Nước mía có tác dụng gì? 7 lợi ích tuyệt vời của nước mía với cơ thể

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Năm, 04/04/2024 22:45:00 +07:00
Nước mía có tác dụng gì? Loại nước này có khả năng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân và thanh lọc thận hiệu quả. Bên cạnh đó, nước mía cũng có nhiều công dụng tuyệt vời khác đã được nghiên cứu khoa học chứng minh.

1. Giới thiệu về cây mía

Trước khi tìm hiểu nước mía có tác dụng gì, hãy điểm qua một vài thông tin về nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của loại nước này.

1.1. Nguồn gốc của cây mía

Cây mía, hay còn gọi là Saccharum officinarum, có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Ấn Độ và Đông Nam Á, đặc biệt là New Guinea. Loài thực vật này đã được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 và nghề trồng mía đã trở thành một nghề phụ cùng với trồng lúa.

Tại Việt Nam, cây mía được trồng chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hòa Bình,…

Thời gian thu hoạch mía thường kéo dài từ 11 đến 18 tháng tùy thuộc vào giống mía và điều kiện trồng trọt. Sau khi thu hoạch, mía không chỉ được sử dụng để sản xuất đường mà còn có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm nguyên liệu cho các sản phẩm dược phẩm, sản xuất ethanol và làm nhiên liệu sinh học.

Cây mía là nguyên liệu để sản xuất đường, dược phẩm và nhiên liệu sinh học
Cây mía là nguyên liệu để sản xuất đường, dược phẩm và nhiên liệu sinh học

1.2. Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía được làm từ mía qua phương pháp ép để lấy nước. Đây là loại thức uống phổ biến ở Đông Nam Á, Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Ngoài giá thành rẻ, nước mía còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất nên rất được ưa chuộng.

Theo USDA, 100g nước mía sẽ có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như sau:

STT

Thành phần

Hàm lượng

1

Nước

84g

2

Calo

39kCal

3

Chất đạm

0,2g

4

Đường

12g

5

Chất béo

0g

Ngoài ra, nước mía còn chứa các nguyên tố vi lượng như kali, natri, canxi, magie, sắt,... và các loại vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, vitamin D,...

Có thể thấy, nước mía cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể mà vừa không chứa chất béo hoặc cholesterol.

Xem thêm: Uống Nước Mía Có Mập Không? Hàm Lượng Dinh Dưỡng

2. Nước mía có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nước mía có tác dụng gì đối với cơ thể. Trong số đó có thể kể đến là:

2.1. Cung cấp năng lượng tức thì

Nước mía có tác dụng gì? Cung cấp năng lượng trong thời gian ngắn đồng thời giúp cơ thể không bị mất nước trong ngày nóng bức là những công dụng tuyệt vời mà nước mía mang lại.

Bởi nước mía chứa lượng đường đơn tự nhiên cao, giúp cơ thể dễ hấp thụ và bổ sung nhanh chóng năng lượng. Vì vậy, loại nước này thường được sử dụng sau khi tập luyện thể dục và hỗ trợ xua tan mệt mỏi.

Nước mía cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể
Nước mía cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể

2.2. Nước mía có tác dụng gì - Tăng cường chức năng gan

Một trong những tác dụng rất ít người biết của nước mía chính là hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Khi uống nước mía nồng độ glucose trong cơ thể sẽ được duy trì. Hơn nữa, với tính kiềm tự nhiên, loại nước này còn có tác dụng cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó giúp gan tránh làm việc quá tải.

Đối với người bị vàng da do viêm gan, uống nước mía là cách giúp họ bảo vệ gan và hỗ trợ điều chỉnh sắc tố da.

2.3. Chống ung thư

Nước mía có tác dụng gì? Nước mía có tính kiềm tự nhiên, chứa flavonoid, các phytochemical có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển hiệu quả, đặc biệt với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

2.4. Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón

Nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và phòng tránh nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra, loại nước này sẽ cung cấp các chất điện giải, đặc biệt là kali, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.

2.5. Làm đẹp da

Nước mía cung cấp lượng lớn các khoáng chất và vitamin, do đó, khi sử dụng loại thực phẩm này làn da sẽ trở nên mịn màng và làm giảm thiểu các vấn đề như mụn trứng cá, vết rạn da,... Ngoài ra, thức uống này cũng có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Nước mía có tác dụng gì cho da? Hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề của da và bảo vệ làn da khỏi tia UV
Nước mía có tác dụng gì cho da? Hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề của da và bảo vệ làn da khỏi tia UV

2.6. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Nước mía có tác dụng gì cho răng miệng? Nhờ vào hàm lượng canxi và photpho cao, nước mía giúp củng cố men răng và làm giảm nguy cơ sâu răng. Thức uống cũng có khả năng làm giảm mùi hôi miệng do có tính kiềm tự nhiên. Tuy nhiên, nước mía nên được sử dụng một cách điều độ và duy trì vệ sinh răng miệng sau khi uống để tránh tình trạng sâu răng.

2.7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có thể ngần ngại khi sử dụng nước mía, vì lượng đường khá cao mà thức uống này mang lại. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, nước mía có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp sẽ giúp bệnh nhân mức đường huyết duy trì ổn định hơn.

Lưu ý, mặc dù có chỉ số GI thấp, nước mía vẫn chứa một lượng đường tự nhiên đáng kể. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường việc cần kiểm soát lượng nước mía mà mình tiêu thụ. Đồng thời, người bệnh cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, theo dõi chặt chẽ mức đường huyết và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nước mía có tác dụng gì ngoài những tác dụng được kể trên? Ngoài việc sử dụng để giải khát, nước mía còn có tác dụng giảm căng thẳng và mệt mỏi, ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu, ngăn ngừa ốm nghén,...

3. Uống nước mía trị bệnh sao cho đúng cách?

Trong Đông y, mía được coi là “thang thuốc phục mạch”, được sử dụng để cải thiện các chứng bệnh và bồi bổ sức khỏe. Qua những thông tin nước mía có tác dụng gì được cung cấp, có thể tham khảo một vài mẹo chữa bệnh bằng nước mía sau:

  • Chữa chứng nôn mửa, nôn khan: Pha nước mía cùng với nước gừng tươi có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.

  • Chống viêm kết mạc cấp tính: Uống nước mía kết hợp với các thảo dược như nước sắc hoàng liên có thể giúp giảm viêm và giảm đau mắt nhanh chóng.

  • Thanh nhiệt cho hệ hô hấp: Nấu cháo bằng nước mía có thể giúp thanh nhiệt và làm dịu các triệu chứng như ho khan, mồ hôi trộm, khô môi,…

  • Viêm dạ dày mạn tính: Pha nước mía với một chút rượu nho có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Táo bón: Nước mía có tác dụng gì với người hay bị táo bón? Sử dụng kết hợp nước mía và mật ong có thể giúp giảm tình trạng táo bón. Khuyến khích uống hỗn hợp nước mía này vào buổi sáng để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Chảy máu cam: Nước mía kết hợp với nước ngó sen và sinh địa có thể giúp giảm chảy máu cam.

  • Chữa sốt, cảm nắng, miệng khát: Nước mía kết hợp với nước dưa hấu có thể giúp giảm cảm giác khát và sốt.

  • Chữa ho khi bị sởi: Nước mía và củ mã thầy có thể giúp giảm ho do sởi.

  • Bất thường về tiểu tiện: Ngâm ngó sen vào nước mía, sau đó chắt lấy nước để uống có thể giúp giảm các vấn đề liên quan đến tiểu tiện.

Uống nước mía đúng cách để trị bệnh hiệu quả
Uống nước mía đúng cách để trị bệnh hiệu quả

4. Những lưu ý khi uống nước mía

Khi đã biết nước mía có tác dụng gì, cần phải lưu ý thêm cách uống nước mía để thực phẩm này phát huy tác dụng hiệu quả.

  • Thời gian uống nước mía: Mua nước mía về cần uống ngay trong vòng 15 phút. Nếu không uống ngay thì phải đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh không quá 1 buổi. Để quá lâu có thể khiến thức uống bị nhiễm khuẩn và mất chất dinh dưỡng do quá trình oxy hóa.

  • Không uống quá nhiều: Mặc dù biết nước mía có tác dụng gì thì cũng đừng nên uống quá nhiều nước mía. Các chuyên gia khuyến khích, nạn chỉ nên uống tối đa 2 ly nước mía mỗi ngày. Uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến mức độ đường huyết. Đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường, cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.

  • Chú ý an toàn, vệ sinh: Nên mua mía ở các cửa hàng uy tín, đảm bảo vệ sinh khi chế biến. Điều này tránh được nguy cơ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,...

Lưu ý khi uống nước mía vừa ngon vừa an toàn
Lưu ý khi uống nước mía vừa ngon vừa an toàn

5. Đối tượng nào không nên uống nước mía?

Ngoài việc tìm hiểu nước mía có tác dụng gì, các đối tượng sau đây cần hạn chế hoặc tránh uống nước mía để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Người hay gặp vấn đề về tiêu hóa: Nước mía là thức uống giải khát nên có tính hàn và đồng thời có hàm lượng đường tự nhiên cao. Vì thế, người bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng, tỳ vị hư hàn,... thì không nên uống nước mía thường xuyên.

  • Người đang sử dụng thuốc: Khi đang sử dụng các loại thuốc, không nên uống nước mía để tránh gây tác dụng phụ và làm giảm hiệu quả của thuốc.

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường cần hạn chế uống nước mía. Nếu có sử dụng, cần chú ý đến liều lượng sử dụng như thế nào để cân bằng lượng đường huyết.

  • Người đang ăn kiêng, đang giảm cân: Nước mía cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể, do đó, dùng quá nhiều thức uống này sẽ dẫn tới thừa năng lượng.

  • Phụ nữ đang mang thai: Uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ ở bà bầu.

Người có hệ tiêu hóa kém, người mắc bệnh tiểu đường,... nên hạn chế uống nước mía
Người có hệ tiêu hóa kém, người mắc bệnh tiểu đường,... nên hạn chế uống nước mía

Xem thêm: Cách nấu nước mía cho bé không cần máy ép ngon mát lành hơn ngoài hàng

Tóm lại, nước mía có tác dụng gì? Cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng gan và ngăn ngừa ung thư là những lợi ích tuyệt vời mà thức uống này mang lại. Vì vậy, thay vì uống nước ngọt đóng chai, bạn có thể ưu tiên thức uống lành mạnh này cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ thức uống hay thực phẩm nào khác, người dùng nên kiểm soát lượng uống phù hợp để phòng ngừa tác dụng ngược.

Bài viết liên quan
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Đặc sản Đà Nẵng với những hương vị và cách chế biến riêng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách có dịp ghé thăm nơi đây. Những món ăn nổi tiếng như bánh xèo, mì Quảng, bún chả cá, cao lầu, phá lấu,... đều có hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng thu hút.
Xem thêm »
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

Tác dụng của đậu đen không chỉ được thể hiện ở khả năng thanh lọc, giải nhiệt mà còn giúp giảm cân, bổ thận, bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới những công dụng tuyệt vời của đậu đen đối với sức khỏe.
Xem thêm »
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat