Bạn là ?
Ngành học Marketing là lĩnh vực giáo dục cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc phát triển, thực hiện và quản lý các chiến lược tiếp thị và quảng cáo nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Khi theo học ngành Marketing, sinh viên được giáo dục về cách nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, xác định nhu cầu của khách hàng, xây dựng và quản lý thương hiệu, cũng như phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả.
Trước khi tìm hiểu ngành Marketing cần học những môn gì, bạn cần phải nắm rõ các chuyên ngành trong ngành Marketing. Ngành Marketing bao gồm một loạt các chuyên ngành, mỗi chuyên ngành tập trung vào một khía cạnh cụ thể của việc tiếp thị và quảng cáo. Cụ thể:
Xây dựng thương hiệu (Branding): Chuyên ngành này tập trung vào việc xây dựng, quản lý và phát triển các thương hiệu, bao gồm việc thiết kế logo, slogan và xây dựng danh tiếng thương hiệu.
Quảng cáo (Advertising): Chuyên ngành này tập trung vào việc tạo và triển khai các chiến lược quảng cáo sáng tạo, hiệu quả trên nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí và Internet.
Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing): Tập trung vào việc sử dụng các kênh và công nghệ số như Internet, mạng xã hội, email và tìm kiếm trực tuyến để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Marketing thương mại (Trade Marketing): Tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị dành cho các đối tác kinh doanh như các cửa hàng bán lẻ, nhằm tăng cường hiệu suất bán hàng và quan hệ hợp tác.
Quan hệ công chúng (PR): Chuyên ngành này tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng, truyền thông và đối tác kinh doanh, nhằm tạo ra hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Nghiên cứu thị trường (Market Research): Tập trung vào việc thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu thị trường để hiểu sâu hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó định hình và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị.
Khi có ý định theo học ngành Marketing, bạn nên tìm hiểu ngành Marketing cần học những môn gì, từ đó cân nhắc với năng lực học tập của bản thân để chọn chuyên ngành phù hợp nhất. Mỗi một trường Đại học sẽ có lộ trình đào tạo ngành Marketing khác nhau, trong đó bao gồm các môn học đại cương và môn chuyên ngành.
Môn học đại cương của ngành Marketing ở các trường có thể khác nhau, còn môn học chuyên ngành thì hầu hết các trường Đại học đều áp dụng lộ trình chung. Nếu chưa biết ngành Marketing cần học những môn gì thì bạn có thể xem qua danh sách dưới đây:
Khi theo học ngành Marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng, trong năm học đầu tiên, bạn cần hoàn thành các môn đại cương theo quy định. Nếu bạn còn đang thắc mắc ngành Marketing cần học những môn gì thì dưới đây là tổng hợp các môn đại cương ngành Marketing mà bạn cần phải học:
Tiếng Anh: Hiện tại hầu hết các trường Đại học đều áp dụng chương trình đào tạo tiếng Anh cho kỳ học đầu tiên. Bạn sẽ học Ielts hoặc TOEIC tùy theo quy định của Nhà trường. Và điểm học phần của môn học này cũng sẽ tính vào bảng điểm tốt nghiệp ngành Marketing.
Toán cao cấp: Là môn học kết nối giữa Toán phổ thông với Toán chuyên ngành, giúp bạn hiểu rõ về các yếu tố kinh tế, làm tiền đề để học tốt môn chuyên ngành Marketing.
Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô: Cung cấp kiến thức về mô hình và ứng dụng Kinh tế. Hầu hết các ngành ở Đại học đều phải hoàn thành 2 môn học này.
Nguyên lý kế toán: Cung cấp kiến thức cơ bản về kế toán như cách hạch toán tài khoản, cách định khoản nghiệp vụ,...
Thống kê trong kinh doanh: Cung cấp kiến thức, giải pháp để đối phó với các vấn đề rắc rối trong kinh doanh.
Sau khi hoàn thành các môn đại cương, bạn sẽ được đào tạo các môn chuyên ngành Marketing. Ngành Marketing cần học những môn gì phụ thuộc vào khung đào tạo của từng trường. Tuy nhiên, các môn chuyên ngành bắt buộc phải học ở các trường là như nhau. Cụ thể:
Hành vi người tiêu dùng: Cung cấp kiến thức giúp sinh viên nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Từ đó sinh viên có thể lên kế hoạch Marketing để thu hút khách hàng hiệu quả.
Quản trị Marketing: Môn học này giúp sinh viên nắm được kiến thức về cách vận hành, quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đồng thời cung cấp các giải pháp để đạt được thành công trong các dự án Marketing.
Nghiên cứu Marketing: Môn học này giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng thu thập thông tin, số liệu để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Quản trị thương hiệu: Môn học này giúp sinh viên nắm vững các kiến thức xây dựng thương hiệu, đưa thương hiệu đến gần với khách hàng thông qua các phương tiện Marketing.
Truyền thông Marketing tích hợp: Môn học này giúp sinh viên biết cách kết hợp các công cụ truyền thông để mang lại hiệu quả cho hoạt động Marketing.
Quản trị chiến lược: Môn học này giúp sinh viên nắm vững cách lập kế hoạch chiến lược, triển khai và đánh giá chiến lược.
Ngoài môn đại cương và môn chuyên ngành, sinh viên ngành Marketing cần học thêm các môn bổ trợ. Các môn học này không bắt buộc và sinh viên có quyền lựa chọn môn học phù hợp nhất:
Văn hóa học
Xã hội học
New ICT
Sáng tạo và khởi nghiệp
Quan hệ quốc tế
Tài chính cá nhân
Tâm lý ứng dụng
Quan hệ quốc tế,...
Xem thêm: Content Marketing là gì? Cách tăng thu nhập nghề Content Marketing
Ngoài tìm hiểu ngành Marketing cần học những môn gì, bạn cũng cần nắm rõ các môn học theo từng chuyên ngành Marketing. Cụ thể:
Đối với những sinh viên đang theo học chuyên ngành Digital Marketing, bạn cần hoàn thành các môn học sau:
Hành vi khách hàng
Kế toán tài chính
Truyền thông Marketing tích hợp
Marketing mạng xã hội
Thiết kế đồ họa và phương tiện
Mô hình kinh doanh số
Nghiên cứu Marketing
Quản trị hệ thống thông tin
Marketing bằng công cụ tìm kiếm
Công nghệ Marketing
Quản trị Marketing.
Ngành Marketing cần học những môn gì thực chất phụ thuộc vào chuyên ngành mà bạn đang theo học. Nếu theo học ngành Quản trị Marketing, bạn cần hoàn thành các môn học sau:
Nghiên cứu Marketing
Quản trị sản phẩm
Quản trị nguồn nhân lực
Digital Marketing
Quản trị thương hiệu
Quản trị kênh phân phối
Quản trị rủi ro
Marketing dịch vụ
Marketing quốc tế
Nguyên lý thị trường tài chính
Quản trị chiến lược
Phân tích dữ liệu
Sau khi biết được ngành Marketing cần học những môn gì, để đạt được kết quả học tập tốt nhất, bạn cần nắm rõ các môn học trọng tâm trong chuyên ngành này. Học ngành Marketing cần giỏi môn nào phụ thuộc vào chuyên ngành mà bạn đang theo học. Chẳng hạn, nếu bạn theo học chuyên ngành Truyền thông Marketing, bạn bắt buộc phải chú tâm và dành nhiều thời gian cho môn học Truyền thông Marketing.
Còn nếu học chuyên ngành Quản trị Marketing, bạn cần chú tâm vào các môn học như Chiến lược Marketing, Quản trị sản phẩm, sản xuất, Chiến lược truyền thông tích hợp,... Đối với chuyên ngành quảng cáo, bạn cần học tốt các môn Quản trị quảng cáo, Marketing Online, Chiến lược quảng cáo, Quảng cáo và xã hội.
Nói chung, ngành Marketing cần học những môn nào và cần giỏi môn nào phụ thuộc vào chuyên ngành mà bạn theo học và khung đào tạo của từng trường. Trước khi vào học các môn chuyên ngành, giảng viên sẽ thông báo về mục tiêu môn học để bạn nắm được môn học nào thực sự quan trọng đối với chuyên ngành của mình.
Sau khi đã biết được ngành Marketing cần học những môn nào, bạn cần nắm rõ những tố chất cần có của một sinh viên ngành Marketing để quyết định có nên đăng ký ngành học này hay không. Khi học ngành Marketing, sinh viên cần có các tố chất sau:
Sáng tạo là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sinh viên ngành Marketing. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc đề xuất các ý tưởng mới và độc đáo là chìa khóa để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu. Sáng tạo không chỉ giúp các chiến lược tiếp thị trở nên ấn tượng mà còn giúp sinh viên tiếp cận các vấn đề từ góc độ mới, cung cấp giải pháp tiếp thị độc đáo và hiệu quả.
Sinh viên ngành Marketing cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt. Khả năng truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, hấp dẫn và có tính thuyết phục là yếu tố then chốt để thành công trong việc tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác kinh doanh.
Tư duy phân tích logic là yếu tố mà sinh viên ngành Marketing cần phải có. Khả năng đánh giá và phân tích dữ liệu thị trường giúp bạn hiểu sâu hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định và chiến lược tiếp thị logic và hiệu quả.
Linh hoạt và khả năng thích ứng cao là yếu tố cần thiết đối với sinh viên ngành Marketing. Với một môi trường làm việc thường xuyên thay đổi do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thị trường, khả năng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Trade Marketing là gì? Những điều cần biết để trở thành một nhân viên Trade Marketing
Ngành Marketing là một trong những ngành HOT có nhu cầu nhân lực cao và số lượng nhân lực không ngừng tăng lên do sự phát triển của thị trường và công nghệ. Các doanh nghiệp đều cần các chuyên gia Marketing để xây dựng và thực thi các chiến lược tiếp thị, từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn lớn.
Với sự đa dạng của các vị trí và lĩnh vực trong ngành cũng như với tiềm năng phát triển nghề nghiệp cao, ngành Marketing được coi là một trong những ngành dễ xin việc và có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành cũng khá cao, vì vậy, để thành công, sinh viên cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.
Ngoài việc tìm hiểu ngành Marketing cần học những môn gì, bạn cũng nên tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn trường đại học có kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Marketing hiệu quả. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên học ngành Marketing ở trường nào thì bạn có thể lựa chọn một trong các trường Đại học dưới đây:
Trường Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học FPT Đà Nẵng
Trường Đại học RMIT
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NEU
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,....
Việc tìm hiểu ngành Marketing cần học những môn gì giúp bạn có định hướng học tập đúng đắn để đạt được thành tích cao. Có thể thấy ngành Marketing đòi hỏi sinh viên học một loạt các môn học từ đại cương đến chuyên ngành, giúp sinh viên có kiến thức vững vàng để chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Mẫu CV hot theo ngành nghề