[Tải Ngay] Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Hay, Chuẩn & Mới Nhất Năm 2024

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 27/12/2024 11:21:00 +07:00
Đơn xin nghỉ việc là mẫu văn bản chuẩn được sử dụng để hoàn tất thủ tục xin thôi việc. Vì vậy hiểu rõ những mẫu đơn xin nghỉ việc, cách viết đơn xin nghỉ việc là rất quan trọng trong quá trình thôi việc. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những mẫu đơn xin nghỉ việc cùng cách viết sao cho đúng chuẩn, hợp tình và hợp lý nhất.

1. [Tải Ngay] Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Phổ Biến & Chuẩn nhất hiện nay

Đơn xin nghỉ việc là gì? Đây là mẫu đơn được người lao động soạn, gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp họ đang công tác với mục đích muốn nghỉ việc. Đơn xin nghỉ việc luôn là quyền lợi của mỗi nhân viên, bước đầu tiên khi bạn muốn chấm dứt quan hệ lao động với tổ chức.

Về đơn xin nghỉ việc, bạn có thể viết tay hay đánh máy đều được. Tuy nhiên các mẫu đơn xin nghỉ việc chắc chắn phải là văn bản vật lý truyền thống. Ngoài ra các mẫu đơn xin nghỉ việc cũng cần được trình bày chuẩn, đầy đủ các mục, bạn chỉ cần điền và điều chỉnh 1 số thông tin là có thể sử dụng.

1.1. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 1

Mẫu đơn xin nghỉ, thôi việc số 1
Mẫu đơn xin nghỉ, thôi việc số 1

1.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 2

Mẫu đơn xin thôi việc chuẩn số 2
Mẫu đơn xin thôi việc chuẩn số 2

1.3. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 3

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3

1.4. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 4

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 4
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 4

1.5. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 5

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 5
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 5

1.6. Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 6

Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 6
Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn số 6

1.7. Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh/ song ngữ

Đối với những bạn công tác tại các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia sử dụng tiếng Anh chủ yếu thì viết đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh là điều bắt buộc. Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh có tên gọi là Letter of resignation, Farewell Letter, Goodbye Letter. Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh dưới đây.

Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh

Sau khi hoàn tất đơn xin nghỉ việc, người lao động cần hoàn thành thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm nơi mình sống, đảm bảo quyền lợi cho chính mình. Nếu bạn đã hoàn tất thủ tục nghỉ việc, đang muốn tìm công việc mới phù hợp hơn thì có thể tham khảo tại website job3s.vn - nền tảng tìm kiếm việc làm ứng dụng công nghệ AI hàng đầu thế giới.

2. Hướng dẫn CHI TIẾT cách viết đơn xin nghỉ việc đúng chuẩn

Bên cạnh những mẫu đơn xin nghỉ việc trên, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách viết đơn xin thôi việc chuẩn dưới đây.

2.1. Cấu trúc đơn xin nghỉ/ thôi việc

Một tờ đơn xin nghỉ/ thôi việc chuẩn, chuyên nghiệp cần thể hiện đầy đủ nội dung và tránh việc bộc lộ cảm xúc tiêu cực. Về chi tiết viết đơn xin thôi việc, hãy tham khảo chi tiết cấu trúc dưới đây:

1. Phần mở đầu đơn xin nghỉ việc bắt buộc có Quốc hiệu và Quốc ngữ:

  • Quốc hiệu: ghi trên văn bản là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.

  • Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm t

    có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

  • Cuối cùng là tên của văn bản ghi “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.

Phần mở đầu của đơn xin nghỉ việc
Phần mở đầu của đơn xin nghỉ việc

2. Phần giữa là nội dung chính của đơn xin nghỉ việc. Khi viết nội dung của đơn xin nghỉ việc, bạn cần trình bày đầy đủ nội dung theo thứ tự sau:

  • Nơi người nhận đơn: ghi các bộ phận/người có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc;

  • Thông tin bản thân: ghi “Tên tôi là… tuổi... chức vụ... bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Tùy thuộc theo yêu cầu từng đơn vị mà ghi mức độ chi tiết về thông tin;

  • Trình bày nội dung nguyện vọng xin nghỉ việc và ghi rõ lý do ngắn gọn;

  • Ghi rõ thời gian bàn giao công việc cùng thời gian mong muốn được nghỉ việc;

  • Ghi bàn giao công việc cho ai/ làm chức vụ gì;

  • Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao;

  • Lời cam kết về thông tin ghi trên là sự thật và được thực hiện;

  • Lời cảm ơn cùng mong muốn đạt được nguyện vọng.

Tuỳ vào tình hình mà các nội dung trong đơn xin nghỉ việc có thể tuỳ biến hoặc đơn giản hoá. Tuy nhiên phần thời gian xin nghỉ và lý do xin nghỉ bắt buộc phải có, ghi đơn giản và cụ thể.

Phần nội dung của đơn xin nghỉ việc
Phần nội dung của đơn xin nghỉ việc

3. Phần kết của đơn xin nghỉ việc là mục ký, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận duyệt đơn cùng mục ghi ý kiến.

Bạn cần nhớ tuyệt đối không đưa ra những lời phàn nàn, nhân xét tiêu cực về công việc hoặc đồng nghiệp. Hãy giữ thái độ tích cực cùng làm việc chuyên nghiệp trong thời gian cuối cùng làm việc tại công ty.

Phần kết của đơn xin nghỉ việc
Phần kết của đơn xin nghỉ việc

2.2. Ưu điểm, nhược điểm khi dùng đơn xin nghỉ việc viết tay và đánh máy

Đơn xin nghỉ việc có thể được viết bằng tay hoặc đánh máy. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà bạn có thể cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp.

Đơn xin nghỉ việc viết tay

Đơn xin nghỉ việc đánh máy

Ưu điểm

  • Phản ánh được tính cách của người viết, thể hiện sự gần gũi

  • Dễ dàng kiểm tra lỗi nội dung

  • Phù hợp cho những người chữ đẹp

  • Hình thức đẹp mắt, định dạng chuẩn và chuyên nghiệp

  • Dễ chỉnh sửa

  • Tránh sai sót chính tả, lỗi phông chữ

  • Thể hiện được kỹ năng tin học văn phòng của người làm đơn

  • Phù hợp cho cả những người chữ xấu

Nhược điểm

  • Mất nhiều thời gian và công sức

  • Thiếu hiện đại

  • Nếu chữ xấu có thể gây ấn tượng không tốt

  • Khó khăn nếu yếu kỹ năng tin học văn phòng, thiếu thiết bị đánh máy

  • Không phản ánh được tính cách của người làm đơn bằng viết tay

Hiện nay với việc phần đa các công ty, doanh nghiệp đều sử dụng văn bản đánh máy để thể hiện tính chuyên nghiệp, dễ đọc thì bạn nên lựa chọn cách viết đơn xin việc bằng đánh máy.

2.3.Lưu ý cơ bản khi viết đơn xin nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn cần đảm bảo một số quy tắc cơ bản để thể hiện mình là người chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Đây là một trong những văn bản hành chính vì vậy cần tuân thủ văn phong của một văn bản hành chính sử dụng ngôn ngữ lịch sự trang trọng.

Một số lưu ý cơ bản khi viết đơn xin nghỉ việc
Một số lưu ý cơ bản khi viết đơn xin nghỉ việc

Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự

Bạn nên sử dụng nhân xưng “tôi” để đảm bảo tính lịch sự, trang trọng nhất cho lá đơn. Hoặc bạn có thể sử dụng đại từ “em” sẽ thể hiện tính thân mật, gần gũi hơn nhưng vẫn đủ nghiêm túc.

Viết đầy đủ các mục chính

Để đảm bảo đơn xin nghỉ việc đúng, chuyên nghiệp hãy chắc chắn bạn đã viết đủ những đầu mục đã nêu trên

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp

Trước khi nộp đơn, bạn nên kiểm tra một lượt các lỗi ngữ pháp, chính tả. Để thuận tiện bạn có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra online, hoặc đơn giản hơn bật chế độ check chính tả ở phần mềm Word.

Căn chỉnh, định dạng font chữ đồng nhất, rõ nhìn

Những văn bản mang tính chất hành chính thường sử dụng khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14, dãn cách dòng 1.15, khoảng cách đoạn với nhau là 6pt. Căn lề trên, dưới, trái, phải lần lượt là 20 – 25mm ; 20 – 25mm ; 30 – 35 mm ; 15 – 20 mm

Bố cục rõ ràng, mạch lạc

Sự mạch lạc, rõ ràng trong văn bản phản ánh tư duy của mỗi người. Một bố cục chặt chẽ giúp bạn hạn chế lặp ý, lặp từ đồng thời tiết kiệm thời gian.

3. Hướng dẫn viết email farewell đơn xin nghỉ việc chuẩn

Ngoài đơn xin nghỉ việc, bạn cũng cần học cách viết email xin nghỉ việc sao cho chuẩn. Với định dạng email sẽ sử dụng cho những bạn làm việc tại doanh nghiệp, công ty làm online, work from home.

3.1. Lý do bạn nên viết email xin nghỉ việc

Email là hình thức trao đổi thông tin chính thức và trang trọng trong môi trường công sở. Một email xin nghỉ việc có thể coi là một thông báo chính thức với lãnh đạo và các bộ phận liên quan về việc bạn sẽ rời công ty trong thời gian tới. Vì vậy khi đã quyết định nghỉ, bạn nên viết email xin nghỉ việc một cách ngăn gọn, chuyên nghiệp và xúc tích nhất có thể.

Email là hình thức trao đổi thông tin chuyên nghiệp phù hợp cho đơn xin nghỉ việc
Email là hình thức trao đổi thông tin chuyên nghiệp phù hợp cho đơn xin nghỉ việc

3.2. Hướng dẫn chi tiết viết email xin nghỉ việc

Bạn có thể tham khảo chi tiết email đơn xin nghỉ việc dưới đây. Nội dung chính sẽ bao gồm tiêu đề email, phần mở đầu, lý do xin nghỉ, thông báo thời gian nghỉ, báo cáo tình công việc hiện tại cùng lời cảm ơn. Mặc dù ngắn gọn nhưng cần đảm bảo đủ những nội dung trên.

1. Đặt tiêu đề cho email

Tiêu đề cần được viết rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn không nên sử dụng những từ ngữ chung chung, dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề. Ngoài ra còn cần thể hiện sự tôn trọng với người nhận mail và chuyên nghiệp của bản thân.

Cấu trúc của tiêu đề cho email là: [Họ tên] - Đơn xin nghỉ việc. Bạn cần thêm cả chức vụ hiện tại của bản thân nhưng không bắt buộc. Một số ví dụ cho tiêu đề email đơn xin nghỉ việc:

  • Nguyễn Ngọc Ánh - Đơn xin nghỉ việc nhân viên Marketing

  • Thư xin nghỉ việc của Nguyễn Ngọc Ánh - Nhân viên Marketing

  • Kính gửi: Anh/Chị [ Tên người nhận] - Đơn xin nghỉ việc của Nguyễn Ngọc Ánh.

2. Phần mở đầu email xin nghỉ việc

Phần mở đầu bao gồm tên người nhận/nơi nhận thư xin nghỉ việc. Thư xin nghỉ việc sẽ gửi đến người quản lý trực tiếp, ban lãnh đạo, phòng nhân sự, giám đốc,... Cấu trúc:

Kính gửi anh/chị [Họ tên người nhận]

Em/Tôi gửi email này để chính thức thông báo về việc em/tôi sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [ chức danh công việc của bạn].

Ví dụ:

  • Kính gửi phòng nhân sự,

Tôi gửi email này để chính thức thông báo về việc tôi sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí nhân viên Marketing.

3. Lý do xin nghỉ việc

Lý do xin nghỉ việc là thông tin thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của bạn. Lý do giúp bạn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng với công ty và cấp trên, giải thích rõ tại sao bạn muốn chấm dứt làm việc.

Đưa ra chính xác lý do xin nghỉ việc cũng để người nhận đơn có phương án giải quyết và xoay xở. Ví dụ:

  • Nếu bạn gặp vấn đề khoảng cách đi làm, họ có thể nghĩ phương án giải quyết bằng cách tạo điều kiện cho bạn thoải mái thời gian hơn.

  • Nếu bạn gặp vấn đề về lương thưởng, họ có thể cân nhắc tăng lương để giữ chân bạn lại.

Nhìn chung hãy lựa chọn những lý do tích cực, khách quan và hợp lý, chủ yếu là bản thân hay công việc. Tuyệt đối không lựa chọn lý do mang tính tiêu cực và chủ quan, những lý do chung chung không rõ ràng, không có căn cứ cũng cần phải tránh.

4. Thông báo về thời gian nghỉ việc

Trong email xin nghỉ việc, bạn cần nêu rõ thời gian dự kiến định nghỉ để người quản lý/ bộ phận nhân sự sắp xếp công việc, xoay xở và tìm người thay thế phù hợp.

Về thời gian thế nào cho phù hợp thì hãy tham khảo tại Bộ luật lao động:

  • Người lao động cần báo trước ít nhất 3 ngày với hợp đồng lao động dưới 12 tháng

  • Báo trước ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm

  • Báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động vô thời hạn, trừ một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc thời gian hỗ trợ đồng nghiệp được bàn giao công việc trước khi nghỉ nếu quá phức tạp.

5. Báo cáo tình hình công việc hiện tại

Khi quyết định nghỉ việc, bạn sẽ bỏ dở những công việc của mình còn đang dang dở. Vì vậy hãy báo cáo chi tiết tình hình trong email để quản lý nắm bắt tình hình công việc. Từ đó giúp họ chọn người bàn giao dễ dàng hơn.

Nếu được, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành những công việc còn dang dở khi tại chức. Hoặc giữ liên lạc với đồng nghiệp được bàn giao để nếu có khó khăn thì có thể hỗ trợ họ. Điều này giúp thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc chuyên nghiệp, sự nhiệt tình với đồng nghiệp.

6. Lời chào và cảm ơn đến công ty

Và cuối cùng trong email đơn xin nghỉ việc không thể thiếu lời cảm ơn. Bạn có thể kết thúc email xin nghỉ việc ngắn gọn bằng một lời chúc gửi đến công ty, và ký tên bên dưới như những email thông thường.

3.3. Một số lưu ý để viết email xin nghỉ việc chuẩn

Để email đơn xin nghỉ việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, dễ dàng được cấp trên chấp thuận hơn thì hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Không đưa cảm xúc bất mãn vào email xin nghỉ việc, không chỉ trích và phê phán. Dù sao quá trình làm việc cũng ít nhất mang đến cho bạn những kinh nghiệm. Do đó để thể hiện mình là nhân viên chuyên nghiệp thì nên dùng ngôn từ nhã nhặn, khách quan để thông báo mình muốn ngừng công việc hiện tại.

  • Luôn luôn rà soát lại lỗi chính tả, lỗi văn bản email cơ bản để chắc chắn mình là người chỉn chu, chuyên nghiệp.

Những lưu ý khi viết email farewell xin nghỉ việc
Những lưu ý khi viết email farewell xin nghỉ việc

4. Tải mẫu hủy đơn xin nghỉ việc

Nhiều bạn khi gửi đơn xin nghỉ việc và có vấn đề phát sinh nào đó muốn rút lại. Vậy có rút lại đơn xin nghỉ được không? Chắc chắn là được. Bạn có thể sử dụng đơn xin rút lại đơn thôi việc.

Đây là văn bản do cá nhân (người lao động) gửi tới chủ thể có thẩm quyền (người sử dụng lao động) nhằm xin phép được rút lại đơn thôi việc mà người lao động trước đó đã gửi nhưng chưa được phê duyệt về việc cho phép thôi việc.

Đơn xin rút lại đơn thôi việc là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân muốn được tiếp tục làm việc, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét việc có nên cho phép cá nhân tiếp tục làm việc hay không.

Mẫu đơn xin rút lại đơn nghỉ việc
Mẫu đơn xin rút lại đơn nghỉ việc

5. Điều gì khiến bạn ra quyết định xin nghỉ việc?

Xin nghỉ việc là quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của bạn. Việc xác định rõ lý do bản thân quyết định xin nghỉ không chỉ giúp bạn đỡ mông lung, mất phương hướng mà còn định rõ được con đường sự nghiệp tốt hơn. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn nghĩ không phải bởi lý do cảm xúc nhất thời hay những khúc mắc có thể giải quyết với công ty.

Những lý do sau đây sẽ giúp bạn nghỉ việc mà không phải hối hận sau này:

  • Bạn có những định hướng riêng trong tương lai như kinh doanh riêng, đi học lên cao hơn,...

  • Bạn có lời mời từ công ty tốt hơn gồm lương thưởng, chế độ, môi trường làm việc

  • Những khúc mắc của bạn không thể giải quyết với công ty

  • Nghỉ việc vì không phù hợp với công việc hiện tại

Tại sao bạn lại xin nghỉ việc?
Tại sao bạn lại xin nghỉ việc?

6. Những lý do ‘khéo léo & thuyết phục’ giúp bạn xin nghỉ việc thành công

Khi viết đơn xin nghỉ việc, khó khăn nhất là nghĩ ra lý do xin nghỉ việc. Việc nêu lý do xin nghỉ việc như thế nào để cấp trên không mất lòng, vẫn giữ được hình ảnh bản thân đến lúc nghỉ thì hãy tham khảo ngay dưới đây.

6.1. Nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình

Lý do xin nghỉ việc dễ được cảm thông nhất là hoàn cảnh gia đình. Những lý do về hoàn cảnh gia đình luôn được các công ty, cấp trên chấp thuận như về quê chăm nom bố mẹ, gia đình có người ốm đau cần người chăm sóc hay nhà có việc quan trọng còn người phụ.

Nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình
Nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình

Dưới đây là ví dụ lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình:

Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi đã được tạo điều kiện tốt nhất trong công việc để phát triển kỹ năng, kinh nghiệm bản thân. Tôi rất cảm kích sự hỗ trợ của công ty cùng các đồng nghiệp. Tuy nhiên, vì lý do gia đình, bố mẹ tôi ở quê đang gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe và cần sự chăm sóc thường xuyên.

Tôi đã cố gắng để sắp xếp cân bằng công việc và chăm sóc người thân nhưng không thể. Vì vậy tôi xin nghỉ việc để trở về quê chăm sóc cho bố mẹ. Hy vọng công ty sẽ chấp nhận đơn xin nghỉ việc của tôi và tạo điều kiện cho tôi có thể bàn giao công việc trọn vẹn.

6.2. Nghỉ việc với lý do thay đổi nơi ở

Lý do đơn giản có thể là bạn cần phải thay đổi nơi ở, hiện bạn phải ở quá xa chỗ làm và di chuyển vất vả hơn. Có thể là sang thành phố khác, về quê sống cũng là lý do hợp lý.

Ví dụ lý do nghỉ việc vì thay đổi nơi ở:

Theo kế hoạch gia đình, tôi phải chuyển tới thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống. Mà công ty chỉ có trụ sở tại Hà Nội nên tôi không thể sắp xếp tiếp tục làm việc tại công ty. Mặc dù tôi rất trân trọng cơ hội phát triển mà công ty đem đến trong thời gian làm việc ở đây, nhưng vì lý do trên, tôi không thể tiếp tục làm việc tại đây.

Tôi rất tiếc khi phải thông báo xin nghỉ việc, mong Ban Giám Đốc thông cảm và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi. Kính chúc công ty sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn!

6.3. Nghỉ việc vì không phù hợp với công việc hiện tại

Sau một thời gian đảm nhận công việc hiện tại, bạn cảm thấy mình không còn đam mê, tố chất để đáp ứng những yêu cầu công việc đưa ra, bạn có thể xin nghỉ. Để cho hợp lý hơn, bạn có thể thêm lý do là muốn thử sức với một công việc, lĩnh vực khác.

Ví dụ cho đơn xin nghỉ việc vì không phù hợp với công việc hiện tại:

Sau khi trải qua 1 thời gian làm việc tại công ty, tôi đã được tạo cơ hội phát triển và trau dồi kinh nghiệm bản thân. Tuy nhiên hiện tôi cảm thấy mình đã không phù hợp với công việc hiện tại, khả năng và đam mê của tôi cho công việc không còn. Và tôi tin rằng, công việc cần phải phù hợp đam mê mỗi cá nhân để đạt được thành công, hài lòng.

Tôi muốn cảm ơn sự hỗ trợ và cơ hội mà công ty đã trao cho tôi trong suốt thời gian làm việc tại đây. Tuy nhiên, vì lý do trên, tôi không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Tôi cam kết sẽ hoàn thành tốt công việc còn sót lại, bàn giao đầy đủ cho công ty. Hy vọng công ty có thể cảm thông và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi.

6.4. Nghỉ việc vì lý do sức khoẻ

Lý do sức khoẻ luôn được chấp thuận bởi đây là yếu tố quan trọng giúp đạt được thành công trong công việc. Nếu bạn muốn chọn lý do cho đơn xin nghỉ việc thì có thể sử dụng lý do sức khoẻ đi xuống hay đang mắc bệnh nào đó mà không thể đáp ứng được cho công việc nữa.

Nghỉ việc bởi lý do sức khoẻ
Nghỉ việc bởi lý do sức khoẻ

Ví dụ cho đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khoẻ:

Sau khi trải qua thời gian làm việc tại công ty, tôi đã được hỗ trợ và tạo điều kiện rất nhiều để làm việc, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, do sức khoẻ của tôi hiện đang đi xuống rất nhiều và không thể duy trì đáp ứng được những yêu cầu công việc công ty đưa ra nữa. Với tôi sức khoẻ rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất công việc.

Vì vậy để không ảnh hưởng đến công việc của công ty, tôi không thể tiếp tục công tác tại công ty nữa. Hy vọng công ty có thể cảm thông và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi.

6.5. Nghỉ việc vì dự định đi học

Mong muốn được tích lũy thêm nhiều kiến thức phục vụ công việc nên bạn quyết định nghỉ việc để đi học tiếp? Đây là lý do dễ được duyệt nhất. Nhiều trường hợp Sếp sẽ dễ thông cảm và có thể đề xuất bạn quay lại làm việc sau khi kết thúc chương trình học.

Ví dụ cho đơn xin nghỉ việc vì lý do dự định đi học:

Tôi muốn xin tạm dừng công tác tại công ty từ [ ngày dự kiến] để theo học chương trình Thạc sỹ nâng cao cho lĩnh vực, chuyên môn của tôi. Tôi cảm ơn công ty đã tạo điều kiện rất nhiều để tôi có thể nâng cao năng lực, kinh nghiệm bản thân nhưng tôi cần phải đi học chương trình nâng cao hơn để phát triển sự nghiệp tốt nhất. Hy vọng Ban Giám Đốc có thể cảm thông và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi.

7. Cân nhắc yếu tố khi xin nghỉ việc ở công ty

Trước khi xin nghỉ việc ở công ty, hãy chắc chắn rằng bạn cân nhắc đến những yếu tố sau để ít nhất là không hối hận về quyết định của mình. Hãy xem xét những yếu tố mà chúng tôi muốn các bạn phân tích dưới đây.

7.1. Tình hình thị trường việc làm năm 2024 sẽ ra sao, có nhiều cơ hội không?

Trước khi ra quyết định nghỉ việc, chúng tôi muốn bạn hiểu thêm về tình hình thị trường việc làm năm 2024. Triển vọng thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp toàn cầu đều sẽ trở lên tồi tệ hơn. Điều này dẫn đến vào năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng từ 5,1% vào năm 2023 lên 5,2%, đồng nghĩa với sẽ có thêm 2 triệu người lao động tìm kiếm việc làm.

Báo cáo cũng cảnh báo, sự bất bình đẳng về thu nhập cũng ngày càng gia tăng. Thu nhập khả dụng đã giảm ở phần lớn các nước G20 do mức tăng lương không theo kịp lạm phát. Và nhìn chung sự xói mòn mức sống do lạm phát khó có thể được bù đắp nhanh chóng.

Vì vậy nếu bạn quyết định nghỉ việc trong thời gian tới, việc tìm kiếm 1 công việc đúng với mong muốn bản thân sẽ không phải điều dễ dàng.

Tình hình thị trường việc làm năm 2024
Tình hình thị trường việc làm năm 2024

7.2. Kinh nghiệm, năng lực của bạn

Trước khi ra quyết định nghỉ việc hãy chú ý đến kinh nghiệm và năng lực của bạn. Nếu bạn có năng lực tốt, hoàn thành những nhiệm vụ được giao ở mức ổn trở lên cùng kinh nghiệm xử lý tình huống thì chắc chắn bạn không phải lo về vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên nếu thời gian làm việc của bạn chưa lâu, kinh nghiệm chưa được trau dồi nhiều thì nghỉ việc sẽ rất khó khăn để tìm công việc tốt hơn.

7.3. Cơ hội việc làm cho bạn cao không?

Sau khi đã xem xét tình hình thị trường việc làm 2024 cùng kinh nghiệm, năng lực của bạn, bạn có thể tự đánh giá cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn. Dưới đây là 2 hướng đánh giá bạn có thể dựa vào:

  • Bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm cùng kỹ năng, kiến thức chuyên môn cao thì chắc chắn bất kỳ công ty nào cũng đón nhận bạn với mức lương cùng đãi ngộ tốt.

  • Nếu bạn là một người ít kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn chưa đủ sâu thì có lễ nên chậm lại 1 nhịp. Bạn có thể tiếp tục công việc hiện tại để trau dồi thêm, khi đã đạt được thành tựu và lên 1 vị trí nhất định thì nghỉ việc, tìm kiếm công việc mới cũng chưa muộn. Lúc này bạn mới có thể tìm được công việc đúng với mong muốn bản thân.

 Đánh giá cơ hội có việc làm của bản thân
Đánh giá cơ hội có việc làm của bản thân

Xem Thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Không Lương Chuẩn Theo Quy Định

8. Phân biệt Đơn xin nghỉ phép, Đơn xin nghỉ việc/thôi việc, Đơn xin việc

Chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ định nghĩa đơn xin nghỉ phép, đơn xin nghỉ việc/thôi việc, đơn xin việc để dễ dàng hơn trong việc viết đơn. Hãy theo dõi trong bảng dưới đây:

Đơn xin nghỉ phép

Đơn xin nghỉ việc/thôi việc

Đơn xin việc

Khái niệm

Một loại giấy tờ, thủ tục mà một cá nhân khi muốn xin nghỉ làm một khoảng thời gian nhất định để giải quyết công việc cá nhân cần phải trình lên cấp cao hơn.

Một loại văn bản có hiệu lực pháp lý, được người lao động gửi đến người sử dụng lao động khi họ muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã ký.

Giấy tờ để giúp các ứng viên xin hay ứng tuyển vào các vị trí chức vụ công việc của một công ty nào đó

Đặc điểm

- Thời gian nghỉ

- Lý do nghỉ

- Thời gian chính xác quay trở lại làm việc

- Lý do nghỉ việc

- Thông báo thời gian cuối cùng làm việc

- Phản hồi về công việc

- Trải nghiệm làm việc

- Thông tin cá nhân

- Quá trình học vấn

- Kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển

- Lý do bạn quan tâm đến công ty

- Cách bạn đóng góp cho công ty

Người nhận

- Quản lý

- Bộ phận nhân sự

- Quản lý trực tiếp

- Bộ phận nhân sự

- Bộ phận nhân sự

- Người tuyển dụng

9. Tuân thủ Quy trình xin thôi việc tại công ty/cơ quan

Để đảm bảo thực hiện quy trình nghỉ việc đúng cách, bạn cần tuân thủ đúng theo từng bước dưới đây.

9.1. Viết đơn xin nghỉ việc

  • Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu hoặc lấy các mẫu trên chúng tôi đã chia sẻ. Viết đơn xong chuyển cho quản lý xem xét.

  • Mẫu viết đơn có thể lấy tại bộ phận nhân sự của công ty.

  • Đảm bảo đúng thời hạn báo trước.

Nhân sự viết đơn xin nghỉ việc
Nhân sự viết đơn xin nghỉ việc

9.2. Quản lý xem xét

  • Thẩm quyền xem xét đơn xin nghỉ việc gồm trường phòng ban, giám đốc.

  • Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.

  • Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.

  • Xem xét và trả lại đơn cho người viết không được quá 2 ngày làm việc.

Quản lý xem xét đơn xin nghỉ việc
Quản lý xem xét đơn xin nghỉ việc

9.3. Xác nhận của bộ phận nhân sự

  • Người viết đơn xin nghỉ việc chuyển lại cho phòng nhân sự xem xét.

  • Phòng nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận, xác định tâm tư và nguyện vọng của nhân viên.

  • Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ khi nhận được đơn xin nghỉ việc.

9.4. Duyệt cho nghỉ việc

  • Phòng nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho Giám Đốc duyệt, kèm theo phương án giải quyết.

  • Thời gian chuyển đơn không được quá 4 ngày.

9.5. Thanh lý hợp đồng làm việc

  • Phòng nhân sự sẽ chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng làm việc

  • Nhân sự hoàn thành các công việc theo biên bản bàn giao công việc.

  • Nhân sự bàn giao các công cụ, dụng cụ cho Quản lý bộ phận.

  • Bản cam kết nghỉ việc.

Thanh lý hợp đồng làm việc
Thanh lý hợp đồng làm việc

9.6. Quyết định cho nghỉ việc

  • Sau khi hoàn tất thanh lý công việc, phòng nhân sự lập biên bản thanh lý nghỉ việc, soạn thảo quyết định nghỉ việc rồi trình Giám đốc ký.

  • Quyết định nghỉ việc sẽ chuyển giao lại cho người xin nghỉ việc, phòng nhân sự, quản lý bộ phận cùng phòng Tài Chính - Kế Toán để thanh toán cho người nghỉ việc.

9.7. Thanh toán các chế độ còn lại

  • Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng Nhân Sự chuyển sang.

  • Phòng Tài Chính - Kế Toán làm việc với người xin nghỉ việc để thanh toán đầy đủ.

10. Các khoản tiền người lao động được hưởng khi nghỉ việc đúng luật

Sau khi đã hoàn thành đơn xin nghỉ việc cùng thực hiện đúng quy trình, các bạn sẽ xem xét đã nhận được đầy đủ những khoản tiền dưới đây hay chưa?

  • Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán

  • Tiền ngày nghỉ phép hàng năm

  • Tiền trợ cấp thất nghiệp

  • Tiền trợ cấp thôi việc

  • Tiền trợ cấp mất việc làm

Những khoản tiền người lao động sẽ được hưởng khi nghỉ việc
Những khoản tiền người lao động sẽ được hưởng khi nghỉ việc

11. Giải đáp câu hỏi cần thiết khi xin nghỉ việc

Ngoài việc tìm hiểu cách viết đơn xin nghỉ việc, quy trình nghỉ việc chuẩn cùng những khoản thanh toán được nhận, chúng tôi cũng nhận được 1 số câu hỏi cần thiết về vấn đề xin nghỉ việc dưới đây.

11.1. Khi nào xin nghỉ việc?

Khi bạn có quyết định nghỉ việc và viết đơn, bạn cần đảm bảo gửi đúng thời hạn. Theo Bộ luật lao động, người xin nghỉ việc cần đúng thời hạn dưới đây:

  • Người lao động cần báo trước ít nhất 3 ngày với hợp đồng lao động dưới 12 tháng

  • Báo trước ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm

  • Báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động vô thời hạn, trừ một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.

11.2. Đơn xin nghỉ việc khi nào được duyệt?

Khi viết xong đơn xin nghỉ việc, theo quy trình sẽ có rất nhiều bước nhận đơn và kí xét duyệt của ban Giám Đốc. Tuy nhiên thực tế sẽ không phức tạp như vậy mà tuỳ thuộc vào quy mô của từng công ty. Thông thường, đơn xin nghỉ việc sẽ mất khoảng 3 - 5 ngày để xét duyệt xong.

11.3. Có bắt buộc viết đơn xin nghỉ việc làm không?

Chắc chắn là có. Theo luật lao động quy định, đơn xin nghỉ việc là thủ tục bắt buộc khi bạn muốn dừng làm việc ở doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Nếu bạn đã ký hợp đồng lao động với công ty mà nghỉ việc khi chưa đến thời hạn trong hợp đồng mà không viết đơn để báo trước thì công ty có quyền khởi kiện bạn và đòi bồi thường hợp đồng về những tổn thất của công ty trong những ngày bạn nghỉ.

11.4. Thời gian thử việc xin nghỉ có cần viết đơn không?

Theo Bộ Luật Lao Động thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Vì vậy, việc hủy bỏ hợp đồng thử việc của người lao động trong thời gian thử việc hoàn toàn là quyền của họ, không cần phải báo trước trong 1 thời hạn nào như trong trường hợp đã ký hợp đồng lao động. Theo đó, nếu bạn đang trong thời gian thử việc bạn cũng không cần viết đơn xin nghỉ việc.

11.5. Viết đơn xin nghỉ nhưng công ty không duyệt phải làm thế nào?

Nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần đảm bảo thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết. Cụ thể như sau.

Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

  • Báo trước ít nhất 45 ngày: Nếu làm công việc bình thường.

  • Báo trước ít nhất 120 ngày: Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,…

Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng

  • Báo trước ít nhất 30 ngày: Nếu làm công việc bình thường.

  • Báo trước ít nhất 120 ngày: Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,…

Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng

  • Báo trước ít nhất 3 ngày làm việc: Nếu làm công việc bình thường.

  • Báo trước ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,…

11.6. Nghỉ làm không viết đơn xin nghỉ có được chốt sổ BHXH?

Theo Bộ Luật Lao Động, người sử dụng lao động có trách nhiệm dưới đây với BHXH:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Do vậy kể cả khi bạn nghỉ ngang, không hề báo trước cho công ty thì họ cũng có trách nhiệm chốt sổ và trả lại tờ rời BHXH cho người lao động theo quy định.

Xem Thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Vì Hoàn Cảnh Gia Đình Chuẩn Mới 2023

Nghỉ việc là chuyện quan trọng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc của bạn. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi ra quyết định này. Với những mẫu đơn xin nghỉ việc, hướng dẫn cách viết cùng quy trình nghỉ việc chuẩn, hy vọng có thể hỗ trợ bạn đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho chính mình. Chúc các bạn luôn thành công và suôn sẻ trên con đường sự nghiệp!

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat