Nhân viên kinh doanh là làm gì? Lương có cao không?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 18/12/2024 04:22:00 +07:00

1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh (tên Tiếng Anh là Sales staff), hay còn gọi là nhân viên bán hàng, là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến việc quảng bá và truyền thông rộng rãi sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng nhằm mục đích thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Mục đích chính của các nhân viên kinh doanh chính là giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, duy trì các mối quan hệ với khách hàng, qua đó góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp.

nhan-vien-kinh-doanh-la-lam-gi
Những nhân viên kinh doanh là người tư vấn và bán các sản phẩm/dịch vụ

1.1. Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?

Trên thực tế, nhiều tin tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên sale gây ra nhiều tranh cãi: "Liệu rằng nhân viên kinh doanh có phải sale không?" Câu trả lời là Có.

Có thể nhận thấy nhân viên kinh doanh chính là dịch nghĩa của từ sale trong tiếng Anh đã được rút gọn. Do đó nhân viên kinh doanh cũng chính là nhân viên sale. Đặc biệt, khi ở nhiều công ty thường xuyên sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bổ sung khi giao tiếp và trong quá trình làm việc.

Nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh còn có nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào từng yếu tố đi kèm, chẳng hạn như:

  • Saleswoman: Chỉ nhân viên kinh doanh là nữ giới
  • Salesman: Chỉ nhân viên kinh doanh là nam giới
  • Ngoài ra còn một số cụm từ chỉ các vị trí và mức độ khác nhau như: National Sales Manager, Sale Executive, Sales Supervisor,...

Các nhân viên kinh doanh thường làm việc tại các Bộ phận Sales & Marketing, làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.

Nhân viên kinh doanh chính là nhân viên sale
Nhân viên kinh doanh chính là nhân viên sale

2. Nhân viên kinh doanh là làm gì?

Nếu như nói "Bán hàng một vũ điệu giữa việc thấu hiểu nhu cầu và đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất" thì " Nhân viên kinh doanh chính là những vũ công điêu luyện nhất góp phần tạo nên sự thành công của vũ điệu". Nhân viên kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối khách hàng với các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu hoặc mong muốn của họ.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu nhân viên kinh doanh nhiều người vẫn thắc mắc nhân viên kinh doanh là làm gì. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh thường có thể được chia thành 2 phần chính bao gồm:

  • Tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với những khách hàng mới tiềm năng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và đàm phán, thực hiện các hợp đồng bán hàng mới.
  • Làm việc với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo có thể hỗ trợ được khách hàng tốt nhất, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm được cơ hội kinh doanh

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn thực hiện một số công việc khác như: giám sát việc trưng bày hàng hóa, theo dõi các khoản thu chi, phân tích và tổng hợp những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Các KPI/chỉ tiêu công việc thường để áp dụng đối với nhân viên kinh doanh bao gồm:

  • KPI về doanh số
  • KPI về số lượng khách hàng mới
  • KPI tỷ lệ chuyển đổi
  • KPI tỷ lệ khách hàng hài lòng
  • Số lượng hợp đồng bảo hiểm chốt được
  • Giá trị trung bình của hợp đồng
  • Mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thời gian từ liên hệ đến khi chốt được hợp đồng
  • Số lượng tuyển dụng xây dựng đội ngũ
Nhân viên kịnh doanh tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với những khách hàng mới tiềm năng
Nhân viên kịnh doanh tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với những khách hàng mới tiềm năng

2.1. Hiểu rõ được quy trình kinh doanh

Quy trình kinh doanh chính là chuỗi các bước liên kết với nhau, được giao cho các bộ phận có liên quan để thực hiện các công việc cụ thể hướng tới mục tiêu kinh doanh của công ty. Quy trình kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động đúng đắn của một tổ chức và trong cấu trúc kinh doanh của một công ty.

Khi một nhân viên kinh doanh nắm rõ được quy trình kinh doanh của công ty đó thì sẽ giúp họ bám sát được kế hoạch và chiến lược tốt giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Cũng như "Nếu bạn không thể mô tả những gì bạn đang làm như một quy trình, bạn sẽ không thể biết bạn đang làm những gì." W.Edwards Deming

Ở mỗi công ty sẽ có mỗi quy trình làm việc riêng nhưng về cơ bản nhất sẽ có các quy trình bao gồm:

  • Quy trình chính (Primary Process): Là quy trình cơ bản của một doanh nghiệp. Thông qua quy trình chính, công ty cung cấp sản phẩm cuối cùng cho khách hàng.
  • Quy trình hỗ trợ (Support Process): Quy trình hỗ trợ tạo môi trường cho các quy trình chính hoạt động hiệu quả
  • Quy trình quản lý: Quy trình này chi phối các hoạt động, quản lý doanh nghiệp và quản lý chiến lược. Quy trình quản lý đặt ra các mục tiêu và tiêu chuẩn dẫn đến hoạt động hiệu quả của các quy trình chính và quy trình hỗ trợ.

2.2. Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường

Việc nghiên cứu và nắm kỹ lưỡng thị trường giúp cho các nhân viên kinh doanh dễ dàng nắm bắt được từng đặc điểm, yếu tố của thị trường đó. Từ đó, họ có thể xác định được những điểm mấu chốt thúc đẩy được nhu cầu mua hàng của các khách hàng.

Các nhân viên kinh doanh cần phải tập trung nghiên cứu và phân tích các khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm/dịch vụ của công ty, bao gồm nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng, mức thu nhập, nhu cầu, vị trí địa lý,...

Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường là bước quan trọng trong kinh doanh
Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường là bước quan trọng trong kinh doanh

2.3. Tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng mục tiêu

Sau khi đã nắm bắt được thị trường, các nhân viên kinh doanh sẽ tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như mạng xã hội, diễn đàn, người thân quen,.. để có thể xây dựng khách hàng tiềm năng.

Sau đó chủ động liên hệ với nguồn khách hàng mục tiêu trong danh sách dữ liệu đã thu thập được để có thể giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, chương trình ưu đãi.

Từ đó gửi thông tin về các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tham khảo, giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Các nhân viên kinh doanh sẽ chủ động tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng để có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

2.4. Thiết lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm

Để hoạt động kinh doanh của một nhân viên kinh doanh trở nên hiệu quả, mỗi người cần phải thiết lập kế hoạch kinh doanh của mình. Hãy đặt mục tiêu doanh số dựa vào các KPI được giao và thực hiện từng bước.

Việc có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chặt chẽ và hiệu quả là một điều quan trọng và cần thiết cho những sản phẩm của công ty để đến được tay của người tiêu dùng.

2.5. Tư vấn và thuyết phục khách hàng

Đây là một khâu then chốt trong quy trình bán hàng của mỗi nhân viên kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh được hiệu quả và đạt được doanh số cao, đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp xuất sắc, sự hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm cùng với khả năng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.

Các nhân viên kinh doanh cần cung cấp cho khách hàng những công dụng, điểm vượt trội của sản phẩm công ty đang cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và vượt trội hơn hẳn các sản phẩm cùng loại khác.

Điều đặc biệt cần lưu ý chính là hỏi những câu hỏi mà khách hàng đang băn khoăn và trả lời đúng trọng tâm, phản hồi đầy đủ và chính xác. Hãy làm thế nào để khách hàng nhận thấy bạn là một nguồn tin uy tín và an tâm khi sử dụng sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.

2.6. Giải quyết từ chối và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm

Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, sẽ có một số khách hàng từ chối mua sản phẩm/dịch vụ của công ty. Điều này có thể xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

  • Khách hàng chưa đủ tin tưởng và cảm thấy tốt khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
  • Khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng
  • Khách hàng đang còn mơ hồ về sản phẩm và chưa thể đưa ra quyết định
  • Khách hàng không cảm thấy hứng thú với các sản phẩm của mình cung cấp.

Đây là bước quan trọng và đánh giá được năng lực, khả năng thuyết phục của nhân viên bán hàng. Đừng từ bỏ, tỷ lệ khách hàng thay đổi quyết định và quay lại mua hàng của bạn sẽ rất cao nếu như bạn đưa ra được những ví dụ thực tế về những người đã sử dụng và hài lòng về sản phẩm.

2.7. Hoàn thiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng

Cuối cùng, sau khi ký kết hợp đồng, các nhân viên kinh doanh cần phải triển khai và thực hiện các điều khoản mua bán trong hợp đồng. Giám sát quá trình từ khi khách hàng mua đến khi khách hàng nhận được sản phẩm để kịp thời xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh.

Sau khi bán hàng, các nhân viên bán hàng cần phải tiếp tục liên hệ đến khách hàng để đảm bảo giải đáp nhanh nhất những thắc mắc trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, các nhân viên kinh doanh cần phải duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể tối ưu hóa dịch vụ/sản phẩm mà công ty cung cấp. Đây là bước quan trọng để thiết lập được nguồn khách hàng trung thành.

2.8. Một số công việc khác

Bên cạnh những công việc như trên, các nhân viên kinh doanh còn thực hiện một số công việc khác bao gồm:

Phân tích và báo cáo kết quả: Sau quá trình kinh doanh, các nhân viên sẽ phân tích và đánh giá hiệu suất của mình và báo cáo những thông tin về doanh số bán hàng, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, những vấn đề gặp phải,...lên quản lý trực tiếp.

- Phối hợp với các bộ phận khác của công ty: Các nhân viên kinh doanh cần phải làm việc trực tiếp với các bộ phận như Marketing, kế toán, dịch vụ khách hàng, kỹ thuật,... để đảm bảo các khâu quy trình bán hàng được diễn ra hiệu quả nhất.

Nhân viên kinh doanh là làm những gì là thắc mắc của nhiều người
Nhân viên kinh doanh là làm những gì là thắc mắc của nhiều người

3. Nhân viên kinh doanh cần những kỹ năng gì?

Để công việc kinh doanh của nhân viên kinh doanh đạt hiệu quả cần trang bị và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Cụ thể:

3.1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ lời nói và cơ thể để có thể diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục. Biểu hiện mức độ hành vi giao tiếp được thể hiện ở 5 mức độ bao gồm:

  • Mức độ 1 - Mức độ kém
  • Mức độ 2 - Mức độ cơ bản
  • Mức độ 3 - Mức độ khá
  • Mức độ 4 - Mức độ tốt
  • Mức độ 5 - Mức độ xuất sắc

Khi đó, các nhân viên kinh doanh cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở mức độ 4 tức là:

  • Có khả năng để thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp
  • Xử lý khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
  • Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe
  • Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà người khác dành cho mình.

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho nhân viên kinh doanh dễ dàng hơn khi xử lý tranh chấp, khủng hoảng và những vấn đề xảy ra xung quanh quá trình bán hàng

3.2. Kỹ năng thương lượng và thuyết phục khách hàng

Trên thực tế, khách hàng thường mua hàng dựa vào cảm xúc, sau đó mới cần tìm kiếm những thông tin để đưa ra quyết định mua hàng. Điều này có thể giúp các nhân viên kinh doanh tập trung vào khai thác cảm xúc bên trong con người của khách hàng.

Hãy chủ động lắng nghe các nguyện vọng của đối phương, trình bày rành mạch những ý kiến và thông tin để có thể thuyết phục khách hàng. Kỹ năng này giúp tạo ra sự đồng cảm để cuộc tư vấn này trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn.

Một số chiến lược để có thể đàm phán như: tạo ra các lựa chọn thay thế, tìm kiếm các điểm chung, xử lý các mâu thuẫn.

3.3. Kỹ năng giải quyết tốt các vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả là điều tối quan trọng đối với nhân viên kinh doanh. Các nhân viên kinh doanh giỏi sẽ sở hữu khả năng phân tích những thách thức phức tạp, chẳng hạn như sự thay đổi sở thích của khách hàng hoặc áp lực cạnh tranh, thành các thành phần có thể quản lý được.

Họ có thể thể hiện năng lực phân tích và giải quyết các vấn đề bằng cách đào sâu vào các dữ liệu để có thể phân biệt các xu hướng, xác định các nguyên nhân cơ bản và khám phá các mấu chốt của vấn đề.

Khi xảy ra những vấn đề về hoạt động kinh doanh của mình, các nhân viên cần có thái độ nhạy bén, nhìn nhận tốt những vấn đề để có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề, hạn chế các trường hợp xấu nhất xảy đến.

3.4. Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý và tổ chức thời gian là khả năng sắp xếp và sử dụng hiệu quả thời gian để có thể đảm bảo hoàn thành công việc của mình.

Mỗi nhân viên kinh doanh trong quá trình thực hiện công việc của mình cần biết cách quản lý thời gian của mình, chẳng hạn như chia nhỏ công việc, liệt kê các công việc cần được ưu tiên, thiết kế lịch làm việc chi tiết, sử dụng các công cụ, các ứng dụng quản lý thời gian,...

Sắp xếp thời gian phù hợp giúp đảm bảo hoàn thành tiến độ công việc
Sắp xếp thời gian phù hợp giúp đảm bảo hoàn thành tiến độ công việc

4. Nhân viên kinh doanh lương bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên kinh doanh thường nhận được bao gồm mức lương cứng cố định và mức hoa hồng phụ thuộc vào doanh số bán sản phẩm của nhân viên đó.

Mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, khả năng bán hàng cũng như nhiều yếu tố khác, cụ thể:

  • Nhân viên kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm: Mức lương dao động trong khoảng 3 - 6 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên kinh doanh từ 2-5 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động trong khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên kinh doanh trên 5 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động trong khoảng 15 - 35 triệu đồng

Thông thường, các công ty sẽ áp dụng những chính sách hoa hồng như sau:

  • Phần trăm hoa hồng cố định
  • Hoa hồng theo nấc bậc thang
  • Hoa hồng theo phần trăm của tổng dự án kinh doanh
  • Phần trăm hoa hồng theo điều kiện
  • Phần trăm theo vị trí, thâm niên làm việc

Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương này sẽ còn không giới hạn phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể, từng loại hình kinh doanh và doanh số mà nhân viên kinh doanh bán được.

Mức lương hấp dẫn của nhân viên kinh doanh
Mức lương hấp dẫn của nhân viên kinh doanh

Hiện nay, cơ hội việc làm lĩnh vực kinh doanh đang tăng nhanh mở ra nhiều cơ hội việc làm ngành kinh doanh với nhiều đãi ngộ tốt. Nhiều công ty đặt ra nhiều chế độ lương thưởng hấp dẫn cho bộ phận kinh doanh của công ty bởi đây là bộ phận nòng cốt nhất để đem lại doanh thu cho công ty, đẩy mạnh phát triển.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về nhân viên kinh doanh là làm gì và những thông tin quan trọng xoay quanh nhân viên kinh doanh. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm thông tin về cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực kinh doanh và đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp nhất cho mình.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat