở cấp địa phương, hệ thống cơ quan hành chính bao gồm ủy ban nhân dân các cấp

Xem thêm: Viên chức là gì? Cách tính lương viên chức từ 1/7 có gì mới?

3. Phân biệt cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Mặc dù đơn vị sự nghiệp công lập nằm trong cơ cấu thuộc cơ quan hành chính Nhà nước, có rất nhiều điểm tương đồng nhưng trên thực tế, chức năng và nhiệm vụ của 2 loại cơ quan này là khác nhau. Muốn biết sự khác nhau giữa 2 cơ quan này, cần xem xét dưới 1 số tiêu chí sau:

Tiêu chí so sánh

Cơ quan hành chính Nhà nước

Đơn vị sự nghiệp công lập

Khái niệm

Là một bộ phận trong bộ máy Nhà nước, thực hiện quyền hành pháp, đảm nhiệm các chức năng quản lý Nhà nước và được thành lập theo quy định.

Là tổ chức có thẩm quyền của Nhà nước, có thể là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị xã hội, cung cấp các dịch vụ công và phục vụ quản lý Nhà nước.

Đặc điểm

- Mang tính quyền lực Nhà nước.

- Đại diện cho Nhà nước để thực thi quyền lực.

- Có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (dưới luật).

- Giám sát quá trình thực hiện các văn bản quy phạm do mình ban hành.

- Có thẩm quyền thực hiện một số biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết.

- Không mang tính quyền lực Nhà nước.

- Không có chức năng quản lý Nhà nước.

- Bình đẳng với các cá nhân, tổ chức khác trong việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội.

- Là một trong những bộ phận của cơ quan Nhà nước.

- Cung cấp các dịch vụ công, đồng thời phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước.

- Có tư cách pháp nhân.

Tiêu chí phân loại

- Dựa trên cấp độ thẩm quyền

+ Cơ quan cấp Trung ương

+ Cơ quan cấp địa phương

- Dựa vào hình thức thực hiện quyền lực.

+ Cơ quan quyền lực Nhà nước

+ Cơ quan hành chính Nhà nước

+ Cơ quan tư pháp

- Dựa trên trình tự thành lập

+ Cơ quan hành chính Nhà nước do dân bầu

+ Cơ quan hành chính Nhà nước không do dân bầu

- Dựa trên thẩm quyền

+ Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung

+ Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

- Dựa trên quyền tự chủ
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn

+ Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ hoàn toàn.

- Dựa trên vị trí pháp lý

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Ví dụ

- Bộ Nội vụ

- Bộ Tư pháp

- Ủy ban nhân dân xã

- Ủy ban nhân dân huyện

- Các bệnh viện công lập

- Các trường đại học công lập

Cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều điểm khác nhau
Cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều điểm khác nhau

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực thi các chính sách của Nhà nước, giúp ổn định đời sống xã hội. Biết rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình hoạt động và vận hành của bộ máy Nhà nước.

Bài viết liên quan
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »
5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

Gợi ý 5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 dễ dàng hơn. Trong bối cảnh dân số TPHCM đang tăng nhanh, lượng người đổ về các quận trung tâm ngày một nhiều khiến các khu vực này rơi vào tình trạng quá tải. Điều này tạo cơ hội cho các quận huyện ven thành phố có cơ hội phát triển. Điển hình là lực lượng lao động đổ về quận 12 ngày một gia tăng. Vì thế, việc làm quận 12 trở nên đa dạng hơn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dân.
Xem thêm »
Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, nhu cầu tìm việc làm bao ăn ở ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vậy có những công việc nào bao ăn ở phổ biến hiện nay? Mức lương nhận được là bao nhiêu? Tìm việc làm này cần lưu ý gì? Dưới đây, job3s sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn cùng tham khảo.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat