Manager là gì? Vai trò của Manager như thế nào đối với doanh nghiệp?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 25/12/2024 08:01:00 +07:00
Manager là một chức danh khá phổ biến tại hầu hết các doanh nghiệp. Vậy Manager là gì? Vai trò của Manager trong doanh nghiệp như thế nào. Để trở thành 1 Manager giỏi cần trang bị những kỹ năng cần thiết nào? Cùng lắng nghe chuyên gia của job3s.vn chia sẻ chi tiết trong bài viết sau.

1. Manager là gì?

Manager có thể hiểu đơn giản là người quản lý, là người đứng đầu một nhóm, bộ phận. Nhiệm vụ chính của họ là lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Một trong những trách nhiệm quan trọng của Manager là quản lý và đào tạo nhân viên dưới quyền, nhằm đảm bảo sự suôn sẻ và hiệu quả của hoạt động tổ chức hoặc nhóm.

Công việc của Manager có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô tổ chức và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính chất và khối lượng công việc sẽ được phân công bởi ban giám đốc và Manager sẽ thường báo cáo trực tiếp cho cấp trên của mình.

Manager là gì? Vai trò của Manager trong doanh nghiệp
Manager là người quản lý, là người đứng đầu một nhóm, bộ phận

2. Các cấp bậc của Manager trong doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn Manager là gì bạn cũng cần biết được các cấp bậc, vai trò quản lý, quyền hạn cụ thể của họ:

Top Manager: Top Manager là quản lý cấp cao nhất, có nhiệm vụ hoạch định, giúp xây dựng chiến lược phát triển của công ty. Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng, và có khả năng đưa ra những quyết định quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển.

Functional Manager: Functional Manager là những người chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong công ty. Ví dụ: marketing, tuyển dụng, nhân sự hay tài chính. Họ là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình, có khả năng quản lý và điều hành các hoạt động của phòng ban mình phụ trách.

Team Manager/Supervisory: Team Manager/Supervisory Manager là những người quản lý đội, nhóm hoặc một bộ phận nào đó cụ thể. Họ là những người có khả năng lãnh đạo, phân công công việc và giám sát, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

Line Manager: Line Manager là người quản lý trực tiếp các nhân viên. Công việc của họ là hướng dẫn nhân viên mới, quản lý, theo sát các hoạt động của phòng, ban mình để hoàn thành các mục tiêu đã đăng ký với cấp cao hơn.

Các cấp bậc của Manager trong doanh nghiệp
Top Manager là quản lý cấp cao nhất trong doanh nghiệp

3. Vai trò của Manager trong doanh nghiệp

Tìm hiểu vai trò của người quản lý sẽ giúp bạn hiểu hơn về Manager là gì? Mỗi công ty sẽ có cách thưc hoạt động khác nhau, nên nhiệm vụ của họ sẽ có đôi chút khác biệt, nhưng đa phần họ sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:

3.1. Dẫn dắt đội nhóm

Manager là người chịu trách nhiệm lãnh đạo một bộ phận chuyên môn. Vì thế vai trò của họ là dẫn dắt đội nhóm của mình thực hiện và hoàn thành công việc để ra để đạt hiệu quả tốt nhất. Muốn vậy, Manager cần:

  • Là người tạo động lực làm việc cũng như truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm.
  • Xây dựng môi trường làm việc tích cực.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các nhân viên.

3.2. Đào tạo nhân viên

Rất nhiều người thắc mắc Manager là gì? Họ có phải đào tạo nhân viên không? Câu trả lời là có, ngoài dẫn dắt đội nhóm những người quản lý còn hỗ trợ nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo nhân viên có đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc.

Đồng thời, người quản lý cũng là người giúp nhân viên tăng sự chuyên nghiệp, khả năng thích nghi với các thay đổi trong công ty. Ngoài ra, việc đầu tư vào nhân viên sẽ giúp tổ chức giữ chân nhân viên giỏi và nâng cao hiệu suất của công việc.

3.3. Đưa ra quyết định

Manager là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho bộ phận mà họ quản lý. Trong công việc, sẽ có những trường hợp bất ngờ cần đưa ra quyết định ngay lập tức, do đó Manager cần:

  • Xác định được mục tiêu
  • Thu thập thông tin, phân tích công việc, đánh giá và đưa ra lựa chọn chính xác.
  • Đưa ra quyết định phù hợp với tình huống và hoàn cảnh.

3.4. Quản lý xung đột

Một trong những vai trò của Manager trong doanh nghiệp không chỉ là người đưa ra quyết định, Manager còn là người giải quyết các xung đột khi cần thiết. Việc này nhằm đảm bảo sự hài hòa và ổn định trong công ty, cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên và các bên liên quan, điều này sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3.5. Đánh giá và tối ưu hiệu suất công việc

Manager sẽ là người đánh giá và tối ưu hiệu suất cho nhân viên thuộc bộ phận mà họ quản lý. Ngoài ra họ phải đánh giá hiệu suất nhân viên từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên, để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc.

3.6. Kiểm tra, giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới

Một trong những vai trò của Manager là giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một Manager. Manager cần theo sát nhân viên đảm bảo họ hoàn thành công việc hiệu quả.

3.7. Xử lý các vấn đề xảy ra

Trong quá trình thực hiện công việc, có thể phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến. Vì vậy Manager cần thưởng xuyên giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện vấn đề. Khi đã nhận diện được vấn đề, manager cần bình tĩnh phân tích để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Vai trò của Manager trong doanh nghiệp
Manager còn có vai trò đào tạo nhân viên

4. Kỹ năng cần thiết để trở thành một Manager giỏi

Manager là người lãnh đạo của một bộ phận, chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận đó. Để hiểu thêm về Manager là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về những phẩm chất cần có của quản lý dưới đây:

4.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ ai, đặc biệt là đối với một Manager. Manager cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhân viên, cấp trên, khách hàng và các đối tác.

4.2. Công bằng và tôn trọng người khác

Ngoài câu hỏi Manager là gì hiểu được phẩm chất cần có để trở thành Manager cũng rất quan trọng. Họ cần thể hiện sự công bằng trong mọi quyết định, không thiên vị bất kỳ ai.

Đặc biệt Mannager cũng cần tôn trọng ý kiến của nhân viên, lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn, tâm tư của họ. Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ có động lực làm việc và cống hiến hết mình cho công ty.

4.3. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

Manager cần duy trì mối quan hệ, sự hợp tác tốt đẹp giữa công ty với các đối tác, khách hàng, đồng thời họ cũng đóng vai trò là mối liên kết giữa khách hàng, nhân viên với ban lãnh đạo.

Ngoài ra, mạng lưới mối quan hệ cũng giúp Manager có thể học hỏi và phát triển bản thân, từ các chuyên gia và đồng nghiệp trong lĩnh vực của mình. Do đó, việc xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ là một yếu tố quan trọng giúp Manager hoạt động tốt hơn.

4.4. Kỹ năng lãnh đạo

Không chỉ quan tâm đến Manager là gì, mếu muốn trở thành Manager bạn cần phải có kỹ năng lãnh đạo là khả năng dẫn dắt, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả. Manager cần có khả năng truyền đạt tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức đến nhân viên, tạo động lực cho họ hoàn thành công việc.

4.5. Có tầm nhìn

Tầm nhìn là khả năng nhìn xa trông rộng, dự đoán được những thay đổi trong tương lai. Manager cần có tầm nhìn để có thể định hướng cho bộ phận của mình phát triển đúng hướng. Họ cũng cần có tầm nhìn để có thể xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.

4.6. Biết cách quan sát và học hỏi

Manager cần có khả năng quan sát để nhận diện được những nhân sự tài năng, những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên. Từ đó, họ có thể phân công công việc hợp lý, thúc đẩy sự hợp tác trong công việc của nhân viên. Manager cũng cần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân.

4.7. Chịu được áp lực công việc

Manager là gì? Tại sao nghề này phải chịu được áp lực công việc? Manager phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận, đồng thời phải giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Vì vậy, Manager cần có khả năng chịu đựng áp lực, bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Kỹ năng cần thiết để trở thành một Manager giỏi
Manager giỏi cần biết cách Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

5. Mức lương của Manager là bao nhiêu?

Ngoài câu hỏi Manager là gì? rất nhiều người cũng quan tâm đến mức lương quản lý bao nhiêu? Do đặc thù công việc khá căng thẳng và đòi hỏi trách nhiệm nặng nề, một số công ty vị trí này có thể cần đi công tác, làm thêm giờ...

Tuy nhiên mức lương của quản lý còn phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô công ty, kinh nghiệm công tác. Một số ngành nghề như công nghệ, tài chính, bất động sản sẽ có mức lương cao hơn so với các ngành nghề khác.

Vị trí

Mức lương trung bình

Quản lý dự án

20 – 30 triệu đồng/tháng

Trưởng phòng kinh doanh

25 - 40 triệu đồng/tháng

Trưởng phòng marketing

25 - 40 triệu đồng/tháng

Trưởng phòng nhân sự

20 - 30 triệu đồng/tháng

Giám đốc điều hành

50 - 100 triệu đồng/tháng

Lưu ý: Nếu bạn muốn có mức lương cao hơn, Manager cần có những phẩm chất và kỹ năng tốt và không ngừng học hỏi và phát triển bản thân.

6. Tìm việc Manager thu nhập tốt ở đâu?

Nếu bạn đã hiểu hơn về Manager là gì, cũng như vai trò của Manager trong doanh nghiệp, bạn muốn thử sức ở vị trí này có thể tham khảo công việc ở các kênh sau:

Website tuyển dụng: Bạn có thể tham khảo công việc tại job3s.vn. Trang web của chúng tôi tập trung rất nhiều thông tin tuyển dụng từ các công ty, doanh nghiệp uy tín. Ngoài mức thu nhập bạn còn có thể tìm hiểu về thông tin công ty, chế độ đãi ngộ...

Hội nhóm tuyển dụng: Bạn cũng có thể tham khảo thông tin tuyển dụng trên các hội nhóm ở facebook, tuy nhiên bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng, tránh lừa đảo vì những thông tin trên đây chưa được xác thực.

Việc giải quyết được câu hỏi Manager là gì? Vai trò của Manager trong doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn vạch ra mục tiêu rõ ràng, từ đó trau dồi, kiến thức kỹ năng phù hợp cho bản thân để thăng tiến lên vị trí cao với mức lương hấp dẫn.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat