Bạn là ?
Khối ngành kiến trúc vẫn luôn tồn tại sức hút rất lớn, nhất là đối với các bạn trẻ. Cũng không ít người nhận xét rằng kiến trúc sư là ngành nghề nhàn hạ, lương cao và chưa bao giờ hết “hot”. Thế nhưng trên thực tế thì có phải vậy?
Kiến trúc sư được biết đến là người giữ vị trí rất quan trọng trong các khâu trước khi xây dựng một công trình nào đó. Họ chịu trách nhiệm là người lên ý tưởng, Thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, mặt bằng, cảnh quan hay nội thất,... của một công trình nào đó.
Các bản vẽ sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở của việc đưa ra giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ và giải pháp về phía kỹ thuật cho các công trình. Song song với đó, kiến trúc sư cũng là người trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng để đảm bảo nó được thực hiện theo đúng bản vẽ cũng như đảm bảo tiến độ.
Hiểu một cách đơn giản hơn, kiến trúc sư chính là người tạo ra những sản phẩm kiến trúc ở hình thức các bản vẽ thiết kế công trình. Và các thiết kế này nhằm mục đích hiện thực hóa nhu cầu về không gian sống của con người. Các thiết kế thường đảm bảo rằng có sự nhất quán về tổng thể, có tính thẩm mỹ và đảm bảo sự an toàn tại một khu vực nhất định.
Ngoài ra, kiến trúc sư cũng là những người đưa ra dự báo về xu hướng thay đổi và phát triển của công trình xây dựng, của sự quy hoạch vùng,... Họ cũng sẽ là người cung cấp các giải pháp kiến trúc cho các khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để tạo nên những bản thiết kế của các công trình đảm bảo được cả tính ứng dụng lẫn thẩm mỹ, các kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sử dụng sự sáng tạo cũng như đặt cả tâm huyết vào đó. Và kết quả đạt được chính là sự thành công trong việc chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào bản vẽ dù là công trình mới hay các yêu cầu nâng cấp, sửa chữa.
Xem thêm: Nghề kiến trúc sư là gì? Làm thế nào để trở thành kiến trúc sư?
Trong quá trình thi công, xây dựng các dự án, kiến trúc sư cũng đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau. Một số vai trò quan trọng phải kể đến như:
Giữ vai trò là một nhà tư vấn với khối kiến thức sâu rộng
Tư vấn là một trong những bước cực kỳ quan trọng với việc thi công xây dựng các công trình. Nó cũng là bước đầu tiên, là tiền đề để tạo nên một công trình xây dựng bất kỳ.
Ở bước này, kiến trúc sư sẽ là người tư vấn cho khách hàng các vấn đề về giải pháp quy hoạch, kiến trúc công trình hay các loại vật liệu, biện pháp thi công phù hợp. Các tư vấn này cũng dựa trên nhu cầu và điều kiện của khách hàng.
Hoàn thành được quá trình tư vấn, kiến trúc sư cũng sẽ phần nào xác định được các bước cần thiết tiếp theo. Và kết quả của quá trình này có thể là tài liệu, là kịch bản, là thiết kế sơ bộ hay định hướng phát triển dự án.
Là một nhà thiết kế tài năng
Nếu tư vấn là quá trình để xác định nhu cầu của khách hàng thì khâu triển khai sẽ hiện thực hóa điều đó. Lúc này, các kiến trúc sư sẽ trở thành một nhà thiết kế tài năng, phác họa toàn bộ những ý tưởng lúc trước thành các bản vẽ cụ thể.
Đặc biệt hơn, các bản vẽ này còn bao gồm cả số liệu, kích thước, các loại vật liệu hay màu sắc,... Tất cả sẽ được tính toán sao cho phù hợp, đảm bảo ý tưởng ban đầu nhưng cũng cần thực tế, đáp ứng cả yếu tố về chi phí, khả năng cung ứng vật liệu cũng như các giải pháp thi công.
Giữ vai trò là một nhà quản lý nghiêm khắc, sát sao
Với mỗi công trình xây dựng, kiến trúc sư được xem như tác giả nhưng cũng chính là người chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện. Họ cũng là người quản lý về mặt chuyên môn từ thiết kế đến thi công.
Quá trình hiện thực hóa công trình từ bản vẽ là không hề đơn giản. Chính vì thế nên để đảm bảo được chất lượng công trình sao cho sát với bản vẽ nhất, kiến trúc sư cần nắm được tổng thể quá trình thực hiện, các hạng mục, giai đoạn liên quan. Từ đó có thể kết hợp với bên thi công để đảm bảo quá trình thi công công trình xây dựng được diễn ra hiệu quả nhất.
Nhiều người nghĩ rằng kiến trúc sư chỉ chịu trách nhiệm là lên ý tưởng và thực hiện thiết kế bản vẽ. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Tùy vào lĩnh vực cụ thể, các dự án khác nhau mà công việc của kiến trúc sư cũng sẽ có sự linh động và khác biệt. Dưới đây là một số công việc, nhiệm vụ cụ thể của kiến trúc sư mà có thể bạn chưa biết.
Nhiệm vụ chính | Các công việc cụ thể |
Thực hiện thiết kế quy hoạch | - Là công việc khá phổ biến của các kiến trúc sư và thường là bước được thực hiện đầu tiên. - Kiến trúc sư cần đến tận nơi và thực hiện khảo sát hiện trạng xung quanh khu vực xây dựng từ đường sá, điện nước,... đến điều kiện sống. - Tìm hiểu và thu thập thông tin, vạch ra đề cương và thiết kế mặt bằng, phối cảnh,... - Thực hiện và hoàn thành các loại hồ sơ thiết kế cần thiết, trình bày và bảo vệ trước các cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo cũng như các chủ đầu tư,... - Là công việc khá phức tạp, có khối lượng lớn nên thường được thực hiện theo nhóm thay vì đơn lẻ. |
Trực tiếp thiết kế kiến trúc và giám sát quá trình thi công các công trình xây dựng | - Là một trong những công việc chính và thường thấy nhất của kiến trúc sư. - Trải qua nhiều giai đoạn từ đi thực địa, vạch đề cương đến lên ý tưởng, thiết kế. Sau khi hoàn thành bản vẽ, kiến trúc sư sẽ làm việc với các chuyên gia, xin ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thành hồ sơ và bảo vệ trước các bên liên quan. - Sau khi bản thiết kế được duyệt và đi vào quá trình thi công, kiến trúc sư sẽ trực tiếp giám sát xem công trình có đảm bảo thi công theo đúng bản vẽ cũng như các yếu tố về an toàn kỹ thuật có được đảm bảo hay không? - Đây cũng là công việc cho thấy được gu thẩm mỹ cũng như năng lực cá nhân của từng kiến trúc sư. |
Thực hiện thiết kế nội thất | - Trao đổi với khách hàng để biết được nhu cầu của gia chủ và xác định hướng thiết kế sao cho phù hợp nhất. - Lên phác thảo, thiết kế, lựa chọn và bố trí nội thất phía bên trong của công trình để đảm bảo tính đồng bộ, thẩm mỹ,... |
Thiết kế cảnh quan cho các công trình xây dựng | - Trực tiếp lên ý tưởng để thiết kế và sắp xếp các loại cảnh quan, bố trí các hình khối cụ thể để tạo nên một chỉnh thể đồng nhất và hài hòa. |
Phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo công việc được thực hiện trôi chảy | - Tìm hiểu và phối hợp chặt chẽ với các bên như quy hoạch, ngân sách, đo đạc, tư vấn hay các kỹ sư và quản lý xây dựng để đảm bảo rằng công trình được thi công đúng tiến độ, đảm bảo bám sát theo bản vẽ mà kiến trúc sư đưa ra. |
Lập báo cáo và đề xuất phương án xử lý nếu có sự cố | - Thống kê và lập bảng báo cáo tiến độ công việc thường xuyên, đánh giá tình hình chung để báo cáo với chủ đầu tư và khách hàng. - Cân nhắc để tiến hành điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn hoặc nhân công, vật liệu nếu cần thiết. - Đưa ra phương án khắc phục lỗi nếu có để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra suôn sẻ. |
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
Đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng công trình nên kiến trúc sư cần đảm bảo được những kỹ năng cần thiết. Vậy đâu là những kỹ năng không thể thiếu của một kiến trúc sư?
Khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành các bản vẽ
Với một kiến trúc sư thì đây là kỹ năng cần và nhất định phải có. Dù khả năng tư duy thẩm mỹ được đánh giá quan trọng hơn nhưng nếu không có khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành bản vẽ thì bạn cũng khó có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi.
Tư duy logic, nhất quán và óc thẩm mỹ sáng tạo tốt
Sự thẩm mỹ, sáng tạo là điều mà các kiến trúc sư cần thể hiện được trong các thiết kế của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của dự án thì các kiến trúc sư cũng cần đảm bảo được khả năng tư duy logic của mình.
Khả năng trình bày trước đám đông và thuyết phục người nghe
Một phần công việc của kiến trúc sư chính là trình bày ý tưởng với khách hàng cũng như các bên liên quan. Chính vì vậy mà khả năng thuyết trình cũng như thuyết phục người nghe là vô cùng quan trọng.
Khả năng chịu áp lực công việc với cường độ cao
Công việc của một kiến trúc sư là chưa bao giờ ít. Bên cạnh việc lên ý tưởng, thiết kế thì các kiến trúc sư còn phải giám sát trực tiếp tình trạng thi công của các công trình. Chính vì thế nên nếu không có khả năng chịu áp lực công việc với cường độ cao thì rất khó để trở thành một kiến trúc sư giỏi.
Khả năng tính toán, đo đạc tốt
Tính toán và đo đạc là điều mà kiến trúc sư phải làm khá thường xuyên. Vì thế nên nếu dự định trở thành một kiến trúc sư, hãy trang bị khả năng này thật tốt nhé.
Ngoài những kỹ năng chuyên môn trên, một kiến trúc sư cũng cần khả năng làm việc nhóm tốt, biết lắng nghe để điều chỉnh nếu cần thiết. Và một kiến trúc sư có đủ những phẩm chất trên không khó để phát triển tốt và trở thành kiến trúc sư giỏi.
Trở thành kiến trúc sư hiện là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Và một trong những lý do dẫn đến sự lựa chọn này chính là hy vọng về một công việc với mức thu nhập cao. Thế nhưng thực tế có “màu hồng” như vậy?
Theo thống kê của một số chuyên trang tuyển dụng trên thị trường Việt Nam, mức lương trung bình của các kiến trúc sư dao động trong khoảng từ 12 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, ở từng mức kinh nghiệm thì mức thu nhập cũng khác nhau.
Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương kiến trúc sư khá thấp, chỉ khoảng từ 5.000.000 đến 7.000.000 vnđ một tháng.
Khi đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm việc và tùy theo khả năng của từng người, mức lương này dao động trong khoảng 10.000.000 đến 15.000.000 vnđ một tháng.
Đối với những kiến trúc sư có kinh nghiệm 5 năm trở lên thì mức lương có thể ở mức trên 30.000.000 vnđ một tháng.
Đặc biệt, khả năng ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Nếu một kiến trúc sư thực sự tài giỏi, lại có thể sử dụng ngoại ngữ tốt thì mức thu nhập có thể lên đến 2.500 đến 3.000 USD/tháng.
So với mặt bằng chung của nhiều ngành nghề khác, mức lương của kiến trúc sư không hề thấp. Thậm chí nếu làm tốt thì đây còn là một trong những ngành có mức lương cao trên thị trường lao động. Tuy nhiên, nếu nhìn vào khối lượng công việc cũng như những gì mà kiến trúc sư bỏ ra thì mức lương này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Trở thành kiến trúc sư vẫn luôn là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Thậm chí, có những bạn nuôi dưỡng ước mơ này suốt những năm tháng phổ thông. Vậy làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư?
Trang bị kiến thức để xét tuyển vào các trường học đào tạo chuyên môn
Cách an toàn nhất nhưng cũng là quan trọng nhất đối với các bạn trẻ dự định trở thành kiến trúc sư chính là thi tuyển vào các trường đại học có đào tạo ngành này. Đây cũng là nơi đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về nghề nghiệp cũng như giúp bạn đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai.
Hiện nay, các ngành kiến trúc đang xét tuyển bằng hai khối thi chính là khối V và khối H. Các trường khác nhau thì khối thi tuyển cũng sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các tổ hợp môn được dùng để xét tuyển bao gồm:
V00 (Toán, Lý, Vẽ)
V02 (Toán, Anh, Vẽ)
H01 (Toán, Văn, Vẽ)
H02 (Văn, Anh, Vẽ)
Đặc biệt hơn, những năm gần đây môn Vẽ được mở rộng thành vẽ hình họa và vẽ mỹ thuật. Bên cạnh đó thì điểm thi vẽ cũng sẽ được nhân đôi nếu bạn dự thi khối ngành kiến trúc.
Để trở thành kiến trúc sư thì kiến thức chuyên môn là điều quan trọng nhất. Vì thế nên với các bạn trẻ dự định trở thành một kiến trúc sư thì việc trúng tuyển vào các trường có đào tạo ngành này như Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc TP HCM, Trường Đại học Xây dựng hay Trường đại học Văn Lang là điều rất quan trọng.
Đi thực tập, trải nghiệm thực tế các công việc của kiến trúc sư
Trước khi chính thức trở thành một kiến trúc sư thì việc đi thực tập, trải nghiệm thực tế công việc này cũng là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp các bạn có được cái nhìn thực tế nhất về khối lượng công việc, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của bản thân trong tương lai.
Đây cũng được xem là bước rất quan trọng để các bạn trẻ quyết định rằng mình có hãy không nên trở thành một kiến trúc sư. Chuẩn bị tốt ở khâu này, việc bạn có thể trở thành một kiến trúc sư thực thụ cũng không còn là điều quá khó khăn.
Trau dồi, rèn luyện thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết
Kể cả khi đã trở thành một kiến trúc sư, việc học tập và liên tục cập nhật vẫn vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn có thể vững chuyên môn mà còn cập nhật nhanh chóng những xu hướng thay đổi để tiến hành điều chỉnh hay sáng tạo thêm cho phù hợp.
Nền kinh tế , xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về tính thẩm mỹ trong kiến trúc cũng ngày một tăng cao. Điều này được xem là nền tảng, mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho các kiến trúc sư.
Sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, các cử nhân - kỹ sư kiến trúc có thể công tác tại vị trí khác nhau từ Kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư nội thất,... Vậy thì có thể tìm việc làm kiến trúc ở đâu?
Với nhu cầu cao như hiện nay thì không chỉ ở Hà Nội, TPHCM hay các thành phố lớn mà kiến trúc sư có thể tìm việc ở cả các tỉnh thành khác. Bên cạnh các hình thức tìm việc trực tiếp, tìm việc làm online cũng đang trở thành xu hướng mà nhiều kiến trúc sư lựa chọn.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì chỉ riêng trong năm 2021, các nền tảng tuyển dụng online tương tự Job3S cung cấp tới hơn 70% cơ hội việc làm ngành kiến trúc. Và ở thời điểm hiện tại thì con số này còn nhiều hơn.
Là một trong những nghề có sự cạnh tranh rất lớn, tỷ lệ đào thải cũng cao nên để có được một vị trí vững chắc trong ngành là không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên trang dự đoán thì trong vòng 10 năm tới, mức độ tăng trưởng ngành kiến trúc cũng chỉ ở mức 4% - thấp hơn khá nhiều ngành nghề khác.
Tuy nhiên điều này cũng không thể phủ nhận rằng nếu là một kiến trúc sư thực sự có năng lực cũng như mắt thẩm mỹ thì việc có một công việc tốt là hoàn toàn có thể. Có lẽ vì thế nên kiến trúc sư vẫn luôn là một trong những ngành rất có sức hút, nhất là đối với các bạn trẻ.
Trên đây là một số kiến thức giúp bạn trả lời được câu hỏi kiến trúc sư là gì cũng như hiểu được công việc cụ thể, kỹ năng cần có của một kiến trúc sư. Hy vọng với những kiến thức mà Job3S đem lại, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề có sức cạnh tranh lớn nhất nhì trên thị trường hiện nay.
Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm là người lên ý tưởng, Thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, mặt bằng, cảnh quan hay nội thất,... của một công trình xây dựng nào đó.
Trong các dự án xây dựng, kiến trúc sư giữ nhiều vai trò quan trọng như người tư vấn cho khách hàng, người trực tiếp thực hiện thiết kế hay một nhà quản lý tiến độ cực nghiêm khắc.
Công việc của một kiến trúc sư không chỉ đơn thuần là việc thiết kế. Họ còn chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều công việc khác như đi thực tế, khảo sát, giám sát công trình hay lập kế hoạch báo cáo.
Để có thể trở thành một kiến trúc sư tài ba thì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết.
Mức lương trung bình hiện nay của kiến trúc sư được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung của các công việc khác. Tuy nhiên so với khối lượng công việc, trách nhiệm hay những gì mà kiến trúc sư bỏ ra thì mức lương này vẫn gây khá nhiều tranh cãi.
Để trở thành một kiến trúc sư là điều không hề dễ. Các bạn trẻ có ý định trở thành một kiến trúc sư cũng nên cân nhắc và xác định thật kỹ trước khi lựa chọn.
Bạn có thể tìm việc làm kiến trúc sư bằng nhiều hình thức khác nhau. Và với sức cạnh tranh như ở thời điểm hiện tại, để có thể trở thành một kiến trúc sư và phát triển vững vàng là điều không hề dễ.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc đơn giản
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc
Những bài viết liên quan:
IT Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Các Vị Trí Công Việc Nhân Viên IT
Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Lương Lễ Tân Khách Sạn Bao Nhiêu?
Nhân Viên Dọn Phòng Khách Sạn Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Nhân Viên Dọn Phòng Khách Sạn
Mẫu CV hot theo ngành nghề