PPL là gì? Nắm rõ ưu và nhược điểm chiến lược PPL giúp doanh nghiệp đẩy mạnh marketing

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 13/06/2024 22:18:00 +07:00
PPL là một thuật ngữ được giới trẻ sử dụng trong giao tiếp điện tử. Trong marketing, PPL mang hàm ý khác. Vậy, PPL là gì? PPL là chiến lược truyền thông marketing. Hiểu và áp dụng kênh ứng dụng phù hợp, chiến lược PPL sẽ mang đến hiệu quả ngoài mong đợi, giúp doanh nghiệp có được tệp khách hàng tiềm năng.

1. Ý nghĩa thuật ngữ PPL là gì?

Cùng là thuật ngữ PPL nhưng giới trẻ có cách sử dụng khác nhau trong giao tiếp trên internet, đối với người làm trong lĩnh vực marketing, PPL lại mang hàm nghĩa khác. Vì vậy, muốn hiểu “PPL là gì” cần phân tích dựa trên hoàn cảnh, đối tượng sử dụng.

  • PPL là gì trong teencode: Với sự sáng tạo không ngừng của giới trẻ hiện nay, teencode vô cùng đa dạng và thuật ngữ PPL là một trong số đó với hàm ý chỉ “con người”; “mọi người”. Đây là một loại teencode tiếng Anh.
  • PPL viết tắt của cụm từ “Paid Personal Leave”: Với chủ đề PPL là gì, một ý nghĩa khác được đưa ra đó là viết tắt của cụm từ “Paid Personal Leave”. Nghĩa của từ này khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt là “Ngày nghỉ phép có lương”.
  • “Pay Per Lead”: PPL là từ viết tắt của “Pay Per Lead”. Khi dịch nghĩa “Pay Per Lead” từ tiếng Anh sang tiếng Việt có nghĩa là “trả tiền cho khách hàng tiềm năng”. Trong trường hợp này, PPL là một chiến lược marketing.

Như vậy, ở mỗi bối cảnh khác nhau, ý nghĩa PPL là khác nhau. Vì vậy, khi bạn đọc đang đi tìm lời giải cho thuật ngữ PPL là gì, hoàn cảnh cũng như người sử dụng nó là các điều kiện cần được xem xét để đưa ra ý nghĩa phù hợp nhất.

Tại Việt Nam, thuật ngữ PPL được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực marketing. Với 6 kênh ứng dụng khác nhau, chiến lược PPL có thể mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng hiệu quả nhờ khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt, tỉ lệ chuyển đổi sang khách hàng thật tương đối cao.

PPL là gì? Thuật ngữ PPL là một trong những ngôn ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ con người hay mọi người
PPL là gì? Thuật ngữ PPL là một trong những ngôn ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ con người hay mọi người

Xem thêm: Ngành Marketing Cần Học Những Môn Gì? Tất Tần Tật Các Môn Chuyên Ngành Marketing

2. Chiến lược PPL trong marketing

Bỏ qua ý nghĩa thuật ngữ PPL là gì trong ngôn ngữ teencode, bài viết này đi sâu hơn về vấn đề chiến lược PPL trong marketing. Nếu bạn đọc là người mới trong ngành, việc hiểu rõ và áp dụng thành thạo chiến lược PPL là gì sẽ giúp việc tiếp thị và quảng cáo sản phẩm trở nên thuận lợi hơn.

Trong marketing, PPL là gì? Hiểu một cách đơn giản, PPL là chiến lược quảng bá cho một sản phẩm, giúp chúng tiếp cận sâu và rộng hơn đến mọi người. Đây không phải là chiến lược mới nhưng đòi hỏi người thực hiện phải hiểu rõ và áp dụng đúng.

PPL là một chiến dịch trong marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả
PPL là một chiến dịch trong marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả

PPL là gì trong marketing? Đây là viết tắt của từ “Pay Per Lead” với ý nghĩa “trả tiền cho khách hàng tiềm năng”. Nói đơn giản hơn, đó là việc doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán quảng cáo trực tuyến.

Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp chỉ trả tiền quảng cáo khi khách hàng (người dùng) có một hành động nhất định trong mục tiêu marketing mà doanh nghiệp đưa ra (click vào sản phẩm, đăng ký thông tin, để lại địa chỉ liên hệ, tải tài liệu, gọi tới hotline, chat trực tuyến,…). So với các chiến lược marketing truyền thông khác, chiến lược PPL hiệu quả và tối ưu tối đa chi phí, tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng cao hơn gấp nhiều lần so với những chiến lược marketing truyền thống.

Chiến lược PPL trong sản xuất phim được áp dụng phổ biến, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng với tỉ lệ cao nhưng chi phí lớn
Chiến lược PPL trong sản xuất phim được áp dụng phổ biến, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng với tỉ lệ cao nhưng chi phí lớn

Trong ngành sản xuất phim, chiến lược PPL là gì? Cụ thể, ở lĩnh vực này, việc quảng cáo sản phẩm được thể hiện bằng cách đưa hình ảnh và thông tin sản phẩm vào trong phim. Tùy thuộc vào thời gian, tần suất và khung giờ chiếu xuất hiện mà doanh nghiệp phải chi trả một khoản kinh phí nhất định cho hình thức quảng cáo này.

Ngày nay, chiến lược PPL đang được áp dụng rất phổ biến trong điện ảnh Việt Nam với cách thức xuất hiện tự nhiên và hấp dẫn hơn. Điều này mang đến hiệu ứng mạnh mẽ, đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chi phí cho chiến lược PPL trong sản xuất phim không hề nhỏ.

3. 6 kênh ứng dụng chiến lược PPL phổ biến

Để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, doanh nghiệp cần đẩy mạnh nhiều hoạt động khác tuy nhiên, nếu chọn đúng kênh ứng dụng, tỉ lệ chuyển đổi được hứa hẹn ở mức cao. Vậy, kênh ứng dụng PPL là gì?

3.1. Pay-per-lead advertising

Pay-per-lead advertising là một phần của quảng cáo trực tuyến, nhà quảng cáo (doanh nghiệp) sẽ trả tiền khi khách hàng tiềm năng thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm (click quảng cáo, cung cấp thông tin liên hệ).

Pay-per-lead advertising là một loại hình của chiến lược PPL trong marketing
Pay-per-lead advertising là một loại hình của chiến lược PPL trong marketing

Trong hình thức quảng cáo này, chiến lược PPL có nhiều điểm chung với PPC (pay-per-click). Do đó, cần hiểu rõ PPL là gì và phân biệt với PPC để tránh nhầm lẫn. Cụ thể, chiến lược PPL tập trung vào hoạt động tìm kiếm để tạo ra tệp khách hàng; có thể thực hiện hành động này thông qua hình thức quảng cáo trên kênh tìm kiếm, mạng xã hội hoặc email marketing.

Đối với PPC, chiến lược này chỉ phát triển trên nền tảng quảng cáo. Bên cạnh đó, ở chiến dịch PPL, hiệu quả được đưa ra dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng thu về cũng như tỷ lệ chuyển đổi. Trong khi đó, chiến lược PPC được đánh giá dựa vào số lượt click của khách hàng.

3.2. Pay-per-lead SEO

Pay-per-lead SEO hay PPL SEO là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vẫn là việc doanh nghiệp trả tiền cho khách hàng tiềm năng tuy nhiên, website được tối ưu hóa nhằm thu hút khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm.

PPL SEO nâng cao hiệu quả tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
PPL SEO nâng cao hiệu quả tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

3.3. Pay-per-lead-modes

Khác với các hình thức trên, PPL modes tổ chức các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Với chiến dịch này, nhà quảng cáo không thể tự mình thực hiện mà cần có sự hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ PPL. Bằng những kiến thức am hiểu về PPL là gì, doanh nghiệp nên lựa chọn đối tác uy tín, có trình độ cao nhằm đảm bảo hiệu quả quảng cáo.

3.4. Pay-per-lead affiliate program

Một kênh ứng dụng khác mà người đọc cần quan tâm khi tìm hiểu chiến dịch PPL là gì trong marketing đó là Pay-per-lead affiliate program, hiểu là chương trình liên kết trả tiền theo số lượng khách hàng tiềm năng. Đúng như tên gọi, hình thức quảng cáo này có sự hợp tác với đối tác liên quan, họ sử dụng phương tiện quảng cáo phù hợp nhằm phát triển tệp khách hàng.

3.5. Pay per call lead generation

Hình thức tiếp thị pay per call lead generation rất phổ biến, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua các cuộc gọi. Tệp khách hàng được thu thập dựa trên nhiều cách thức khác nhau, thông qua cuộc gọi, nhân viên sẽ có được thông tin cần thiết, đây là cơ sở để phát triển các giai đoạn chăm sóc về sau. Với hình thức này, lĩnh vực ứng dụng phù hợp của chiến lược PPL là gì? Dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe,… là các ngành thường xuyên áp dụng hình thức này.

Hình thức pay per call lead generation thuộc chiến lược PPL, phù hợp với ngành dịch vụ tư vấn
Hình thức pay per call lead generation thuộc chiến lược PPL, phù hợp với ngành dịch vụ tư vấn

3.6. Pay per appointment lead generation

Cuối cùng, một loại hình tiếp thị nằm trong chiến lược marketing PPL đó là Pay per appointment lead generation được hiểu là việc tạo ra tệp khách hàng thông qua cuộc hẹn (gặp mặt trực tiếp). Kênh ứng dụng phù hợp với chiến lược PPL là gì? Chúng phù hợp hơn với lĩnh vực bất động sản và tư vấn kinh doanh.

4. Đánh giá ưu và nhược điểm của chiến lược PPL

Để thực hiện chiến lược PPL, nhà quảng cáo cần thực hiện nhiều bước khác nhau, từ việc tạo chiến dịch quảng cáo cho đến thiết kế trang đích, chọn mục tiêu khách hàng, đặt ngân sách và cuối cùng là theo dõi kết quả. Trên cơ sở này, ưu và nhược điểm chiến lược PPL là gì?

4.1. Ưu điểm của chiến lược PPL trong marketing

Có thể nhận thấy chiến lược PPL có những ưu điểm nhất định, mang đến lợi ích cụ thể cho nhà quảng cáo. Những ưu điểm đó gồm:

  • Thu được tệp khách hàng chất lượng.
  • Tối ưu hóa chi phí quảng cáo.
  • Dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật.

4.2. Nhược điểm của PPL là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, chiến dịch PPL tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Khi doanh nghiệp xác định rõ nhược điểm của PPL là gì sẽ loại bỏ được vấn đề tồn tại, giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện quảng cáo.

  • Giá trị trung bình cao: Nhược điểm của PPL là gì? Đầu tiên, có thể thấy, nếu như PPC yêu cầu nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi lần click từ khách hàng, CPM yêu cầu doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lượt hiển thị thì PPL trả tiền cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin. Như vậy, xét về giá trị trung bình, chiến lược PPL có giá trị trung bình cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc chi phí tiếp thị tăng. Chi phí cho mỗi lead (khách hàng tiềm năng) trong PPL là gì? Chi phí PPL được tính theo công thức: CPL= Tổng chi phí/ Số lượng khách hàng.
  • Yêu cầu sự tỉ mỉ, tâm huyết: Để thu được tệp khách hàng chất lượng, người thực hiện chiến dịch cần lên quy trình tỉ mỉ cũng như theo dõi toàn bộ quá trình một cách cẩn thận, kiểm tra và xác minh tất cả thông tin thu được.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Chiến lược PPL hiệu quả khi khả năng làm việc của nhà cung cấp dịch vụ PPL tốt. Như vậy, nếu người thực hiện trình độ thấp, doanh nghiệp có thể không thu được kết quả như mong đợi. Do đó, việc lựa chọn đối tác là điều rất quan trọng.

Trong thời buổi bán hàng trực tuyến phát triển, chiến lược PPL khẳng định được tầm quan trọng của mình. Chỉ khi nhà quảng cáo hiểu rõ PPL là gì mới có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp khác nhau một cách hiệu quả. Có thể kết hợp chiến lược PPL với những chiến lược marketing khác để giành kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Học Marketing Ra Làm Gì? TOP Những Ngành Nghề Hot Nhất

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat