IQC là gì? Bản mô tả công việc và cơ hội việc làm cho IQC

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Ba, 31/12/2024 07:58:00 +07:00
IQC là gì? IQC được hiểu là nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào. Cụ thể, công việc chính của vị trí này là gì và mức lương có cao không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. IQC là gì?

IQC là gì? IQC là viết tắt của cụm từ Input Quality Control, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu vào. Những người đảm nhiệm vị trí này có nhiệm vụ chính là kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các nguyên liệu, hàng hóa đầu vào phải đạt yêu cầu trước khi chính thức đưa vào sản xuất thành phẩm.

IQC là gì? Bạn đã biết về công việc thú vị này
IQC là gì? Bạn đã biết về công việc thú vị này

Đây là vị trí vô cùng quan trọng bởi kết quả công việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành, sản xuất và chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. IQC thực hiện việc kiểm soát chất lượng hàng hóa ngay từ khâu đầu tiên là kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào để đảm bảo quá trình sản xuất ít bị ảnh hưởng gián đoạn hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp giảm được các khoản chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

IQC cũng là vị trí có ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu thêm IQC là gì.

2. Vai trò của IQC trong doanh nghiệp

Có thể khẳng định, IQC là vị trí vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Đây là những nơi thường có hoạt động động nhập hàng hóa và nguyên vật liệu với khối lượng từ lớn đến rất lớn, đa dạng. Chính vì vậy, việc kiểm tra, rà soát tổng số lượng và đánh giá đảm bảo chất lượng là bước không thể bỏ qua hoặc chỉ làm sơ sài.

Trên thực tế, việc điều hành một quy trình sản xuất không có quy trình kiểm tra chất lượng việc làm vô cùng khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khi những nguyên liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn tham gia vào quá trình sản xuất, có thể mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho toàn bộ dây chuyền, khiến toàn bộ doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn.

Chính vì thế, IQC được xem là vị trí không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn.

3. Bảng mô tả công việc thực tế của IQC là gì?

IQC là gì? Dù hiểu được từ viết tắt này nhưng nhiều người vẫn thắc mắc công việc cụ thể cho những người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc đó thì hãy xem kỹ “Bảng mô tả công việc của IQC” dưới đây.

Nhiệm vụ chính

Mô tả công việc cụ thể

Kiểm tra nguyên liệu, vật tư đầu vào

  • Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các nguyên - vật liệu đầu vào, vật tư chính - phụ,... trước khi chính thức đưa vào quy trình sản xuất.
  • Lập các báo cáo chuyên môn về các chỉ tiêu như: số lượng, yêu cầu chất lượng,...
  • Kịp thời phát hiện các lô nguyên vật liệu, vật tư,... không hoặc chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, …được cấp quyền dừng quá trình sử dụng nguyên liệu, tạm dừng sản xuất và đề xuất/ báo cáo lên cấp trên.

Theo dõi, quan sát quá trình sử dụng và kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình vận hành sản xuất

  • Thường xuyên kiểm tra, rà soát lại nguyên vật liệu, vật tư trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất, đảm bảo duy trì đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
  • Được quyền đình chỉ hoạt động sử dụng nguyên liệu nếu phát hiện có sai sót, chất lượng không đạt yêu cầu và báo cáo lên cấp trên.
  • Tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân gây ra làm xảy ra lỗi vật tư, nguyên liệu; đề xuất các phương án xử lý, khắc phục phục kịp thời.

Phân tích và đánh giá các nhà cung cấp

  • Trực tiếp làm việc, trao đổi với các nhà cung cấp để tiếp nhận thông tin, xử lý các vấn đề và nhanh chóng giải quyết khi có các vấn đề phát sinh
  • Làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để đưa ra các cải tiến mới về chất lượng của nguyên liệu, vật liệu.
  • Kết hợp cùng bộ phận kinh doanh để đưa ra đánh giá về nhà cung cấp.

Một số công việc khác

  • Tham gia vào việc lập các mẫu form cần thiết để phục vụ công việc cho các nhân viên IQC
  • Phối hợp để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, hoạt động sản xuất hàng mẫu.
  • Chủ động trong việc đề xuất, cũng như đưa ra giải pháp để nâng cao hiểu trong quy trình làm việc.
  • Tham gia các cuộc họp của bộ phận, chuyên môn
  • Khi được đề cử tham gia các khóa học, đào nâng để nâng cao nghiệp vụ của bộ phận, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
  • Lưu trữ cẩn thận các sản phẩm, tải liệu và các loại hồ sơ được phân công quản lý.
  • Thực hiện việc làm các báo cáo công việc theo định kỳ, quy định của doanh nghiệp
  • Triển khai các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

4. Yêu cầu kỹ năng cần thiết của IQC

IQC là gì, bạn cần những kỹ năng nào nếu muốn đảm nhận vị trí quan trọng trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất? Dưới đây là một số kỹ năng cần có của một IQC mà ứng viên cần đáp ứng:

IQC là gì, bạn cần những kỹ năng gì để đảm nhiệm công việc này?
IQC là gì, bạn cần những kỹ năng gì để đảm nhiệm công việc này?

4.1. Kỹ năng quản lý

Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người đảm nhận công việc IQC. Đây là kỹ năng giúp nhân viên IQC có thể làm tốt việc kiểm soát và quản lý nguyên vật liệu, các vật tư nhập kho với số lượng lớn, trong khi vẫn phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào.

Nhờ có kỹ năng quản lý, IQC có thể giúp quá trình vận chuyển nguyên liệu diễn ra suôn sẻ hơn. Ngoài ra, kỹ năng này cũng giúp các nhân viên IQC biết cách sắp xếp công việc, cũng như công việc nào cần phải ưu tiên để hoàn thành trước.

4.2. Kỹ năng giám sát và điều hành

IQC phải là người có kỹ năng tốt trong việc giám sát và điều hành. Họ đóng vai trò là người điều phối để đảm bảo luồng vận hành luôn được diễn ra tốt nhất.

4.3. Kỹ năng xử lý khi có vấn đề xảy ra

Luôn tiềm ẩn rủi ro trong cứ môi trường nào, đối với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất sản phẩm hàng hóa, việc xảy ra vấn đề là điều hoàn toàn có thể. Lúc IQC cần phát huy năng lực của mình bằng cách nhanh chóng kiểm soát khi sự việc xảy ra, báo cáo tình hình lên cấp trên và nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết vấn đề

5. Cơ hội việc làm cho IQC

IQC là một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất, nhất là trong lĩnh vực may mặc, giày da, linh kiện điện tử... Vị trí này luôn được các công ty săn đón và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển sự nghiệp. Để làm tốt công việc IQC, bạn cần nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Theo thống kê, mức lương của IQC khá cao, từ 8 - 15 triệu đồng mỗi tháng. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, bạn có thể nhận được mức lương cao hơn. Bên cạnh đó, nhân viên IQC còn được hưởng các khoản phụ cấp, thưởng theo hiệu quả làm việc và sản lượng của công ty. Đây là một mức thu nhập ổn định và hấp dẫn so với các vị trí khác trong các nhà máy, khu công nghiệp.

Nếu còn băn khoăn, bạn có thể tham khảo thêm những lĩnh vực cần tới nhân viên IQC dưới đây:

5.1. Ngành kỹ thuật cơ khí và tự động hóa:

Trong khối ngành kỹ thuật, việc các dụng cụ, thiết bị lắp ráp hay các sản phẩm cơ khí đều yêu cầu độ chính xác cực cao. Từ những nguyên vật liệu bé nhất như ốc vít cũng phải đạt kích thước, chất lượng đúng theo tiêu chuẩn thì máy móc mới có thể được lắp ráp và vận hành theo đúng quy trình.

5.2. Ngành thực phẩm

Để đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, ngành sản xuất chế biến thực phẩm luôn đặt ra nhưng tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc đảm bảo chất lượng. Không chỉ áp dụng đối với các nhà hàng, khách sạn lớn mà ngay cả các quán ăn nhỏ lẻ cũng cần đảm chất lượng nguyên liệu đầu vào để đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

5.3. Ngành nghề dệt may

Vai trò của các IQC trong lĩnh vực dệt may là vô cùng to lớn, công việc của họ là thực hiện việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của các bản mẫu thiết kế, việc dập cắt các mẫu vải, đảm các nguyên liệu vải vóc đúng với chất lượng và yêu cầu của bản thiết kế.

Bạn đã được giải đáp thắc mắc IQC là gì và những cơ hội nghề nghiệp mà vị trí này có thể mang lại cho bạn. Nếu chưa quyết định được hướng đi cho bản thân, bạn có thể thử sức với vị trí này.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat