Bạn là ?
Tuy mang nhiều lợi cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn nhiều nếu chưa biết những tác hại của đậu bắp dưới đây:
Trong đậu bắp có chứa hàm lượng lớn oxalat. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm chứa oxalate làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh này. Do đó, những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn đậu bắp.
Đậu bắp có chứa fructans, một loại carbohydrate, khi hấp thụ nhiều gây nên tiêu chảy, đầy hơi ở những người có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị tiêu chảy sau khi ăn đậu bắp không đảm bảo vệ sinh.
Không phủ nhận việc đậu bắp có lợi cho những người có vấn đề về táo bón, tuy nhiên chỉ nên tiêu thu ở một mức độ vừa phải. Hạn chế lạm dụng hoặc ăn quá nhiều.
Tuy hiếm gặp, nhưng một tỷ lệ nhỏ người ăn nhiều đậu bắp có thể bị đau khớp, thậm chí là viêm khớp. Nguyên nhân chính đến từ việc đậu bắp có chứa solanine, một loại hợp chất gây ra các vấn đề về xương khớp.
Các chuyên gia đã thực hiện một nghiên cứu trên động vật và cho biết kết quả, đậu bắp làm giảm lượng hormone testosterone. Đây là một loại hormone có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Tuy chỉ là thử nghiệm trên động vật nhưng nếu là nam giới và đang có ý định có con, bạn vẫn nên hỏi lại ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm có liên quan đến đậu bắp.
Đậu bắp hay còn được gọi là bông vàng, bắp chà, mướp tây hay thảo cafe,...có nguồn gốc từ các nước Tây Phi.
Tại Việt Nam, đậu bắp được nghiên cứu và trồng chủ yếu tại khu vực phía Nam. Với chiều cao trung bình 2 mét rưỡi, tán lá rộng từ 10 đến 20cm, hoa đậu bắp có 5 cánh vàng hoặc trắng, khi cây ra quả đậu bắp chứa nhiều hạt nhỏ phía trong.
Hiện nay, đậu bắp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn. Loại quả này được ưa thích không chỉ vì vị ngon, chế biến được nhiều món mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong đậu bắp có chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, nhờ vậy mà hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
Bảo vệ mắt và giúp da khỏe mạnh: Trong đậu bắp có chứa một lượng lớn Vitamin A dồi dào giúp mắt người ăn sáng khỏe hơn, làn da cũng khỏe khoắn hơn. Do đó, đừng bỏ qua loại thực phẩm này trong bữa ăn của bạn.
Duy trì và tăng cường khả năng miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp đáp ứng hơn 36% nhu cầu cần thiết của cơ thể. Việc bổ sung đậu bắp trong bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng ho, nhiễm trùng và loại bỏ các gốc tự do.
Bảo vệ phổi hiệu quả: Đậu bắp có chứa các thành phần dưỡng chất như Xanthin, lutein và flavonoid khi kết hợp với nhau tạo thành một lớp “bảo vệ” phổi khỏi các tác nhân gây hại. Do vậy, đập bắp là loại thức ăn lành mạnh với cả trẻ nhỏ và người lớn.
Dinh dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng biết những tác hại của đậu bắp khi ăn hoặc sử dụng quá nhiều.
Để tránh những tác hại của đậu bắp, bạn chỉ nên ăn 2 - 3 lần/ tuần. Mỗi lần chỉ nên ăn khối lượng từ 100 - 150gr và kết hợp cùng với các loại thực phẩm khác để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Những điều bạn biết để tránh những tác hại của đậu bắp:
Bạn có thể sử dụng toàn bộ trái đậu bắp để chế biến mà không cần gọt vỏ hay loại bỏ phần hạt.
Để tránh làm mất chất nhầy và các chất dinh dưỡng, không nên nấu quá chín
Bạn có thể chế biến đậu bắp thành nhiều món ăn khác nhau như xào, luộc, nướng,..hoặc đậu bắp ép ra nước uống cũng khá lạ miệng.
Đậu bắp là một loại thực phẩm có tính hàn. Những người có thể trạng không tốt hoặc đang gặp các tình trạng về dạ dày cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Những người bị bệnh về đường ruột hoặc hội chứng kích thích, tiền sử sỏi thận và đang điều trị các bệnh tiểu đường, đông máu cũng cần hạn chế việc sử dụng đậu bắp trong bữa ăn hàng ngày.
Xem thêm:
Bên cạnh lợi ích, những tác hại của đậu bắp cũng là điều mà bạn phải lưu ý để có một chế độ ăn dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người cùng thưởng thức món ăn với bạn.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề