Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 08/04/2024 06:37:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Bảo hiểm xã hội là gì? Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ gặp các rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc tử tuất.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì được quy định ở trong bộ luật BHXH năm 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn. Theo đó:

Bảo hiểm xã hội chính là phần đảm bảo thay thế hay bù đắp cho thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập bởi ốm đau, thai sản, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Hình thức này được đưa ra dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

BHXH hiện đang được nhà nước Việt Nam bảo hộ theo đúng với quy định của pháp luật. Mục đích giúp đảm bảo an toàn về vấn đề đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình. Do đó, đây được xem là chế độ góp phần không nhỏ tới việc bảo vệ cho an toàn của xã hội và cũng là một phần trụ cột chính trong hệ thống an sinh, xã hội của nước nhà.

bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội chính là phần bù đắp cho thu nhập của người lao động

2. Bảo hiểm xã hội gồm các loại hình nào?

Khi đã tìm hiểu bảo hiểm xã hội là gì nhiều người sẽ quan tâm tới các loại hình cơ bản. Theo đó, BHXH được chia thành 2 hình thức cơ bản là.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Loại hình này do nhà nước tổ chức và bắt buộc những người lao động hay người sử dụng lao động phải tham gia. Theo quy định của bộ luật BHXH năm 2014 cùng với những quy định pháp luật hướng dẫn có liên quan tới Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì người tham gia sẽ được hưởng các chế độ là chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Loại hình này do nhà nước tổ chức và người tham gia có quyền lựa chọn các phương thức cũng như mức đóng sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính, thu nhập của mình. Theo đó nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ cho người tham gia đóng BHXH nhằm mục đích hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là do nhà nước tổ chức bắt buộc NLĐ phải tham gia

>> Xem thêm: Mức Lương Ngành Kỹ Thuật Máy Tính Là Bao Nhiêu? Cơ Hội Việc Làm Trên Thị Trường

3. Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ gì?

Với những thông tin từ việc tìm hiểu bảo hiểm xã hội là gì, có thể thấy bảo hiểm như một quy định pháp luật dự liệu được đặt ra nhằm giúp cho các đối tượng khi tham gia vào có thể hạn chế một cách thấp nhất những rủi ro gặp phải do giảm sút thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi đóng BHXH bạn sẽ được hưởng các chế độ cơ bản như sau:

  • Chế độ thai sản bảo hiểm xã hội là gì: Chế độ này nhằm trợ cấp cho người lao động nữ mang thai, sinh con, đặt vòng tránh thai, triệt sản, nuôi con hoặc lao động nam có vợ sinh con.

  • Chế độ ốm đau: Được dùng để trợ cấp khi gặp những vấn đề bất khả kháng gây ảnh hưởng tới thu nhập thực tế như tai nạn, bệnh tật, ốm đau…

  • Chế độ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động: Được đưa ra để trợ cấp cho người tham gia khi bị tai nạn tại nơi làm việc, trong hoặc ngoài giờ làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện những công việc được chỉ đạo bởi người sử dụng lao động, trên đường đến công ty hay từ công ty về nhà, những người lao động bị suy giảm khả năng từ 5% do nguyên nhân tai nạn.

  • Chế độ hưu trí: Bảo hiểm xã hội trả trợ cấp cho người lao động đã tới tuổi nghỉ hưu.

  • Chế độ tử tuất: Khi gia đình có người tham gia bảo hiểm qua đời, BHXH trả trợ cấp cho người lo mai táng của người đó.

bảo hiểm xã hội là gì
Chế độ thai sản trợ cấp cho lao động nữ khi mang thai, sinh con

4. Mức đóng bảo hiểm xã hội trong khi tham gia là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định phụ thuộc vào loại hình mà bạn tham gia. Theo đó, tuỳ từng hình thức BHXH tự nguyện hay bắt buộc sẽ có cách tính cụ thể như:

Mức đóng bảo hiểm xã hội là gì theo hình thức bắt buộc

Số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa theo công thức:

Mức đóng BHXH bắt buộc = Tiền lương căn cứ của người tham gia x tỷ lệ trích đóng.

Trong đó, tỷ lệ trích đóng gồm 2 mức:

  • Tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là người Việt Nam là 10,5%, NLĐ nước ngoài là 9,5%.
  • Tổng mức đóng của những người sử dụng lao động cho NLĐ là người Việt Nam là 21,5%, cho NLĐ nước ngoài là 20,5%.

Nghĩa là, tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc mỗi tháng đối với người lao động cùng người sử dụng lao động là người Việt Nam sẽ bằng 32.5% tổng lương tháng tham gia bảo hiểm, trong đó người sử dụng lao động sẽ đóng 21,5% và NLĐ đóng 10,5%.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có quy định về mức đóng khác so với bắt buộc. Theo đó, người lao động cần phải nộp 22% thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào trong quỹ tử tuất và hưu trí. Tuy nhiên, số tiền này không thấp hơn so với mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn và không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.

bảo hiểm xã hội là gì
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập hàng tháng

5. Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?

Đóng bảo hiểm xã hội là gì và tiền lương tính gồm những khoản nào là vấn đề mà rất nhiều người vẫn đang quan tâm. Tuỳ vào từng hình thức khác nhau sẽ có quy định cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với hình thức BHXH bắt buộc tiền lương tháng đóng vào do chế độ tiền lương mà nhà nước quy định gồm có:

  • Tiền lương tính theo ngạch, bậc, các cấp bậc, quân hàm.

  • Những khoản phụ cấp theo chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề…

Tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động dựa theo chế độ lương của người sử dụng lao động quyết định gồm có.

  • Mức lương thưởng.

  • Phụ cấp.

  • Những khoản bổ sung theo đúng với quy định đã đưa ra.

Theo đó, mức tiền lương tối đa để đóng bảo hiểm xã hội = 20 x mức lương cơ sở.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động tự chọn mức thu nhập nhưng cần tuân thủ về mức thấp nhất và cao nhất như sau.

  • Mức thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo tại khu vực nông thôn (700.000 đồng).

  • Mức cao nhất = 20x mức lương cơ sở (Tương ứng 29,8 triệu đồng).

bảo hiểm xã hội là gì
Cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

>> Xem thêm: Giám Sát Nhà Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Lương Hấp Dẫn Của Ngành Nghề Này

6. Mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Mức hưởng bảo hiểm xã hội là gì? Theo chính sách bảo hiểm, mức hưởng được chia thành từng trường hợp cụ thể như:

Hưởng chế độ ốm đau: Căn cứ theo quy định ở điều 28 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau tính theo tháng bằng 75% số tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Hưởng chế độ thai sản: Người lao động được hưởng chế độ thai sản với các khoản trợ cấp như sau.

  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2x mức lương cơ sở.
  • Trợ cấp thai sản đối với lao động nữ sinh con: Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng tham gia BHXH trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ x 6.
  • Tiền trợ cấp cho các trường hợp khác: Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng tham gia BHXH 6 tháng trước khi nghỉ/24 x số ngày nghỉ.

Mức hưởng tử tuất:

  • Mức trợ cấp tử tuất hàng tháng = 50% mức lương cơ sở. Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng sẽ bằng 70% lương cơ sở.

  • Trợ cấp tử tuất một lần = 1,5x mức lương bình quân tháng x số năm đóng BHXH trước 2014 + 2x mức lương bình quân tháng x số năm đóng BHXH sau năm 2014.

Mức hưởng hưu trí: Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng hưu trí tính theo công thức:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

7. Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?

Để biết rõ hơn nữa bảo hiểm xã hội là gì cũng như nắm bắt thông tin về quá trình tham gia BHXH của mình bạn có thể thực hiện tra cứu bằng một trong các cách dưới đây.

Cách 1: Tra cứu trực tuyến bảo hiểm xã hội thông qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

Cách 2: Tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội thông qua tin nhắn. Lúc này chỉ với 1000 đồng/tin, bạn sẽ có được dữ liệu mình cần thông qua cú pháp như sau.

BH QT {mã số bảo BHXH} rồi gửi tới 8079.

Hoặc BH QT {mã số bảo BHXH} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} rồi gửi tới 8079.

Cách 3: Tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID bằng cách tải và đăng nhập bằng số bảo hiểm xã hội là hoàn thành.

Các cách tra cứu đều thực hiện tương đối đơn giản. Chỉ cần bạn làm đúng với yêu cầu và thao tác là đã có thể nắm bắt đầy đủ thông tin, quá trình đã tham gia bảo hiểm xã hội của mình.

bảo hiểm xã hội là gì
Tra cứu BHXH trên VssID đang phổ biến hiện nay

8. Không đóng bảo hiểm xã hội có sao không?

Theo như phân tích về khái niệm bảo hiểm xã hội là gì, có thể thấy, bảo hiểm xã hội có 2 hình thức chính là bắt buộc và tự nguyện. Theo quy định cụ thể, người lao động khi làm việc tại những doanh nghiệp, đơn vị có ký kết hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp với người lao động cần phải bắt buộc đóng bảo hiểm. Tức là cả hai bên phải tham gia theo tỷ lệ trích đóng dựa vào tiền lương tương ứng trong hợp đồng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn có thể được xem xét, chấp thuận. Tuy nhiên phía người lao đồng cần nộp bản cam kết không tham gia BHXH và trình bày cụ thể, rõ ràng nguyên nhân.

bảo hiểm xã hội là gì
Có một số trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin tới bạn nhằm giải đáp thắc mắc bảo hiểm xã hội là gì. Việc tham gia BHXH mang tới rất nhiều quyền lợi đối với người lao động vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ càng thông tin và đóng để tránh bỏ lỡ chế độ mà bản thân được hưởng nhé.