I. NHÂN SỰ:
1. Đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm và chấm dứt HĐLĐ;
2. Tuyển chọn và sắp xếp bố trí công việc;
3. Đánh giá nhân sự phụ trách;
4. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật nhân sự;
5. Phân ca làm việc, theo dõi ngày off/phép/tăng ca;
6. Giao việc cụ thể cho nhân viên cấp dưới.
II. ĐÀO TẠO:
1. Hoàn thành các chứng chỉ, chương trình đào tạo cá nhân;
2. Cập nhật các quy định quy chế, bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc và các loại tài liệu vận hành;
3. Đào tạo, hướng dẫn công việc nhân viên dưới quyền;
4. Định hướng, kèm cặp, tư vấn nhân viên dưới quyền & phát triển các nhân tố tiềm năng, cán bộ nguồn;
5. Tham gia diễn tập tình huống giả định.
III. QUẢN TRỊ KẾ HOẠCH:
1. Lập, triển khai, giám sát và báo cáo kết quả các kế hoạch hành động của bộ phận;
2. Lập, triển khai, giám sát và báo cáo kết quả các kế hoạch định kỳ của bộ phận;
3. Lập kế hoạch ngân sách bộ phận.
IV. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1. Kiểm soát việc thực hiện đúng ngân sách Capex/Opex/Định mức hạn mức;
2. Đề xuất điều chỉnh ngân sách bộ phận phù hợp với thực tế, nhu cầu;
3. Dự kiến kế hoạch mua sắm và thực hiện kế hoạch mua sắm đúng nhu cầu thực tế và hiệu quả;
4. Kiểm soát chất lượng về cung ứng hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa đầu vào;
5. Kiểm soát chất lượng tài sản, hàng tồn kho;
6 Kiểm soát việc sử dụng, bảo quản, báo cáo hỏng, hủy các lại tài sản, hàng hóa, vật tư...;
7 Đánh giá hiệu quả hoạt động bộ phận quản lý.
V. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ & HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm soát tuân thủ và chất lượng dịch vụ
1.1. Rà soát, đề xuất bổ sung các hạng mục còn thiếu theo bảng kiểm tuân thủ của công ty;
1.2. Kiểm tra các qui trình kiểm soát của Kế toán liên quan đến mua sắm, PR/PO;
1.3. Kiểm tra sắp xếp nhân sự đảm bảo vận hành tại các thời điểm;
1.4. Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn dịch vụ, tiêu chuẩn setup, nội qui qui định, hướng dẫn công việc, checklist của tất cả nhân viên bộ phận;
1.5. Kiểm tra tình trạng hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc tại khu vực quản lý theo yêu cầu về ANAT, PCCN và tiêu chuẩn vận hành khác;
1.6. Kiểm tra thông tin liên quan đến số lượng khách, quá trình setup, kiểm tra chuẩn bị và phục vụ;
1.7 Tiếp nhận & phối hợp xử lý các phàn nàn của khách tại chỗ;
1.8. Kiểm tra xác suất 20% công việc của cấp dưới (trực tiếp và qua Camera);
1.9. Thực hiện các loại báo cáo hàng ngày, định kỳ và phát sinh.
2. Kiểm soát hiệu quả & vận hành:
2.1. Kiểm soát và thúc đẩy các kế hoạch, chiến dịch đúng hạn và đạt hiệu quả tốt nhất;
2.2. Đề xuất giải pháp, phương án tối ưu nguồn lực, chi phí vận hành và triển khai áp dụng hiệu quả nhất vào từng thời điểm;
2.3. Rà soát và để xuất đơn giản hóa/tối ưu các hướng dẫn công việc, qui trình phối hợp để tăng NSLĐ, tính đa nhiệm của nhân viên và hiệu quả vận hành;
2.4. Tham khảo điểm đánh giá CLDV/hài lòng của khách hàng để đề xuất phương án nâng cao chất lượng phục vụ;
2.5. Phê duyệt theo đúng phân quyền, phạm vi trách nhiệm và quyền được giao;
2.6. Triển khai các buổi họp trong ngày, truyền đạt và tổng kết các nội dung công việc/KPI;
2.7. Giải quyết và trả lời các vướng mắc của nhân viên liên quan quyền lợi, nghĩa vụ người lao động;
2.8. Thanh tra chéo các bộ phận;
2.9. Phối hợp và hỗ trợ công việc của các bộ phận khác.
IV. QUẢN TRỊ CHUYÊN MÔN:
1. Quản lý hoạt động vệ sinh môi trường, đem đến hình ảnh sạch sẽ theo tiêu chuẩn để đảm bảo mỹ quan chung của STH;
2. Phương án hiệu quả xử lý rác, côn trùng và các loài động vật gây hại;
3. Kiểm tra và đảm bảo mức độ vệ sinh sạch sẽ sẵn sàng cho hoạt động;
4. Tìm hiểu và đề xuất các loại máy móc thiết bị chuyên dụng, hóa chất cần thiết/tối ưu vận hành;
5. Phân bổ việc sử dụng máy móc thiết bị để tăng năng suất sử dụng trang thiết bị, máy móc chuyên dụng;
6. Có mặt tại các khu vực dịch vụ đông khách trong giờ cao điểm để kiểm soát chất lượng, điều phối và hỗ trợ nhân viên;
7. Thực hiện thanh tra chuyên đề các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường;
8. Thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu quản lý cấp trên.