RM là gì? RM làm công việc gì trong các ngân hàng?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 01/01/2025 23:05:00 +07:00
RM là gì? RM (Relationship Manager) là chuyên viên quản trị quan hệ. Vị trí này có vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về mô tả công việc, các kỹ năng của 1 RM, hãy cùng chuyên gia của job3s.com.vn tham khảo bài viết sau.

1. RM là gì?

RM là gì? RM là viết tắt của cụm từ Relationship, có nghĩa Quản trị quan hệ trong ngân hàng. Vị trí này thường xuất hiện trong một số doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực như: Bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ, tài chính và cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng là nơi mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy một RM nhất.

Họ là những nhân viên có vai trò quan trọng, đặc biệt trong mối quan hệ kinh doanh với khách hàng và những đối tác của ngân hàng. Hầu hết các hoạt động chính của ngân hàng tương đối giống nhau. Vì vậy, để có thể tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng cần phải nâng cao trải nghiệm dịch vụ cũng như mức độ uy tín. Người sẽ đảm nhận việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và uy tín của ngân hàng chính là các RM. Việc phát triển sở hữu RM tốt là yếu tố giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

RM là gì? Đây là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp
RM là gì? Đây là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp

2. Mô tả công việc của RM trong các ngân hàng

Mô tả công việc của RM là gì trong lĩnh vực ngân hàng? Dưới đây là những công việc chính hàng ngày mà họ cần thực hiện:

  • Xây dựng các mối mối quan hệ thân thiết, bền chặt giữa đối tác và khách hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt với đối tác.
  • Tìm kiếm các cơ hội để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Tìm hiểu khách hàng đang tìm kiếm điều gì
  • Chăm sóc khách hàng và xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể
  • Xác định được yếu tố cốt lõi để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ đa lợi ích .
  • Kịp thời và khéo léo xử lý các khiếu nại, phản hồi của khách hàng
  • Giữ gìn mối quan hệ với các khách hàng cũ để ký kết các thỏa thỏa thuận, hợp đồng mới
  • Tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng, xây dựng và phát triển các mối quan hệ mới
  • Tìm hiểu và phân tích đối thủ để có các kế hoạch tốt hơn.

3. Kỹ năng cần có của RM là gì?

RM là là một vị trí quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng, với mục đích tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Vậy với mức độ quan trọng như vậy, tiêu chí để một người có thể đảm nhận vị trí RM là gì?

Tiêu chí để quyết định một người có thể trở thành RM là gì?
Tiêu chí để quyết định một người có thể trở thành RM là gì?

3.1. Có trình độ học vấn và kinh nghiệm

Để ứng tuyển vị trí RM trong ngân hàng, yêu cầu đầu tiên và cơ bản là bạn phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc các loại văn bằng, chứng chỉ tương đương khác có liên quan đến ngân hàng.

Ngoài bằng cấp, vị trí này yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương hoặc từng xử lý các công việc liên quan đến vấn đề cá nhân.

3.2. Có kỹ năng về giao tiếp, đàm phán

Để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi ứng tuyển, ứng viên RM cần phải có thêm các năng sau:

  • Có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn trong việc xử lý các tình huống giao tiếp một thông minh, khéo léo
  • Thái độ khách quan khi giải quyết mọi vấn đề,kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định có lợi cho đôi bên
  • Là người có tư duy chiến lược, có khả năng làm việc theo nhóm và lãnh đạo đội nhóm.
  • Có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, khéo léo, khoa học và hiệu quả

3.3. Có tính cách tích cực

  • Để trở thành một người làm RM, ứng viên cần có những tính cách năng động, luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.
  • Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, luôn có trách nhiệm với công việc của bản thân
  • Biết cách lắng nghe, hiểu thấu và luôn chia sẻ với khách hàng những khó khăn mà họ đang đối mặt.

4. Phân loại lĩnh vực RM trong doanh nghiệp

Tương tự như lĩnh vực thương mại có 2 mảng chính là B2B và B2C, RM trong ngân hàng cũng được chia làm 2 mảng là CRM và BRM. Vậy hai mảng này được hiểu như thế nào?

4.1. CRM là gì?

CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Manager, hiểu đơn giản là chuyên viên quản trị quan hệ khách hàng. Đây là người đảm nhận công việc xây dựng, quản lý và duy trì sự bền vững mối quan hệ với các khách hàng. Họ cũng là người thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược tiếp thị, duy trì cơ sở dữ liệu liên quan đến thông tin khách hàng.

CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Manager
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Manager

Nhà quản lý quan hệ khách hàng không chỉ làm việc với đối tác, khách hàng mà cần khéo léo kết hợp với bộ phận kinh doanh, marketing để tiếp thị và đưa ra chiến lược mới nhất, phù hợp nhất.

CRM chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng dựa trên các giá trị niềm tin, mục tiêu hướng đến là tạo ra trải nhiệm cá nhân. Khác với bộ phận kinh doanh có mục tiêu chính khi xây dựng quan hệ khách hàng là để chốt đơn.

Giá trị mà các CRM mang lại cho doanh nghiệp không chỉ đơn giản là doanh số mà còn là danh tiếng, uy tín trong lĩnh vực, tệp khách hàng thân thiết.

4.2. BRM là gì?

BRM là viết tắt của cụm từ Business Relationship Manager, có nghĩa là quản lý quan hệ kinh doanh, là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo quy trình làm việc trong nội bộ doanh nghiệp.

BRM là viết tắt của cụm từ Business Relationship Manager
BRM là viết tắt của cụm từ Business Relationship Manager

Nhiệm vụ chính của các BRM là hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy đến trong quá trình cung cấp dịch vụ, hướng tới mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đây là cơ sở để xây dựng điểm uy tín, niềm tin từ khách hàng làm tăng khả năng cạnh với các đối thủ trên thị trường.

BRM sẽ thực hiện các công việc như:

  • Theo dõi và giám sát các hoạt động diễn ra tại bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ, phối hợp với các phòng ban để triển khai công việc một cách hiệu quả
  • Chịu trách nghiệm quản lý ngân sách, hạn mức chi tiêu, các chi phí phát sinh từ bộ phận kinh doanh

5. Relationship Manager (RM) có mức thu nhập là bao nhiêu?

Hiện nay, trung bình thu nhập của một chuyên viên RM thường dao động trong khoảng từ 15 - 30 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, mức lương thực tế sẽ được báo với từng ứng viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, mức độ hiệu quả trong công việc của họ. Do đó, mức lương thực tế của một RM có thể cao hoặc thấp hơn so với con số đưa ra ở mức trung bình.

Ví dụ, với những người mới đi làm và chưa có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm dưới 1 năm sẽ có mức lương từ 8 - 12 triệu đồng/ tháng. Đây được coi là mức lương cao hơn mức lương trung bình của thị trường lao động Việt Nam.

2. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến RM

Bên cạnh khái niệm RM là gì, bạn chắc chắn sẽ cần biết thêm về những thuật ngữ sẽ xuất hiện dưới đây:

PB trong các ngân hàng

Đây thường là thuật ngữ để chỉ những chuyên viên quản lý các khách hàng VIP. Họ là người chịu trách nghiệm cho các nhu cầu tài chính, điều khách hàng chính quan tâm để triển khai và bán các gói tài chính phù hợp.

Vị trí này luôn đòi hỏi các RM phải là người có hiểu biết, kiến thức chuyên môn và am hiểu đời sống xã hội.

SRM trong ngân hàng

SRM là viết tắt của từ Supplier Relationship Management, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp.

Đây là một ứng dụng được phát triển với mục đích quản lý các hoạt động tương tác của doanh nghiệp với bên thứ 3. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp và nhà cung cấp chính hình thành mối quan hệ bền chặt, từ đó làm rủi ro thất bại cho các hợp tác giữa đôi bên.

Tiền RM

Bên cạnh nghĩa là quản trị mối quan hệ, RM còn là từ viết tắt của đơn vị tiền tệ Malaysia, Ringgit Malaysia do ngân hàng Negara Malaysia phát hành trên toàn bộ quốc gia này.

Trên facebook, RM là gì?

Trên facebook, RM là viết tắt của từ Rights Manager, là công cụ được dùng để quét bản quyền tự động trên nền tảng Facebook. Công cụ này giúp bảo vệ bản quyền video mỗi khi người dùng up lên.

RM là gì? Nếu bạn yêu thích việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời có hiểu biết và bằng cấp về khối ngành quản trị, nhân hàng thì hãy thử sức với vị trí Relationship Manager.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat