Bạn là ?
Những năm gần đây, khái niệm full stack hay Full stack developer ngày một phổ biến hơn. Thế nhưng khá nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm này là một. Thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng và giữa Fullstack và Full stack developer vẫn có sự khác biệt.
Trong lĩnh vực công nghệ nói riêng thì full stack là khái niệm khá quen thuộc. Khái niệm này được dùng để chỉ một loạt các công nghệ cần thiết để có thể hoàn thành một dự án, một sản phẩm hay ứng dụng bất kỳ.
Khái niệm này hoàn toàn khác biệt với Full stack developer. Tuy nhiên nếu như không thực sự để ý và quan tâm thì rất nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm này là một.
Full stack developer (FSD) hay còn được gọi là Lập trình viên Full-stack. Họ là những người chịu trách nhiệm phụ trách cả phần frontend (bao gồm thiết kế giao diện người dùng và flow) lẫn backend (gồm thiết kế database cũng như thực hiện xây dựng các API cần thiết) cho một hệ thống bất kỳ.
Các lập trình viên Full-stack cũng cần có khả năng làm việc với hệ thống, các vấn đề liên quan đến bảo mật hoặc server,... Từ đó dễ dàng thấy được một Full stack developer thực thụ là người có khả năng làm việc với mọi phần của một hệ thống.
Lập trình viên Full-stack là những người thực sự giỏi. Họ không chỉ vững chuyên môn mà còn có khả năng ứng biến linh hoạt, khả năng tổng hợp và sắp xếp, xử lý vấn đề cực nhanh.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với việc một lập trình viên Fullstack phải tự mình làm tất cả. Thay vào đó, họ là người hiểu rõ nhất hệ thống của mình cần những công việc nào, triển khai ra sao để đem lại kết quả cao nhất.
Ít ai biết rằng, thuật ngữ full-stack chỉ mới phổ biến trong những năm gần đây. Khái niệm này chỉ được sử dụng nhiều và thực sự phổ biến sau thông báo tuyển dụng của Facebook tại sự kiện mã nguồn mở OSCON vào năm 2012. Và cho đến hiện tại, Full-stack và Full stack developer đã trở thành một trong những khái niệm không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ.
Một Full stack developer thường phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn. Vậy ưu nhược điểm của việc trở thành một lập trình viên Full-stack là gì?
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Một Full stack developer hay FSD có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau trong một dự án công nghệ. Bạn có thể bắt gặp Full stack developer ở một khâu bất kỳ dù là frontend, backend hay mạng,... Và dưới đây một số nhiệm vụ chính mà các FSD chịu trách nhiệm thực hiện.
Triển khai thực hiện các công việc liên quan tới server, lập trình, mạng hoặc hosting
Đây là một trong những nhiệm vụ chính của các lập trình viên full-stack. Hơn ai hết, họ hiểu rằng các yếu tố phần cứng, hệ điều hành hay môi trường hệ thống cần sử dụng ngôn ngữ lập trình riêng. Khi đó, các FSD sẽ làm rõ yêu cầu, tiến hành thiết lập và triển khai sao cho hiệu quả nhất.
Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống
Cơ sở dữ liệu là phần rất quan trọng với các dự án công nghệ. Chính vì thế nên đây là phần cần được đặc biệt ưu tiên và chú trọng thực hiện.
Các Full Stack Developer sau khi xác định nghiệp vụ cần thiết sẽ vận dụng kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL,... để tiến hành viết các câu lệnh truy vấn.
Thực hiện các công việc liên quan đến phần Frontend
Công việc của phần frontend thường được chia làm 2 mảng riêng biệt là thiết kế và code. Full Stack Developer là người sẽ trực tiếp tham gia vào cả 2 hoạt động này.
Họ sẽ tham gia vào các công việc liên quan đến UI - UX để nghiên cứu và tối ưu được trải nghiệm cho người dùng. Sau đó sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình cần thiết như HTML5, CSS3, Javascript kết hợp với các framework như Bootstrap, Jquery, AngularJS,… để hoàn thành các công việc liên quan đến phần Frontend của dự án.
Thực hiện và triển khai các hạng mục liên quan đến API hoặc backend
Đây là một trong những công việc chính, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của các FSD. Các lập trình viên Full-stack sau khi nghiên cứu hạ tầng sẽ sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để xây dựng phần backend hoặc các hạng mục liên quan đến API.
Là người chịu trách nhiệm các công việc thuộc hạng mục Client work
Lập trình viên Full-stack còn là người chịu trách nhiệm các hàng công việc liên quan đến Client. Họ sẽ là người làm việc trực tiếp, tiếp nhận yêu cầu cũng như ý kiến và mong muốn của khách hàng.
Sau đó là thực hiện xây dựng hệ thống, phần mềm theo đúng mong muốn của Client. Cuối cùng, các lập trình viên Full-stack cũng là người tiến hành soạn thảo tài liệu cũng như hướng dẫn sử dụng cho phía khách hàng.
Ngoài những đầu mục trên, Full Stack Developer còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ với độ khó cao. Có thể kể đến như nghiên cứu, xây dựng và phát triển các core micro-service framework, xây dựng API hay tối ưu hóa khả năng xử lý của hệ thống,...
Từ thực tế có thể thấy rằng khối lượng công việc mà các lập trình viên Full-stack phải thực hiện là khá nhiều. Áp lực công việc mà họ phải chịu cũng không hề ít. Vì thế mà các FSD thường xuyên phải làm thêm giờ và đối diện với nhiều vấn đề rất nan giải.
Để đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công việc trước áp lực lớn với các lập trình viên Full-stack không hề đơn giản. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là vị trí mà nhiều người, nhất là những ai làm trong lĩnh vực công nghệ đang hướng tới.
Là vị trí trọng yếu trong các dự án công nghệ nên yêu cầu đối với các ứng viên cho vị trí Full stack developer cũng khắt khe hơn. Vậy để trở thành một lập trình viên full-stack thì cần đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức cũng như kỹ năng như thế nào?
Hiểu và nắm vững các kiến thức chuyên môn là yêu cầu đầu tiên mà các lập trình viên full-stack phải đáp ứng được. Cụ thể như sau:
Hiểu biết và có thể sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình
Điều kiện tiên quyết để trở thành một lập trình viên nói chung và lập trình viên full-stack nói riêng chính là hiểu và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình. Chỉ khi đó, các nhà phát triển phần mềm mới có thể đảm bảo chất lượng đầu ra của phần mềm.
Để đảm bảo chất lượng phía frontend, lập trình viên cần nắm vững 3 ngôn ngữ chính là HTML, CSS và Javascript.
Đối với phía backend, các FSD cần ứng dụng linh hoạt các ngôn ngữ lập trình server-side như PHP, Python,... để xây dựng. Ngoài ra, các lập trình viên cũng cần sử dụng thành thạo các ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server,... để thực hiện thay đổi database hoặc trả dữ liệu cho người dùng.
Ngoài ra, một FSD cũng được yêu cầu có những hiểu biết cơ bản về thiết kế giao diện người dùng; cách sử dụng version control system, quản lý phiên bản hoặc làm việc cùng API. Bên cạnh đó là chuẩn bị khối kiến thức về bảo mật cũng như giải thuật để đảm bảo hiệu quả công việc luôn ở mức tốt nhất.
Có thể sử dụng kết hợp các framework khác
Không chỉ biết cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các FSD còn phải biết và ứng dụng được các framework khác. Nếu phần frontend có Bootstrap, Foundation, Backbone,... thì ở phần backend, lập trình viên full-stack còn cần ứng dụng được các khung PHP phổ biến như Zend, Symfony và CakePHP.
Điều này sẽ giúp ứng dụng được tối ưu cả về mặt thiết kế lẫn xử lý dữ liệu. Và các ứng dụng này cũng sẽ giúp ứng dụng, phần mềm sau khi phát hành tương thích tốt hơn trên nhiều nền tảng thiết bị.
Ngoài khối kiến thức chuyên môn, để trở thành một Full stack developer còn cần cả khối kỹ năng mềm cần thiết. Một số kỹ năng mềm không thể thiếu để phục vụ cho công việc của một FSD phải kể đến là:
Khả năng sáng tạo
Mục tiêu mà các nhà phát triển phần mềm đặt ra luôn là một dự án tạo ra các sản phẩm thu hút người dùng. Chính vì thế nên trên cương vị là những người trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu và phát triển, lập trình viên Full-stack cần có khả năng sáng tạo nhất định.
Có khả năng hoạch định chiến lược rõ ràng
Đây là một trong những kỹ năng mà một Full stack developer nhất định phải có. Sở hữu khả năng này sẽ giúp FSD có thể đưa ra những mục tiêu và chiến lược cho từng giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, phát triển và mở rộng. Khả năng này cũng cho phép các lập trình viên có thể hợp lý hóa quá trình tạo ra các ứng dụng.
Có kỹ năng phân tích thông tin
Phân tích thông tin là một trong những kỹ năng mà các lập trình viên Full-stack nhất định phải có. Kỹ năng này sẽ cho phép các FSD tiếp nhận và phân tích thông tin một cách chính xác. Từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp giúp tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.
Khả năng phản ứng và xử lý vấn đề khi phát sinh lỗi
Việc xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện là điều hoàn toàn có thể. Và các lĩnh vực đặc thù như công nghệ với sản phẩm là các phần mềm thì đây lại là điều khó tránh khỏi.
Chính vì thế nên để đảm bảo chất lượng phần mềm, các lập trình viên Full-stack cần trang bị khả năng phản ứng và xử lý vấn đề ngay khi phát sinh lỗi. Điều này cũng sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại, nhất là trong những trường hợp phát sinh lỗi ở backend, phần cứng hoặc cơ sở dữ liệu.
Kỹ năng quản lý thời gian
Nghe khá đơn giản nhưng quản lý thời gian là điều thực sự cần thiết với các FSD. Bởi lẽ khối lượng công việc của các lập trình viên Full-stack là rất lớn. Nếu không thể quản lý thời gian một cách khoa học thì sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp bị trễ deadline, không đảm bảo tiến độ hoặc chất lượng công việc.
Ngoài ra, các lập trình viên Full-stack cũng cần trang bị cho mình khả năng làm việc nhóm, trao đổi và thuyết trình trước đám đông. Điều đó sẽ góp phần giúp các lập trình viên đảm bảo cả tiến độ lẫn chất lượng công việc cần thực hiện.
Không phải ngẫu nhiên mà dù khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao lại thường xuyên phải làm thêm giờ nhưng vẫn rất nhiều người lựa chọn trở thành một full stack developer. Bên cạnh cơ hội việc làm rộng mở, khả năng thăng tiến tốt thì mức lương của vị trí này cũng vô cùng hấp dẫn.
Theo nghiên cứu của chuyên trang salaryexplorer.com, hiện tại mức lương của vị trí Full-stack developer dao động trong khoảng từ 9 đến 25 triệu đồng/tháng. Trong đó, với những FSD mới ra trường, có kinh nghiệm thì mức lương dao động trong khoảng từ 9.000.000 đến 12.000.000 vnđ/tháng.
Tuy nhiên, khi có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm thì mức lương thấp nhất mà các FSD nhận được đã ở mức 15 triệu đồng. Nếu có kiến thức và kỹ năng tốt thì mức thu nhập này còn cao hơn. Thậm chí với những FSD kỳ cựu thì mức thu nhập có thể đạt được từ 25 đến 30 triệu đồng.
Theo nhiều thống kê thì mức lương cơ bản của các FSD có thể cao hơn các nhà phát triển web thông thường đến 30%. Thậm chí, nếu bạn đủ kinh nghiệm, năng lực và có được môi trường phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể đề xuất mức lương tương ứng với khả năng của mình.
Lập trình vốn là lĩnh vực khá đặc thù và không phải ai thích cũng có thể theo đuổi được. Và với một vị trí đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng như Full stack developer thì sự khó khăn lại càng nhân lên gấp bội. Vậy làm sao để có thể trở thành một Full stack developer tài giỏi?
Một lập trình viên Full-stack phải chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều phần trong hệ thống. Vì thế nên không khó hiểu khi một FSD phải am hiểu và thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thì bạn cần xác định rõ đâu là những ngôn ngữ trọng yếu, cần thiết nhất cũng như phải sử dụng nhiều nhất. Bạn nên dành thời gian tập trung vào những ngôn ngữ này trước rồi sẽ mở rộng thêm vốn hiểu biết sau.
Ví dụ như khi dự định trở thành một nhà phát triển ứng dụng web full-stack, bạn nên tìm hiểu các ngôn ngữ xây dựng giao diện trước như HTML, CSS, Javascript. Sau đó, khi đã cảm thấy mình có thể sử dụng tốt các ngôn ngữ này thì các ngôn ngữ dùng cho xây dựng backend sẽ là sự lựa chọn tiếp theo. Các ngôn ngữ dùng để truy vấn dữ liệu và xác thực người dùng có thể kể đến như Node.js, PHP, SQL Server,...
Đối với một Lập trình viên full-stack, việc biết nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau là điều cần thiết và được đánh giá cao. Nó cũng là yếu tố đánh giá xem bạn có thể trở thành một FSD tài giỏi hay không. Thế nhưng, nếu quá đề cao số lượng mà bỏ đi chất lượng thì lại là điều không tốt.
Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có những đặc điểm rất riêng, đảm bảo cho mục đích sử dụng. Chính vì thế nên để có thể học và sử dụng thành thạo mỗi một ngôn ngữ lập trình là điều không hề đơn giản. Việc bạn học quá nhiều ngôn ngữ lập trình cùng lúc sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn, không thể tập trung đi sâu và hiểu hết được các ngôn ngữ cũng như cách sử dụng nó.
Chính vì thế nên ở mỗi thời điểm nhất định, bạn nên tập trung vào một ngôn ngữ lập trình nào đó. Sau khi đã thực sự hiểu và sử dụng thành thạo nó thì việc chuyển sang tìm hiểu các ngôn ngữ khác cũng không hề muộn.
Đối với bất kỳ ai, với bất kỳ lĩnh vực nào thì sách luôn là nguồn kiến thức vô hạn và vô cùng tuyệt vời và với các lập trình viên cũng không ngoại lệ. Trước khi có thể thực hành thành thạo với vị trí của một lập trình viên Full-stack thực thụ thì sách hướng dẫn về các ngôn ngữ lập trình sẽ là điều mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên thì bạn nên thực hành liên tục sau khi nắm bắt được lý thuyết để hiểu và có thể vận dụng các ngôn ngữ lập trình một cách linh hoạt.
Bên cạnh đó, một cách mà bạn có thể cân nhắc nữa chính là tham gia các lớp học online, các buổi hội thảo hay workshop về công nghệ, phần mềm. Bởi lẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi và cập nhật là điều vô cùng cần thiết với các lập trình viên.
Đây cũng là cách để các lập trình viên có thể tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ mới, các xu hướng hoặc phương pháp xây dựng phần mềm khác nhau. Từ đó có thêm các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để xử lý công việc một cách hiệu quả hơn.
Trên thực tế, khoa học máy tính và lập trình là hai khái niệm, hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Và làm lập trình thì bạn không bắt buộc phải hiểu rõ về phần cứng hay mạng máy tính. Tuy nhiên, đây sẽ là hành trang cực kỳ hữu dụng để bạn có thể phát triển tốt hơn trong lĩnh vực IT.
Bởi không chỉ có các khối ngành xây dựng phần mềm ngày một phát triển mà khoa học máy tính cũng có những bước tiến cực kỳ ấn tượng. Nếu là một lập trình viên Full-stack mà không biết, không hiểu về khoa học máy tính thì bạn sẽ rất khó để bắt kịp với xu hướng trên thị trường.
Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong những ngành sở hữu tốc độ phát triển ấn tượng bậc nhất trên thị trường. Và Full stack developer chính là một trong những vị trí được săn đón và có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Vậy các lập trình viên full-stack có thể tìm việc làm ở đâu?
Các lập trình viên không nên bỏ qua các tin tuyển dụng của các tập đoàn, các công ty công nghệ hàng đầu trên thị trường. Các đơn vị này thường sẽ có fanpage hoặc chuyên mục tuyển dụng riêng trên website.
Bên cạnh đó, mạng lưới các nền tảng tuyển dụng cũng là một trong những cách để các lập trình viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm. Và Job3S là một trong số đó. Cơ hội việc làm đa dạng, mức lương hấp dẫn cùng chế độ phúc lợi tốt nên không khó hiểu khi Full-stack developer trở thành một trong những vị trí được săn đón bậc nhất trên thị trường lao động hiện nay.
Qua bài viết trên đây, Job3S đã đem đến những thông tin cơ bản nhất, giúp bạn hiểu được Full stack developer là gì, công việc cụ thể cũng như các yêu cầu cần thiết của vị trí này. Hy vọng với những gì mà Job3S chia sẻ, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về một trong những nghề nghiệp có sức phát triển thuộc top đầu thị trường hiện nay.
Full-stack developer là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tới cả phần Frontend và Backend của một dự án bất kỳ.
Trở thành một Full-stack developer sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển. Nhưng cùng với đó là những hạn chế cần khắc phục.
Full-stack developer chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều đầu mục công việc khác nhau dù là ở vị trí của frontend, backend hay lập trình hệ thống.
Yêu cầu của một Full-stack developer là rất cao. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì các lập trình viên Full-stack còn cần đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng mềm.
Mức lương của một Full-stack developer so với mặt bằng chung trên thị trường là khá cao.
Nếu muốn trở thành một Full-stack developer, bạn cần xác định lộ trình rõ ràng và không ngừng học hỏi để đạt được mục tiêu.
Full-stack developer có thể tìm việc làm trên nhiều nền tảng khác nhau, trong đó có các website tìm việc làm trong đó có Job3S.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong nghành IT
IT Helpdesk là gì | Devops là gì | Front End là gì | Software Engineer là gì |
Backend là gì | IT là gì | Coder là gì | Developer là gì |
IT là gì | Data analyst intern là gì | Full stack developer là gì |
Mẫu CV hot theo ngành nghề