Pháp luật là gì? Vai trò và các hình thức thực hiện pháp luật hiện nay

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 23/06/2024 15:38:00 +07:00
Pháp luật là gì? Sống và làm theo pháp luật là câu nói thể hiện sự tin tưởng của người dân đối với luật pháp, sống lương thiện, không làm những điều mà pháp luật ngăn cấm. Chủ đề khái niệm pháp luật là gì cũng như vấn đề liên quan đến pháp luật rất rộng, đòi hỏi người dân hiểu, nắm rõ để có thể trở thành công dân có ích cho xã hội.

1. Pháp luật là gì?

Ở bất kỳ quốc gia nào, pháp luật đều được xây dựng và áp dụng, liên tục sửa đổi đảm bảo sự phù hợp nhất với thực tế. Nhắc đến vấn đề pháp luật là gì, có thể đưa ra khái niệm như sau: Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử được nhà nước quy định (hoặc thừa nhận). Pháp luật có tính quy phạm phổ biến với tính chặt chẽ cao, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, hướng tới mục tiêu chung và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Dựa trên định nghĩa pháp luật là gì nêu trên, có thể tóm tắt 5 điểm chính sau:

  • Pháp luật được đưa ra dựa trên các tập quán có sẵn.
  • Pháp luật được nhà nước thừa nhận hoặc ban hành.
  • Pháp luật được áp dụng đối với tất cả người dân trên cả nước, với mọi chủ thể trong xã hội.
  • Pháp luật có tính yêu cầu bắt buộc thực hiện.
  • Nội dung của pháp luật là gì được xây dựng dựa trên ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Pháp luật là gì? Pháp luật là bắt buộc ở tất cả các quốc gia, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân
Pháp luật là gì?​ Pháp luật là bắt buộc ở tất cả các quốc gia, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân

Sự ra đời của pháp luật là gì? Pháp luật được hình thành trên nhu cầu quản lý xã hội, khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối lập, đòi hỏi một giai cấp cầm quyền có thể bảo vệ lợi ích cho tất cả giai cấp trong xã hội cũng như nguồn lực kinh tế, xã hội. Theo đó, khi nhà nước ra đời, pháp luật cũng được hình thành. Trên thực tế, ngay từ thời xã hội cộng sản nguyên thủy, pháp luật đã được xây dựng.

Áp dụng và thi hành pháp luật đối với mọi cá nhân, tủ chức, hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt
Áp dụng và thi hành pháp luật đối với mọi cá nhân, tủ chức, hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt

Khi tìm hiểu pháp luật là gì, người dân cần nắm rõ các hình thức của pháp luật. Tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là 3 đặc trưng cơ bản của pháp luật. Tính bắt buộc chung được hiểu là những bắt buộc của pháp luật nhà nước đối với cá nhân, tổ chức, tất cả mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt.

Đối với tính quy phạm phổ biến, có thể hiểu là sự phổ biến của pháp luật khi được áp dụng với tất cả mọi người, ở mọi nơi, với mọi lĩnh vực và áp dụng nhiều lần. Quy định của pháp luật được thể hiện bởi các văn bản có chứa quy phạm pháp luật, đây là tính xác định chặt chẽ của pháp luật về mặt hình thức.

Xem thêm: Vị Trí Công Tố Viên Là Gì? Ở Việt Nam Có Công Tố Viên Không?

2. Vai trò của pháp luật trong việc quản lý nhà nước

Dựa trên khái niệm pháp luật là gì trình bày ở trên, có thể thấy, pháp luật có tính giai cấp, được xây dựng dựa trên quyền lợi của giai cấp thống trị; tuy nhiên, chúng được xã hội chọn lọc, chỉ có giá trị khi phù hợp với lợi ích của xã hội và được xã hội công nhận. Rõ ràng, pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với nhà nước cũng như đối với người dân.

2.1. Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội

Pháp luật là gì, vai trò của pháp luật ra sao? Vai trò đầu tiên của pháp luật chính là công cụ quản lý xã hội. Mặc dù, các quan hệ xã hội không sinh ra bởi pháp luật nhưng được điều tiết và định hướng bởi pháp luật. Với vai trò này, các thành viên trong xã hội được phép tự do ứng xử nhưng trong khuôn khổ quy định pháp luật. Bằng những điều khuyến khích, nghiêm cấm các hành vi khác nhau, pháp luật giúp hạn chế/ loại bỏ quan hệ xã hội xấu, định hướng đến các hành vi tốt.

Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, loại bỏ hành vi và đối tượng xấu
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, loại bỏ hành vi và đối tượng xấu

2.2. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền lợi của công dân

An toàn xã hội là quyền lợi chính đáng mà người dân cần được hưởng. Để mang đến những an toàn đó, pháp luật là phương tiện hàng đầu. Đây là nội dung quan trọng trong chủ đề pháp luật là gì. Sự tác động mạnh mẽ của pháp luật trên nhiều mặt mang đến sự an tâm, an toàn cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày, trong quá trình lao động và sản xuất, khi nghỉ ngơi cũng như khi học tập.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người dân trên nhiều phương diện khác nhau. Chúng bao gồm: Tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín, sức khỏe, bí mật cá nhân,… Bất kỳ sự xâm phạm nào cũng phải chịu sự trừng phạt từ pháp luật.

2.3. Pháp luật giúp duy trì sự bình đẳng và sự vận động của xã hội

Bình đẳng xã hội là điều mà pháp luật hướng tới. Từ hệ thống pháp luật được xây dựng một cách tỉ mỉ, cẩn thận, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, giữa các cá nhân luôn được đảm bảo tính bình đẳng, đây cũng là cơ sở để xã hội vận động và tiếp tục phát triển. Có thể nói, pháp luật là gì, đó chính là chuẩn mực chung của toàn xã hội, là chìa khóa để giải quyết tất cả các tranh chấp giữa cá nhân, giữa tổ chức.

Pháp luật là chuẩn mực xã hội, đảm bảo công bằng xã hội
Pháp luật là chuẩn mực xã hội, đảm bảo công bằng xã hội

3. Các hình thức thực hiện pháp luật là gì?

Pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Sử dụng, tuân thủ, thi hành, áp dụng. Mỗi hình thức trên đóng góp một phần nhất định vào việc củng cố vai trò của pháp luật là gì trong xã hội, hướng tới xây dựng nhà nước bình đẳng, an toàn.

3.1. Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là gì, đó là hành vi chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (những hành vi này được pháp luật cho phép). Trong tất cả các quy định về quy phạm pháp luật, quyền và tự do dân chủ của công dân đều thể hiện hình thức này.

3.2. Tuân thủ pháp luật

Nếu như sử dụng pháp luật được thể hiện bởi những hành vi thực tế thì tuân thủ pháp luật là gì? Đó là những kiềm chế của chủ thể pháp luật khi họ không cho phép mình thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đội mũ bảo hiểm là một ví dụ cho việc tuân thủ pháp luật
Đội mũ bảo hiểm là một ví dụ cho việc tuân thủ pháp luật

3.3. Thi hành pháp luật

Bằng những hành động tích cực, chủ thể pháp luật chấp hành pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý của mình. Đây chính là nguyên tắc thi hành pháp luật. Thực tế, tìm hiểu pháp luật là gì, có thể thấy bằng chứng về việc thi hành pháp luật rất phổ biến.

3.4. Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là gì? Điều này được thể hiện khi chủ thể pháp luật tự mình căn cứ vào những điều có trong luật pháp hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định phát sinh, thay đổi, chấm dứt hay đình chỉ quan hệ pháp luật.

4. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc pháp luật là gì? Là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản là đảng cầm quyền duy nhất, được hình thành và phát triển bởi tầng lớp công nhân. Theo đó, các nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam cũng thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

4.1. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân

Nhân dân được quyền góp ý, chỉnh sửa, giám sát các hoạt động của nhà nước, đây là điều rất hiếm gặp tại các quốc gia trên thế giới nhưng vẫn đang được áp dụng ở Việt Nam. Rõ ràng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Theo đó, tất cả các nội dung trong pháp luật là gì đều hướng tới mục tiêu đảm bảo tính toàn quyền của nhân dân, nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực.

Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi thuộc về nhân dân, do dân bầu, dân giám sát
Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi thuộc về nhân dân, do dân bầu, dân giám sát

4.2. Dân chủ xã hội

Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, luôn ghi nhận và bảo vệ quyền tự do dân chủ của người dân. Nguyên tắc này được thể hiện qua những quy định của pháp luật là gì về hình thức, nội dung, cách thức, cơ chế thực hiện dân chủ. Có 2 hình thức thực hiện dân chủ gồm thực hiện trực tiếp và thực hiện gián tiếp.

4.3. Nhân đạo

Nhân đạo trong pháp luật là gì? Là một trong nguyên tắc xuyên suốt trong các quy định của pháp luật nước ta. Điều này được thể hiện ở việc không xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thể xác của người vi phạm pháp luật; lấy sự quan tâm và bảo vệ con người làm cơ sở để xây dựng pháp luật.

4.4. Công bằng

Nhà nước Việt Nam hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Do đó, tất cả các vấn đề đều phải được xử lý dựa trên tính chất và mức độ của hành vi; cân nhắc sự đóng góp và cống hiến của cá nhân làm cơ sở để đưa ra quyết định xử phạt cuối cùng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà người tìm hiểu pháp luật là gì cần ghi nhớ.

Trẻ em vùng cao được thăm khám bệnh, đây là minh chứng của sự công bằng xã hội, tất cả người dân đều có quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em vùng cao được thăm khám bệnh, đây là minh chứng của sự công bằng xã hội, tất cả người dân đều có quyền được chăm sóc sức khỏe

4.5. Sự nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ của pháp luật là gì?

Trong Hiến pháp 2013, tại Điều 15 đã ghi rõ, quyền công dân không thể tách rời nghĩa vụ, người dân cần tôn trọng quyền của người khác cũng như có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với xã hội tuy nhiên, việc thực hiện quyền không được phép xâm phạm lợi ích của các quốc gia, dân tộc khác cũng như quyền và lợi ích của người khác.

Liên quan đến chủ đề pháp luật là gì, có nhiều nội dung khác nhau cần phân tích, người dân cần hiểu rõ để có thể áp dụng đúng, bảo vệ quyền lợi của chính bản thân và gia đình. Trên thực tế, pháp luật được xây dựng và tồn tại nhằm đảm bảo quyền lợi của giai cấp cầm quyền nhưng với chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, khi giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, quyền lợi của nhân dân được đề cao hơn bao giờ hết. Đây là điều mà pháp luật tư sản không thể đạt được.

Từ những thông tin liên quan đến khái niệm pháp luật là gì, vai trò của pháp luật cũng như các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, cần nêu cao vai trò của giáo dục pháp luật, từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức, điều chỉnh tư tưởng cũng như hành vi ứng xử, giảm thiểu tối đa các vấn đề xấu đang tồn tại trong xã hội.

Xem thêm: Hồ Sơ Cán Bộ Công Chức Bao Gồm Những Thành Phần Gì?

Bài viết liên quan
Những điều cần nắm rõ về văn bản hợp nhất Luật Viên chức mới nhất

Những điều cần nắm rõ về văn bản hợp nhất Luật Viên chức mới nhất

Văn bản hợp nhất Luật Viên chức là tài liệu pháp lý quan trọng, tổng hợp các quy định hiện hành về chế độ viên chức tại Việt Nam. Được ra đời từ 2010, văn bản cung cấp khung pháp lý toàn diện về quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị công.
Xem thêm »
Công thức tính thuế TNCN Excel, làm kế toán không khó như bạn nghĩ

Công thức tính thuế TNCN Excel, làm kế toán không khó như bạn nghĩ

Hướng dẫn công thức tính thuế TNCN Excel dễ thực hiện. Với nhân viên kế toán, làm bảng lương và tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là công việc quen thuộc hàng tháng. Thế nhưng, nắm được công thức tính thuế TNCN Excel là điều mà không phải kế toán nào cũng biết. Sử dụng công thức sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất? Làm thế nào để không cần phần mềm kế toán chuyên nghiệp mà bạn vẫn tính lương, tính thuế trên Excel hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây.
Xem thêm »
Mách bạn cách viết CV thương mại điện tử ấn tượng với nhà tuyển dụng

Mách bạn cách viết CV thương mại điện tử ấn tượng với nhà tuyển dụng

CV thương mại điện tử là vũ khí của ứng viên khi tìm kiếm môi trường làm việc mới. Bản tài liệu thể hiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm cũng như điểm khác biệt của bạn so với ứng viên khác. Tìm hiểu cách viết CV chuyên nghiệp, ấn tượng để ghi điểm cộng với nhà tuyển dụng ngay từ những phút đầu tiên.
Xem thêm »
Hướng dẫn điền mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức mới nhất

Hướng dẫn điền mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức mới nhất

Bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi viên chức mới nhất nhưng còn băn khoăn về mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức mới nhất? Mua hồ sơ ở đâu, trình tự thi viên chức thế nào? Dưới đây, job3s sẽ hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu đăng ký cũng như giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến thi viên chức, công chức.
Xem thêm »
Mẫu đơn xin việc nhân viên hành chính nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Mẫu đơn xin việc nhân viên hành chính nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Trong thời đại cạnh tranh việc làm ngày càng khốc liệt, một mẫu đơn xin việc nhân viên hành chính nhân sự ấn tượng và chuyên nghiệp là chìa khóa để ứng viên gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đặc biệt đối với vị trí nhân sự, một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo sẽ giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác. Job3s sẽ hướng dẫn bạn cách viết một mẫu đơn xin việc chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Xem thêm »
Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Top 5 chứng chỉ kế toán trưởng đáng sở hữu nhất

Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Top 5 chứng chỉ kế toán trưởng đáng sở hữu nhất

Điểm qua top những chứng chỉ kế toán trưởng đáng sở hữu nhất hiện nay. Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong mọi doanh nghiệp, đòi hỏi người đảm nhiệm phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế. Để trở thành kế toán trưởng, ngoài bằng cấp chuyên ngành, việc sở hữu các chứng chỉ dành cho kế toán trưởng là một lợi thế lớn giúp ứng viên nổi bật và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng.
Xem thêm »
Bật mí cách viết thông báo tuyển dụng thu hút ứng viên hiệu quả

Bật mí cách viết thông báo tuyển dụng thu hút ứng viên hiệu quả

Hướng dẫn cách viết thông báo tuyển dụng hấp dẫn được nhiều tập đoàn lớn áp dụng. Các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng đều mong muốn chọn được ứng viên phù hợp và có năng lực tốt, gắn bó lâu dài. Nhưng không phải ai cũng biết mẹo viết thông báo tuyển dụng thành công thu hút sự chú ý của người lao động.
Xem thêm »
Những điều cần biết về hoá đơn giá trị gia tăng, bạn không nên bỏ qua

Những điều cần biết về hoá đơn giá trị gia tăng, bạn không nên bỏ qua

Hoá đơn giá trị gia tăng được hiểu là một tài liệu chứng từ được sử dụng với mục đích xác nhận quá trình giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Vậy, hoá đơn thuế giá trị gia tăng được sử dụng trong những trường hợp nào, quy định về xuất hoá đơn giá trị gia tăng như thế nào? Hãy cùng job3s tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về hoá đơn này.
Xem thêm »
4 Mẫu đơn xin việc cho ngành công nghệ thực phẩm chuẩn nhất

4 Mẫu đơn xin việc cho ngành công nghệ thực phẩm chuẩn nhất

Mẫu đơn xin việc cho ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển. Ngành công nghệ thực phẩm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo các bạn trẻ đam mê khoa học và mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm. Việc chuẩn bị một mẫu đơn xin việc cho ngành công nghệ thực phẩm ấn tượng và chuyên nghiệp là bước quan trọng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, job3s sẽ giới thiệu các mẫu đơn chuẩn nhất giúp bạn tự tin thể hiện năng lực và đam mê của mình trong ngành này.
Xem thêm »
Những lưu ý khi viết bản công bố quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Những lưu ý khi viết bản công bố quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng như thế nào là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi vị trí này đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, mang tính pháp lý cao. Vậy nên, thủ tục bổ nhiệm phải thực hiện đầy đủ và đúng quy trình. Job3s sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat