Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 24/06/2024 16:40:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Mách bạn cách viết CV Tư vấn chinh phục mọi nhà tuyển dụng

Để có thể tiến đến vòng phỏng vấn trực tiếp của công ty ở vị trí tư vấn viên thì bạn cần phải chuẩn bị một chiếc CV tư vấn ấn tượng. Lúc này thì nhà tuyển dụng mới chú ý đến bạn, nếu bạn có thể đưa ra những ưu điểm phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua các ứng viên khác. Và để có chiếc CV cuốn hút thì bạn cần phải biết cách viết từng phần thật chuẩn để tránh viết lan man.

1. Thông tin bắt buộc phải có trong CV tư vấn viên

Nhân viên tư vấn là vị trí đại diện công ty để giải đáp thắc mắc, đưa ra phương án để giải quyết vấn đề của khách hàng. Vì thế doanh nghiệp thường có một số yêu cầu đặc biệt với vị trí này như ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng lắng nghe và giải quyết vấn đề.

Đế ứng tuyển vào vị trí tư vấn viên thì bạn cần có bản CV hấp dẫn, nội dung phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn cần xây dựng CV ấn tượng, thể hiện được bạn có những tố chất phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Một yếu tố cũng khá quan trọng, được nhà tuyển dụng chú tâm khi xem CV là kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm. Bạn hãy nêu cụ thể, chi tiết những kinh nghiệm của bản thân, thành tích đạt được và những kỹ năng về giao tiếp, chăm sóc khách hàng.

CV Tư vấn cần chú ý đến thông tin về kỹ năng mềm
CV Tư vấn cần chú ý đến thông tin về kỹ năng mềm

2. Chi tiết cách viết CV dành cho người xin việc nhân viên tư vấn

Để có CV phù hợp và ấn tượng thì ứng viên cần biết cách viết từng phần cụ thể như thế nào.

2.1. Phần thông tin cá nhân

Đây là phần cơ bản với mọi CV xin việc, dựa vào những thông tin này nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn khi muốn thông báo phỏng vấn. Chính vì thế bạn cẩm đảm bảo đây là phần thông tin chính xác, không sai sự thật, không sai chính tả.

Ở phần này bạn cần điền các thông tin gồm: Họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, vị trí ứng tuyển. Lưu ý, vị trí công việc phải đúng với tin tuyển dụng của công ty đăng tải.

Ví dụ:

  • Họ và tên: Nguyễn Văn B

  • Sinh ngày: 01/01/2001

  • Địa chỉ liên hệ: 21 Gò Dầu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TPHCM.

  • Số điện thoại: 0901 234 567

  • Email: nguyenvanb@gmail.com

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tư vấn viên

Mục tiêu nghề nghiệp cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi được tuyển vào làm việc tại công ty. Việc có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định bạn có phù hợp với định hướng của họ hay không. Phần này nên viết ngắn gọn, đồng thời cũng phải thực tế. Ví dụ bạn không thể đưa mục tiêu lên làm trưởng phòng trong vòng 1 năm nếu chưa có kinh nghiệm.

Xem thêm: MẪU CV CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG NHÀ TUYỂN DỤNG ĐÁNH GIÁ CAO

2.3. Học vấn

Trình độ học vấn không phải là mục mà công ty quan tâm nhất khi xem xét CV nhưng đây là phần bắt buộc có. Nó giúp doanh nghiệp biết được trình độ của bạn đến đâu, có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Bạn cần nêu cụ thể tên trường học, ngành học, học lực khi tốt nghiệp, thời gian học.

CV cần nêu rõ trình độ học vấn của bản thân
CV cần nêu rõ trình độ học vấn của bản thân

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần được nhà tuyển dụng chú ý khi xem CV tư vấn. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc thì họ sẽ ít mất thời gian, công sức đào tạo. Một người có kinh nghiệm làm việc sẽ được ưu tiên hơn, vì vậy phần này thường được đẩy lên đầu CV nhằm tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc tư vấn thì cũng không sao, bạn có thể nêu các kinh nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa, thực tập, làm việc part-time khi đi học.

Đừng ngần ngại thể hiện những vị trí công việc có liên quan đến ngành tư vấn mà bạn từng làm. Đây là một điểm nhấn cho chiếc CV của bạn.

2.5. Thành tích đạt được

Trong quá trình học tập, làm việc nếu bạn từng đạt được thành tích gì thì đừng quên thể hiện chúng trong CV của mình. Những thành tích cá nhân sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

- Là nhân viên tư vấn xuất sắc trong Quý 2/2020.

- Hoành thành tốt KPI công ty đề ra liên tục 3 tháng.

2.6. Kỹ năng mềm

Vì vị trí ứng tuyển là nhân viên tư vấn, vì thế phần kỹ năng mềm cũng được quan tâm nhiều. Một số kỹ năng mềm phù hợp với tư vấn viên mà bạn nên đưa vào CV là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chịu áp lực công việc.

Có rất nhiều kỹ năng mềm nhưng bạn chỉ nên đưa từ 3-5 mục vào CV để tránh liệt kê quá nhiều mà thiếu trọng tâm. Ngoài ra bạn phải cân nhắc đâu là kỹ năng chính để đưa vào CV một cách hợp lý nhất.

2.7. Sở thích cá nhân

Về sở thích và tính cách bạn có thể trình bày một cách thoải mái khi viết CV. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về bạn, xác định xem bạn có phù hợp với công việc họ đang yêu cầu hay không.

Một số sở thích và tính cách được xem là phù hợp với CV của người làm nghề tư vấn: du lịch, mua sắm, tính cách hòa đồng, hoạt bát, dễ thích nghi với môi trường mới.

Sở thích cá nhân cũng là một phần cần chú ý khi viết CV
Sở thích cá nhân cũng là một phần cần chú ý khi viết CV

2.8. Người tham chiếu

Việc đưa được thông tin người tham chiếu vào CV tư vấn viên sẽ giúp bạn tăng thêm độ tin cậy. Tuy nhiên trước khi đưa thông tin thì bạn đừng quên hỏi ý kiến của họ trước. Tuyệt đối tránh việc tự ý đưa thông tin vào CV khi chưa được cho phép, bạn cũng không nên đưa thông tin sai sự thật. Trường hợp bạn không có người tham chiếu thì có thể bỏ qua phần này. Thông tin người tham chiếu cần phải nêu được đầy đủ họ tên, nơi công tác, số điện thoại liên hệ.

Xem thêm: Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Và Hướng Dẫn Cách Viết

3. Lưu ý khi viết CV xin việc tư vấn

Để CV xin việc vị trí nhân viên tư vấn được chỉn chu và chuyên nghiệp hơn thì bạn nên lưu ý thêm một số điều sau:

  • Đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp: Trong mô tả công việc của công ty, họ sẽ nêu rõ yêu cầu, chi tiết công việc bạn phải thực hiện khi được nhận. Dựa vào những thông tin này bạn có thể viết CV đánh đúng vào nhu cầu của nhà tuyển dụng.

  • Chọn lọc những thông tin quan trọng: Việc liệt kê nhiều thông tin mà không có trọng tâm có thể gây tác dụng ngược. Do đó hãy chọn những thông tin chính yếu để đưa vào CV để người đọc có thể thấy được điểm nổi bật của bạn.

  • Sắp xếp thông tin theo trình tự: Việc sắp xếp thông tin có khoa học sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn hãy ưu tiên thông tin mà bạn nghĩ rằng công ty đang cần tìm, có thể đưa mục kinh nghiệm và kỹ năng lên đầu.

  • Trung thực với các thông tin: CV cần nêu những thông tin chính xác, tránh đưa sai sự thật. Nếu bạn cố tình viết sai thông tin thì sau một thời gian làm việc sẽ bị phát hiện. Điều này sẽ khiến bạn bị mất lòng tin của mọi người, cũng làm mất thời gian và công sức của hai bên.

  • Thể hiện kỹ năng mềm trong CV: Hiện nay phần kỹ năng mềm rất được các nhà tuyển dụng quan tâm, bạn không cần quá nhiều kinh nghiệm làm việc thay vào đó là có kỹ năng khác phù hợp với công việc. Hãy ưu tiên những kỹ năng liên quan đến ngành tư vấn lên đầu để gây sự chú ý với doanh nghiệp.

  • Độ dài của CV tư vấn: Thông thường độ dài của CV chỉ nên giới hạn trong 1 - 2 trang A4, bạn hãy cân nhắc thông tin mà mình muốn đưa vào.

  • Kiểm tra lỗi chính tả: Một trong những lỗi mà nhiều người bỏ qua những lại vô cùng quan trọng chính là chính tả. Việc CV sai chính tả sẽ làm giảm độ chuyên nghiệp và dễ bị bỏ qua.

  • Chuẩn bị thêm một bản CV tư vấn bằng tiếng Anh: Nếu trường hợp doanh nghiệp yêu cầu CV tiếng anh, việc bạn có sẵn sẽ giúp ghi điểm.

  • Không sử dụng một CV cho nhiều nơi ứng tuyển: Việc sử dụng duy nhất một CV để rải cho tất cả công ty là một lỗi nhiều người mắc phải. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp đánh giá bạn không chuyên nghiệp. Vì vậy hãy bỏ thời gian suy nghĩ, tìm hiểu và viết CV phù hợp với mô tả công việc của công ty.

4. Một số mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên tư vấn

Tham khảo CV dành cho người ứng tuyển vị trí tư vấn sau đây để bạn tích góp được kinh nghiệm viết CV chỉn chu nhất.

Một số mẫu CV bằng tiếng Việt:

Mẫu CV tư vấn viên du học
Mẫu CV tư vấn viên du học ấn tượng
Mẫu CV lĩnh vực đào tạo nổi bật giúp tăng cơ hội trúng tuyển
Mẫu CV lĩnh vực đào tạo nổi bật giúp tăng cơ hội trúng tuyển

Một số mẫu CV tư vấn bằng tiếng Anh:

Mẫu CV bằng tiếng Anh giúp bạn thể hiện khả năng ngoại ngữ
Một số công việc đặc thù bắt buộc phải có CV tiếng Anh
Một số công việc đặc thù bắt buộc phải có CV tiếng Anh

5. Tạo CV đơn giản trên job3s

Ngoài cách tự tìm tòi và thiết kế CV tư vấn cho riêng mình thì bạn cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ một phần. Trên các phần mềm, website giúp tạo CV có rất nhiều mẫu phù hợp với từng ngành nghề khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần lớn thời gian và công sức khi làm CV.

Job3s là một trong những trang web được tích hợp công cụ tạo CV đơn giản, hiện đại. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, chọn vào mục tạo CV rồi lựa chọn mẫu phù hợp sau đó điều chỉnh thông tin theo ý muốn. Các mẫu CV có sẵn đã được thiết kế một cách chuyên nghiệp, trình tự rõ ràng, thao tác điều chỉnh thông tin cực kỳ đơn giản. Sau khi làm xong, bạn có thể tải CV về để in hoặc gửi cho công ty cần ứng tuyển. Bên cạnh đó, job3s cũng là trang web có nhiều thông tin tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo.

Tóm lại, CV tư vấn là một mẫu CV đòi hỏi người viết phải thể hiện được sự khéo léo, chuyên nghiệp trong đó. Một người tư vấn viên cần phải có năng lực giao tiếp tốt, kỹ năng lắng nghe, giải quyết vấn đề hiệu quả. Vì thế trong CV cũng phải có những nội dung nổi bật liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu CV tư vấn viên đẹp, chuyên nghiệp trên job3s cũng như tạo CV bằng tính năng tự động trên website. Lưu ý trước khi gửi cho nhà tuyển dụng bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận các thông tin, lỗi chính tả và đừng quên chỉ nêu sự thật trong CV.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết CV Đúng Chuẩn Cho Mọi Ngành Nghề