Bạn là ?
Bạn là ?
Operation là gì? Hiểu một cách đơn giản, Operation trong doanh nghiệp được hiểu là tên của bộ phận có trách nhiệm liên quan đến các công việc như vận hành, thiết lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất.
Bộ phận Operation đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn. Hoạt động kinh doanh chính là điểm mấu chốt quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cho nên vị trí Operation ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
Hiểu được khái niệm Operation là gì, bạn có thể dễ dàng hiểu được phần nào những công việc mà vị trí này đảm nhiệm. Một số đầu công việc của Operation bao gồm:
Thiết lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp
Bất kể đó là doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, nhà hàng hay cung cấp dịch vụ thì việc thiết lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả sự thành bại của một doanh nghiệp.
Operation sẽ đưa ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có định hướng kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt, mang lại lợi nhuận cao, dễ dàng phát triển trên thị trường...
Tổ chức thực hiện kế hoạch, hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường
Sau khi bản kế hoạch đã được phê duyệt bởi ban giám đốc (hoặc quản lý trực tiếp) thì bộ phận Operation cần tổ chức thực hiện bản kế hoạch đó theo đúng quy trình. Ngoài ra nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển thì bộ phận này cần song song đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như tìm kiếm thị trường.
Thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần có chính sách đào tạo đội ngũ nhân sự nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực nòng cốt. Bộ phận Operation tham gia chính sách này nhằm xác định những kỹ năng và kiến thức hiện tại của nhân viên để đưa ra kế hoạch đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Qua đó có thể tối ưu hóa các khoản phí đầu tư liên quan đến nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động của doanh nghiệp, Operation là bộ phận đảm nhận nhiều đầu việc quan trọng và khá phức tạp. Vì thế nên mức thu nhập của nhân sự ở bộ phận này cũng không hề thấp. Tùy thuộc vào tình hình phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm cá nhân, lĩnh vực hoạt động và cấp bậc mà mức lương của vị trí này sẽ có nhiều sự chênh lệch.
Theo như thống kê của các chuyên trang tìm việc, nhân viên vận hành hiện nay có mức lương khởi điểm dao động từ 6 tới 8 triệu đồng/tháng. Đối với nhân sự ở vị trí trưởng phòng có thể đạt được mức lương khoảng 15-25 triệu đồng/tháng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận bỏ 30 tới 50 triệu đồng/ tháng để giữ chân nhân sự có thực lực.
Bên cạnh đó thì Operation còn nhận được một số khoản khác như thưởng lễ tết, thưởng dự án, thưởng hiệu suất công việc… Một số doanh nghiệp còn đưa ra nhiều chính sách thưởng khác và phụ cấp cho nhân sự.
Đảm nhận nhiều công việc quan trọng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp nên để nhân sự thuộc bộ Operation cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Bên cạnh chuyên môn thì kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm cũng là điều không thể thiếu. Để có thể làm việc trong bộ phận Operation, bạn cần dáp ứng đây đủ các yêu cầu sau:
Vị trí Operation yêu cầu nhiều về khả năng sáng tạo, sự nhanh nhạy về thị trường, tuy nhiên sẽ có yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm cho một số chức vụ như trưởng phòng, quản lý,..
Trong bộ phận Operation thì với vị trí quản lý sẽ yêu cầu kinh nghiệm với ứng viên trong khoảng 3-5 năm. Tuy nhiên, cấp bậc nhân viên vận hành sẽ có yêu cầu đơn giản hơn, chỉ cần có hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực vận hành.
Bên cạnh đó, để có thể duy trì công việc một cách hiệu quả nhất, ứng viên cũng như nhân sự của bộ phận Operation cần trang bị những kỹ năng mềm cần thiết, cụ thể:
Trau dồi kỹ năng giao tiếp bởi nó giúp bạn trao đổi công việc một cách thuận lợi hơn, dễ dàng kết nối nhân sự trong các bộ phận
Khả năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất, tiết kiệm thời gian và là cơ hội để bạn chứng minh năng lực lãnh đạo của bản thân
Sự sáng tạo và nhanh nhạy trong việc lập kế hoạch giúp nâng cao hiệu quả
Chịu được áp lực bởi lẽ Operation là vị trí phải xử lý rất nhiều đầu việc trong doanh nghiệp
Không khó để thấy được vai trò của bộ phận Operation đối với hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn đọc có thể hiểu Operation là gì cũng như có định hướng làm việc phù hợp với các vị trí thuộc bộ phận này.
Trở thành chuyên viên phát triển thị trường mang lại thu nhập khủng
Trở thành kỹ sư thiết kế mang lại thu nhập hấp dẫn lên đến 25 triệu đồng
Tuyển dụng tư vấn tâm lý mới nhất
Tuyển dụng việc làm biên dịch tiếng Pháp nhất [Tháng 12/2024]
Tuyển dụng kỹ thuật viên châm cứu bấm huyệt mới nhất [Tháng 12/2024]
Tuyển dụng việc làm kỹ thuật viên CT mới nhất [Tháng 12/2024]
Tuyển kỹ thuật viên âm thanh mới nhất [Tháng 12/2024]
Tuyển dụng việc làm biên dịch tiếng Nga nhất [Tháng 12/2024]
Tuyển dụng kế toán xuất nhập khẩu mới nhất
Tuyển dụng việc làm lập trình viên Javascript lương cao mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề