Imposter syndrome là gì? Trước những áp lực trong cuộc sống, không ít người mắc phải những chứng bệnh về tâm lý. Trong đó phải kể đến hội chứng kẻ mạo danh, tên tiếng Anh là imposter syndrome. Hội chứng này khiến người bệnh luôn ngờ vực về bản thân và thường xuyên rơi vào trạng thái u uất, phiền muộn. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết hơn về imposter syndrome là gì và cách khắc phục hội chứng này.
Trước khi hiểu rõ imposter syndrome là gì, bạn nên biết qua về nguồn gốc của của thuật ngữ này. Imposter syndrome là thuật ngữ được các nhà tâm lý học Suzanna Imes và Pauline Rose Clance sử dụng đầu tiên vào năm 1970. Ban đầu, imposter syndrome là từ để chỉ những người phụ nữ vốn thành công trong cuộc sống nhưng luôn cảm thấy mình không xứng đáng với thành tích đó.
Về sau, thuật ngữ này được dùng rộng rãi hơn bởi vì số lượng người mắc chứng bệnh tâm lý này ngày càng nhiều ở mọi tầng lớp trong xã hội.
Imposter syndrome là gì? Ngày nay, hội chứng imposter syndrome được hiểu là trải nghiệm nội tâm của một người khi họ luôn cho rằng bản thân mình không tài giỏi, không thông minh hơn người khác, mặc dù người này cũng đã đạt một số thành tích tốt trong lĩnh vực nào đó.
Chẳng hạn một người được xét thăng chức nhưng họ lại cảm thấy mình không xứng đáng với chức vụ đó vì bản thân còn kém cỏi. Đây không được gọi là khiêm tốn mà họ đang thiếu tự tin vì không nhìn thấy được tài năng thực sự của bản thân. Vì thế, họ được gọi là một kẻ giả tạo với chính mình (Imposter syndrome).
Bạn đã nắm được imposter syndrome là gì nhưng vì sao ngày nay nhiều người lại mắc phải chứng bệnh tâm lý khó hiểu này. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Sự dạy dỗ và ảnh hưởng từ gia đình đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nhận thức và tính cách của mỗi người. Việc các bậc phụ huynh thường xuyên kiểm soát, nghiêm khắc, bảo vệ quá mức hay quá xem trọng thành tích của con mình trong suốt thời gian nuôi dạy là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ xuất hiện hội chứng kẻ mạo danh ở trẻ.
Theo nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến imposter syndrome là gì, các nhà khoa học phát hiện rằng, người đang trải qua giai đoạn chuyển đổi và đang thử nghiệm những điều mới mẻ cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng về tâm lý. Họ cảm thấy choáng ngợp khi khả năng thích nghi không tốt.
Bên cạnh đó, áp lực phải đạt được mục tiêu và thành công nhưng kinh nghiệm ứng phó với mọi tình huống lại thiếu cũng khiến họ tự cảm thấy không phù hợp trong công việc và môi trường mới.
Ví dụ: Bạn thường xuyên được công ty phân bổ đến những nơi làm việc mới trong vài tháng. Bạn dễ rơi vào trạng thái cho là do mình kém cỏi nên mới bị điều đi như vậy.
Nguyên nhân của hội chứng imposter syndrome là gì? Các chuyên gia tâm lý thấy rằng, phần lớn người mắc chứng bệnh imposter syndrome thường là đối tượng có 3 tính cách sau:
Tự ti về bản thân: Họ thường mặc cảm về chính mình do đã gánh chịu tổn thương tâm lý trước đó. Nên dù hiện tại họ đã tiến bộ hơn nhưng vẫn bị ám ảnh bởi cái bóng kém cỏi năng lực đó ở quá khứ.
Luôn cầu toàn: Người này sống theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ luôn muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình, theo những sự chuẩn bị trước đó đã vạch sẵn. Vì thế, họ tự cho mình không được phép mắc sai lầm. Nhưng khi bị mắc lỗi nhỏ, người này lại tự trách bản thân và cho rằng mình kém cỏi.
Tính nhạy cảm: Người này dễ bị tác động bởi sự thay đổi bên ngoài. Họ thường ít khi nghĩ đến những điều tích cực. Ngược lại, họ luôn mang tâm trạng lo lắng, bất an, phiền muộn, buồn bã dù hiện tại, sự việc không diễn ra như họ nghĩ.
Rối loạn lo âu cũng có những biểu hiện tương tự như imposter syndrome. Người này luôn trong trạng thái mình không thuộc trong xã hội hay nhóm người này nên luôn cảm thấy cô độc, sợ hãi và đầy lo âu về những điều vô căn cứ.
Chẳng hạn khi họ đang thuyết trình bản báo cáo, bỗng dưng họ lại nghĩ có người nào đó đang đánh giá thấp hoặc họ đang nói quá nhiều, không đúng trọng tâm. Nên người này nhanh chóng kết thúc buổi thuyết trình đó và tự cho mình đã thất bại.
Cách vượt qua imposter syndrome là gì? Hội chứng này không tự nhiên hình thành ở một người nào đó. Nó phải trải qua quá trình dồn nén những cảm xúc tiêu cực.
Người bị imposter syndrome thường hay quanh quẩn với những câu hỏi như: Liệu mình có xứng đáng để hạnh phúc? Mình có thành công được không? Mình cần làm gì để người khác chấp nhận? Mình có giá trị gì?....Và họ không tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang áp đặt những niềm tin tồi tệ về bản thân thì hãy làm những cách sau để dần dần thoát ra được.
Điều này có lẽ không dễ dàng với một người đang ôm ấp những điều tiêu cực và ngờ vực chính mình. Nhưng bạn hãy mạnh dạn mở lòng và tự tin nói ra những gì mình đang suy nghĩ cho người mà bạn cảm thấy tin tưởng. Hoặc đó là người có nhiều năng lượng tích cực.
Chắc chắn những người này sẽ có cái nhìn khách quan hơn về bạn và giúp bạn chuyển đổi góc nhìn về việc nào đó.
Nghe có vẻ vô lý nhưng đây là lời khuyên của các nhà tâm lý dành cho người bị imposter syndrome. Theo nghiên cứu, khi bạn giúp đỡ người khác thì hormone hạnh phúc sẽ tiết ra, giúp não bộ được thư giãn, vui vẻ. Vì thế, giúp đỡ người khác trong khả năng của mình cũng là liều thuốc giúp bạn lấy lại sự tự tin, giảm áp lực.
Viết lách cũng là cách để bạn cải thiện hội chứng kẻ giả mạo. Hãy ghi lại thành quả mà mình đã từng làm được dù là nhỏ nhất. Sau đó, bạn đọc đến đọc lui để nhận ra khả năng tuyệt vời của mình. Hoặc bạn cũng có thể nhờ người khác viết về thành quả của mình và thường xuyên đọc chúng.
Khi biết được imposter syndrome là gì và nhận ra mình đang rơi vào trạng thái đó thì việc cần thiết nhất chính là hạn chế sử dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, TikTok. Nếu bạn dùng chúng vì mục đích công việc thì không sao. Nhưng nên hạn chế tối đa việc lướt đọc các thông tin trên mạng xã hội.
Bởi điều này sẽ khiến bạn càng tự ti hơn về bản thân khi sinh ra tâm lý so sánh mình với người khác.
Mặt khác, nhiều người bị hội chứng này lại cố gắng xây dựng một hình ảnh hoàn hảo của mình trên mạng xã hội để không bị thua thiệt với người khác. Nhưng sống càng giả tạo, họ càng rơi sâu vào tình trạng imposter syndrome. Thay vào đó, bạn nên chú tâm vào cuộc sống thực của mình và tham gia nhiều hơn những hoạt động ngoài trời, ăn uống lành mạnh, bớt suy nghĩ sẽ giúp tinh thần cải thiện rõ rệt.
Ảnh hưởng của hội chứng imposter syndrome là gì? Ưu điểm duy nhất của hội chứng này là nó thúc đẩy con người ngày càng hoàn thiện bản thân để khắc phục những thiếu sót của mình và hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, phần lớn imposter syndrome lại nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực như:
Những người nghi ngờ về bản thân của mình thường xấu hổ về những điều mà họ đạt được và luôn luôn phập phồng lo sợ sự việc này bị bại lộ. Điều này tác động mạnh đến thể chất và tinh thần của họ.
Người thường xuyên nghi ngờ về bản thân thường hay bỏ qua những cơ hội quan trọng để phát triển chỉ vì họ luôn nghĩ mình thiếu năng lực để làm được điều đó. Còn nếu họ vượt qua vùng an toàn thì lại bất an khi thử những điều mới mẻ.
Theo nghiên cứu, người đang vật lộn với hội chứng này thường có mức độ hài lòng với hiệu suất công việc thấp hơn. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, stress, kiệt sức... Nghiêm trọng hơn có thể họ sẽ phải đối mặt với triệu chứng trầm cảm ngày càng nặng vì luôn suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ.
Trong môi trường làm việc cạnh tranh, nếu bạn giỏi giang thì luôn có những cặp mắt ganh tỵ xung quanh nhìn bạn. Họ sẽ tìm ra điểm yếu để hạ thấp bạn nhằm vươn lên vị trí mà bạn đang nắm giữ.
Không tin vào bản thân mình chính là một trong những điểm yếu chí mạng của nhiều người. Điều này khiến bạn dễ bị người khác thao túng tinh thần và hãm hại.
Xem thêm: Mentee là gì? Những điều cần biết về mentee
Theo những thông tin trên, bạn đã nắm rõ imposter syndrome là gì, nguyên nhân và cách khắc phục để có thể vượt qua hội chứng này. Trên thực tế, chứng bệnh này đang thầm lặng tấn công nhiều người mà ngay cả họ cũng không nhận ra. Vì thế, job3s khuyên bạn nên tự chữa trị theo những cách khắc phục trên hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt. Đồng thời, nên tránh xa những môi trường hay đối tượng tiêu cực để tình trạng hội chứng không trở nên trầm trọng.
Xem thêm: Những Cách Xin Nghỉ Việc 1 Ngày Khéo Léo Chính Đáng Các Sếp Khó Lòng Từ Chối