Merchandiser là thuật ngữ phố biến trong các doanh nghiệp sản xuất, thế nhưng không phải ai cũng biết công việc của merchandiser là gì. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu công việc của merchandiser và vai trò của họ trong 1 công ty sản xuất.
Merchandiser là người điều phối hoạt động sản xuất, từ khi bắt đầu đến khi sản phẩm giao đến tay khách hàng. Cụ thể hơn, họ phụ trách liên lạc với nhà cung ứng vật liệu, tham gia vận hành khâu sản xuất, phụ trách bán hàng và quản lý đơn hàng.
Do đó dù không tham gia trực tiếp vào giai đoạn sản xuất nhưng họ là một mắt xích không thể thiếu để hoạt động của công ty vận hành trơn tru.
Thuật ngữ merchandiser xuất hiện phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành may mặc.
Biết được merchandiser là gì bạn sẽ hiểu vì sao chức vụ này lại quan trọng đến thế. Dưới đây là các vai trò cơ bản của một merchandiser trong doanh nghiệp:
Kiểm soát tất cả hoạt động sản xuất.
Kiểm soát quy trình sản xuất, gồm bao nhiêu công đoạn.
Hạn chế những sai sót có thể xảy ra, nếu có sẽ lên phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm: Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế là gì? Mức lương có cao không?
Thông thường trong một doanh nghiệp sẽ có bốn vị trí merchandiser, mỗi người đảm nhiệm một đầu công việc khác nhau. Cụ thể:
Merchandiser quản lý đơn hàng FOB: Nhiệm vụ theo dõi và quản lý đơn hàng của khách theo nhu cầu. Bạn sẽ nhận mẫu thiết kế từ khách, chỉnh sửa và gửi lại mẫu mới đến khi thống nhất được bản cuối cùng. Báo giá FOB và ký hợp đồng sản xuất.
Merchandiser quản lý đơn hàng CMT: Chịu trách nhiệm về công đoạn gia công sản phẩm, theo dõi và đốc thúc nhằm kịp tiến độ giao hàng. Phần lớn thời gian của CMT làm việc tại nhà máy và phân xưởng.
Merchandiser quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa: Phụ trách cung ứng sản phẩm và theo dõi hành trình đơn hàng đến khách quốc nội.
Công việc hàng ngày của một Merchandiser là gì? Khối lượng công việc của merchandiser thường xoay quanh:
Tiếp nhận đơn hàng từ khách, thực hiện y án theo yêu cầu đề ra.
Tiến hành lên kế hoạch, chiến lược bán hàng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, cung ứng đủ hàng hóa cho khách hàng.
Nhận ý kiến từ khách hàng, tiếp thu và phản hồi về dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực hiện kiểm tra, giám sát đều đặn quy trình làm việc cũng như nhận đánh giá từ khách hàng.
Tham gia vào phát triển thương hiệu, danh tiếng doanh nghiệp bằng các chiến lược cụ thể.
Quản lý quỹ tài chính từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Giám sát nhà hàng là gì? Công việc của giám sát nhà hàng như thế nào?
Trong ngành sản xuất, bạn có thể thử sức và làm việc với các vị trí công việc như sau:
Với vị trí này, bạn có cơ hội trao đổi trực tiếp với khách hàng và nhà máy sản xuất.
Yêu cầu dành cho vị trí này là khả năng truyền đạt tốt, đưa ra vấn đề khách hàng đang gặp phải và nêu hướng giải quyết hợp lí. Bên cạnh đó, MR phải lập kế hoạch lấy mẫu hàng hóa mới, trạng thái đơn hàng đã giao và thực hiện báo cáo hàng tuần.
Nhiệm vụ chính của B’s Mart là lên danh mục về quản trị mua bán hàng và hỗ trợ công tác quản lý, nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Nếu muốn thăng tiến trong ngành, đây là vị trí phù hợp để bạn tích lũy kinh nghiệm.
Ở vị trí này, nhân viên có trách nhiệm theo dõi và quản lý đơn hàng, doanh số thu về và số lượng hàng hóa đã bán ra.
Đồng thời bạn cũng cần đảm bảo các tiêu chí bán hàng, tuân thủ tầm nhìn của thương hiệu và thực hiện báo cáo doanh thu hàng tháng cho quản lý.
Bất kỳ vị trí công việc nào đều có những thước đo đánh giá hiệu quả, đối với Merchandiser áp dụng theo 4 tiêu chí như sau:
Về trình độ, nhà tuyển dụng đòi hỏi nhân viên merchandiser có kinh nghiệm trong vận hành và quản lý đội nhóm. Cùng với đó là khả năng am hiểu sản phẩm, nguyên vật liệu trong ngành may mặc. Những doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, có thể yêu cầu ứng viên về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng ở mức tốt.
Về kỹ năng, với khối lượng công việc lớn, những merchandiser tương lai cần trang bị:
Mức lương cơ bản của một nhân viên merchandiser dao động 7.000.000 - 12.000.000 VNĐ một tháng, áp dụng với người mới vào nghề. Với nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm hơn thì thu nhập có thể lên tới 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ một tháng.
Những con số nêu trên hoàn toàn có thể thay đổi, tăng theo khả năng thăng tiến của người lao động. Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại công ty nước ngoài thì mức lương gấp 2 - 3 lần doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp công việc của merchandiser là gì, vai trò và cơ hội làm việc của merchandiser trong doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về vị trí công việc này ở hiện tại và trong tương lai.