Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Sáu, 07/06/2024 23:10:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Ngành cơ khí là gì? Học cơ khí ra trường làm gì?

Ngành cơ khí là gì? Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, ngành cơ khí được xem là một trong những ngành chủ lực mũi nhọn. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội làm việc, thu nhập hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rộng mở. Dưới đây là tất tần tật thông tin liên quan đến ngành nghề này mà bạn có thể tham khảo.

1. Ngành cơ khí là gì?

Ngành cơ khí là gì? Nói đến cơ khí, nhiều người nghĩ ngay đến ngành cơ khí chế tạo máy. Tuy nhiên, đây chỉ là một lĩnh vực nhỏ của cơ khí. Ngành này bao quát với phạm vi rộng lớn. Nó là ngành sử dụng các ứng dụng, các nguyên lý vật lý, khoa học kỹ thuật vào máy móc, bao gồm:

  • Thiết kế máy móc cơ khí
  • Chế tạo máy móc cơ khí
  • Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc.

Các máy móc cơ khí là gì? Rất nhiều thiết bị cơ khí mà chúng ta đều có thể đã gặp trong chính đời sống hàng ngày:

  • Động cơ trong các thiết bị điện tử
  • Ô tô, máy bay, tàu thuyền, robot…
  • Dây chuyền sản xuất công nghiệp
  • Các sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống: Ốc vít, bulong, con tán, chìa khóa…

Nhờ có ngành này, con người có thể sáng tạo ra nhiều loại máy móc, thiết bị. Sự phát triển của ngành chính là tiền để để cải thiện công nghệ, tạo nên các thiết bị ngày càng hiện đại hơn, từ đó có thể thúc đẩy tăng năng suất lao động, giảm sức người, cải thiện đời sống cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành cơ khí là gì? Ngành cơ khí là mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia, chuyên về các máy móc cơ khí
Ngành cơ khí là gì? Ngành cơ khí là mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia, chuyên về các máy móc cơ khí

2. Học cơ khí được đào tạo những gì?

Sinh viên chuyên ngành cơ khí sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức cơ sở và chuyên ngành như:

  • Thiết kế, chế tạo cơ khí.
  • Gia công cơ khí.
  • Thử nghiệm các sản phẩm cơ khí.
  • Vận hành thiết bị cơ khí.
  • Lắp ráp thiết bị cơ khí.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ khí.
  • Xử lý những vấn đề liên quan đến máy móc cơ khí và thiết bị điện tử.

Chương trình học sẽ bao gồm cả lý thuyết song song thực hành tại phòng thí nghiệm, các sản sản xuất, mô hình trực tiếp. Mục tiêu là giúp sinh viên nắm rõ các kiến thức về ngành cũng như có thể đảm nhiệm được các yêu cầu công việc sau khi ra trường.

Bên cạnh các kiến thức tổng hợp cơ bản, tùy vào từng chuyên ngành cụ thể mà sinh viên còn được học thêm các môn học sau:

  • Môn học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí
  • Môn học chuyên ngành điện tử kỹ thuật
  • Môn học chuyên ngành điện
  • Môn học chuyên ngành cơ khí hóa
  • Môn học chuyên ngành công nghệ thông tin
  • Môn học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng
Học cơ khí sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến thiết kế, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng các máy móc thiết bị
Học cơ khí sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến thiết kế, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng các máy móc thiết bị

3. Các chuyên ngành cơ khí là gì?

Ngành cơ khí là tên gọi chung cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến cơ khí. Khi bước vào chương trình đào tạo, sinh viên có thể chọn cho mình những chuyên ngành cụ thể. Sau khi ra trường, bạn cũng sẽ dựa vào chuyên ngành mình học để tìm kiếm công việc phù hợp năng lực và kiến thức.

Một số chuyên ngành cơ bản hiện nay là:

3.1. Chuyên ngành cơ khí động lực

Đây là chuyên ngành chuyên về khoa học công nghệ. Nội dung phân ngành là áp dụng các nguyên lý vật lý, khoa học kỹ thuật để phân tích, thiết kế, đánh giá, chế tạo, bảo dưỡng… các máy móc cơ khí chuyên về động lực. Điển hình có thể kể đến như máy móc ô tô, thiết bị động lực. Nội dung học chủ yếu là thiết kế, chế tạo và vận hành các loại máy móc động lực.

3.2. Cơ khí chế tạo máy

Ngành này tập trung chế tạo các loại máy móc, các thiết bị sản xuất, máy móc động cơ ô tô, máy bay, tàu thuyền… Nội dung chuyên về chế tạo, tức là thông qua bản vẽ thiết kế cơ khí để hoàn thiện thành sản phẩm cụ thể.

Xem thêm: Ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy Là Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Trong Tương Lai

Cơ khí chế tạo máy là một phân ngành quan trọng
Cơ khí chế tạo máy là một phân ngành quan trọng

3.3. Cơ khí nông nghiệp và cơ khí thực phẩm

Chuyên ngành này học về các loại máy móc cơ khí ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, cụ thể có thể như hệ thống máy móc chế biến, bảo quản thực phẩm. Đây cũng là một chuyên ngành quan trọng, có tính ứng dụng thực tiễn cao vì Việt Nam vẫn là một nước mạnh về công nghiệp và sản xuất thực phẩm của nước ta cũng là một trong những lĩnh vực xuất khẩu đặc thù.

4. Ngành cơ khí gồm những nghề nào?

Ngành cơ khí ra trường làm gì? Sẽ không thiếu cơ hội cho bạn nếu học ngành này. Học cơ khí, bạn có thể làm việc với nhiều vị trí:

  • Kỹ sư cơ khí: Đây là công việc điển hình nhất của ngành. Tại các công ty sản xuất cơ khí, kinh doanh ô tô, tàu thủy…, kỹ sư cơ khí rất được săn đón. Công việc chính là vận hành, sửa chữa, chịu trách nhiệm bảo trì máy móc cơ khí đảm bảo cho công việc được thông suốt, hiệu quả.
  • Quản lý: Bạn có thể ứng tuyển vị trí quản lý cơ khí nếu có trên 2 năm kinh nghiệm với nghề. Công việc chính là quản lý hệ thống máy móc cơ khí tại các nhà máy xí nghiệp. Đồng thời, kiểm tra quá trình chế tạo, lắp ráp cũng như sửa chữa các loại máy móc cơ khí.
  • Chuyên viên tư vấn cơ khí: Làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, hoặc tại công ty, trường học… có nghiên cứu kỹ thuật cơ khí. Nhân viên tư vấn sẽ đưa ra giải pháp tư vấn về thiết kế, sản xuất, đảm bảo sản phẩm cơ khí mang tính ứng dụng cao nhất.
  • Cán bộ cơ khí tại các Sở Ban Ngành liên quan.
  • Nhân viên kỹ thuật phần mềm cơ khí
  • Lập trình cơ khí, chuyên về gia công máy CNC
  • Nhân viên cơ khí chuyên về gia công: Thực hiện các công việc như tiện, hàn, phay, thực hiện gia công các vật liệu, phụ tùng cơ khí.
Có rất nhiều cơ hội việc làm với ngành cơ khí
Có rất nhiều cơ hội việc làm với ngành cơ khí

5. Mức lương cơ khí có cao không?

Lương ngành cơ khí là một trong những vấn đề được nhiều bạn quan tâm nhất. Nếu là sinh viên mới ra trường, thu nhập của nhân viên cơ khí, nhân vien bảo trì có thể từ 7 - 10 triệu đồng.

Sau 1-2 năm làm việc, mức lương cũng có sự cải thiện đáng kể. Theo đó, kỹ sư ngành cơ khí hơn 2 năm kinh nghiệm thường có khởi điểm từ 15 triệu đồng/ tháng. Với những chuyên gia, thiết kế, mức thu nhập còn cao hơn và tăng đều qua từng năm.

Tất nhiên, thu nhập và đãi ngộ sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Vị trí công việc và trình độ chuyên môn cũng quyết định đến việc bạn có thu nhập bao nhiêu. Một số lĩnh vực làm việc cơ khí cho thu nhập cao có thể kể đến như ô tô, năng lượng, hàng không.

Thu nhập của ngành cao, ổn định và có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Thu nhập của ngành cao, ổn định và có lộ trình thăng tiến rõ ràng

6. Nhu cầu thị trường của ngành cơ khí ra sao?

Là một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ngành cơ khí đóng vai trò chủ lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Do đó, đây là một ngành mũi nhọn, nhu cầu thị trường cao. Sinh viên sau khi ra trường đều có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc ưa thích.

Môi trường làm việc của ngành cơ khí rất nhiều:

  • Các công ty thương mại dịch vụ chuyên về kỹ thuật cơ khí
  • Các công ty thương mại dịch vụ chuyển về cơ điện tử
  • Các công ty thương mại dịch vụ chuyên về tự động hóa
  • Các công ty liên doanh
  • Các công ty 100% vốn nước ngoài
  • Hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Các viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước.

Không chỉ rộng mở cơ hội công việc trong nước, ngành cơ khí còn là một trong những lựa chọn tốt nếu bạn muốn xuất khẩu lao động. Tùy vào vị trí nhân viên cơ khí hay kỹ sư cơ khí, thu nhập sẽ dao động từ 40 - 80 triệu đồng. Các lựa chọn xuất khẩu lý tưởng có thể kể đến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Canada…

7. Ngành cơ khí thi khối nào?

Mỗi trường đại học, cao đẳng khi tuyển sinh ngành cơ khí sẽ có các quyết định về khối thi khác nhau. Một số khối thi vào cơ khí phổ biến như:

  • Khối A00: Gồm 3 môn Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Gồm 3 môn Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Khối C01: Gồm 3 môn Toán, Lý, Ngữ Văn
  • Khối D09: Gồm 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên

8. Ngành cơ khí học trường nào tốt nhất?

Nếu có nguyện vọng theo đuổi ngành học này, bạn cũng cần biết được ngành cơ khí học trường nào. Có đến hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên toàn quốc đào tạo ngành cơ khí. Tuy nhiên, nếu muốn học ở môi trường tốt, chất lượng đào tạo đảm bảo cũng như tỷ lệ có việc làm cao sau khi tốt nghiệp thì bạn nên cân nhắc một trong các trường dưới đây:

  • ĐH Bách Khoa Hà Nội
  • ĐH Bách Khoa TPHCM
  • ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội
  • ĐH Giao thông Vận tải TPHCM
  • ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
  • ĐH Tôn Đức Thắng
  • ĐH Nha Trang
  • ĐH Cần Thơ

Cơ khí là một ngành học thú vị, cơ hội tốt nhưng tương đối khó nhằn và không phải ai cũng phù hợp. Do đó, nếu muốn học ngành này, bạn trẻ cần phải có niềm đam mê mãnh liệt với các thiết bị cơ khí. Hơn nữa, bạn cũng cần có tố chất làm việc nhóm, siêng năng, kiên trì và cẩn thận. Nếu cảm thấy máy móc cơ khí quá khô khan và không đủ yêu thích để theo đuổi, tốt nhất bạn nên chọn một ngành học khác phù hợp hơn.

Nhu cầu nhân lực ngành cơ khí rất lớn, tốc độ phát triển của ngành cũng rất nhanh. Do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm vào cơ hội công việc nếu chọn ngành này. Những bạn sinh viên cơ khí đã ra trường đang có nhu cầu tìm việc hãy truy cập ngay vào job3s.vn. Hàng nghìn thông tin tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp trong ngoài nước đang được đăng tuyển tại đây. Chắc chắn bạn sẽ sớm tìm được công việc như ý với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn.

Xem thêm:

Kỹ Sư Cơ Khí Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Lương Cao Không Nên Bỏ Lỡ

Cánh Cửa Rộng Mở Cho Sinh Viên Học Ngành Cơ Khí Ô Tô Trong Năm 2024

Mẫu CV hot theo ngành nghề