Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Chủ Nhật, 16/06/2024 22:15:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
13 phút đọc

Ngành truyền thông là gì? Ra trường làm nghề gì?

Ngành truyền thông là gì? Ngành truyền thông là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng bá và xây dựng thương hiệu kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, người học có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn.

1. Ngành truyền thông là gì?

Nhu cầu về truyền thông xã hội ngày càng tăng cao khiến nhiều người mong muốn theo học nhưng vẫn chưa hiểu kỹ lưỡng ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là một lĩnh vực chỉ chung những ngành thuộc lĩnh vực báo chí, quảng cáo và liên quan đến việc truyền tải các thông tin từ người này qua người khác thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, truyền hình,...

Trong tiếng Anh, ngành truyền thông là gì? Ngành truyền thông tên tiếng Anh còn được gọi là Communications. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các cá nhân, các tổ chức và quốc gia, trở thành một ngành công nghệ. Sự phổ biến và ưa chuộng khiến ngành này phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau như quảng cáo, truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, công nghệ truyền thông.

Những kiến thức và kỹ năng sinh viên được trang bị khi học ngành truyền thông là gì? Khi học ngành này, sinh viên sẽ được trang vị kiến thức về truyền tải thông điệp, ý tưởng, dữ liệu và thông tin qua nhiều phương tiện truyền thông như: truyền hình, internet, đài phát thanh, báo chí, điện thoại di động,...

Học ngành truyền thông là gì và có nên phát triển nghề nghiệp ngành truyền thông
Học ngành truyền thông là gì và có nên phát triển nghề nghiệp ngành truyền thông?

2. Học ngành truyền thông ra trường làm gì?

Sau khi nắm bắt được khái niệm ngành truyền thông là gì, bạn phần nào có thể biết được những vị trí mà mình có thể làm việc sau khi ra trường. Dưới đây là những vị trí việc làm phổ biến sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông như sau:

  • Chuyên viên tổ chức sự kiện

Học ngành truyền thông ra bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên tổ chức sự kiện, hay còn gọi là Event planner. Đây là người chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện. Công việc của họ bao gồm việc lên ý tưởng cho sự kiện, xây dựng kịch bản, điều phối chương trình, lập kế hoạch chi phí và thuyết phục khách hàng nhằm thu hút mọi người quan tâm và lan tỏa hình ảnh đẹp của tổ chức. Họ cũng phải có khả năng đàm phán về kinh phí tổ chức sự kiện.

Để trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp bạn cần phải sở hữu các tố chất như tư duy sáng tạo, khả năng viết kịch bản, lên kế hoạch, kỹ năng nghiên cứu, xây dựng các mối quan hệ và làm việc với các nhà cung cấp, kỹ năng đàm phán ngân sách, kỹ năng giám sát và quản lý con người,....

  • Chuyên viên truyền thông nội bộ

Chuyên viên truyền thông nội bộ là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát mọi vấn đề liên quan đến truyền thông nội bộ công ty. Họ có nhiệm vụ giao tiếp, trao đổi với tất cả nhân viên của công ty qua các phần mềm, công cụ truyền thông. Mục tiêu chính của họ là truyền tải thông tin trong công ty đến từng nhân viên một cách chính xác và kịp thời.

Mức lương và cơ hội việc làm của vị trí này tương đối hấp dẫn và rộng mở. Các chuyên viên có thể làm việc trong các môi trường trẻ trung, chuyên nghiệp và năng động. Hiệu quả công việc của các chuyên viên truyền thông nội bộ sẽ được tính bằng hiệu quả của phần mềm thông tin nội bộ, chỉ số hài lòng của nhân viên, điểm ủng hộ của nhân viên tích cực, số sự kiện nội bộ hằng tháng.

  • Chuyên viên tư vấn và xây dựng chiến lược truyền thông

Đây là một nghề có tỷ lệ sinh viên nhóm ngành Nghiên cứu truyền thông lựa chọn nhiều nhất sau khi ra tường. Các chuyên viên tư vấn và xây dựng chiến lược truyền thông có nhiệm vụ thu thập, phân tích và nghiên cứu các thông tin, số liệu, từ đó đề xuất các kế hoạch truyền thông đem lại hiệu quả tốt.

Để phát triển trong nghề này thì ngoài kiến thức chuyên môn còn đòi hỏi nhiều kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, khả năng phân tích thông tin nhạy bén, khả năng lập kế hoạch, giải quyết các vấn đề,...

  • Biên tập viên

Bên cạnh đó, tỷ lệ các bạn trẻ trong nhóm ngành Truyền thông báo chí theo đuổi nghề Biên tập viên đang cao nhất. Bởi nghề này có thể được làm việc ở nhiều môi trường năng động và chuyên nghiệp khác nhau như đài truyền hình, tòa soạn, phòng truyền thông của các doanh nghiệp hay cơ quan báo chí trực thuộc Nhà nước. Môi trường làm việc này sẽ giúp bạn có ý tưởng dồi dào và tiếp xúc được với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực.

Các biên tập viên có trách nhiệm kiểm tra, sàng lọc thông tin, tham gia các buổi ghi hình, chỉnh sửa nội dung,... trước khi xuất bản các nội dung truyền thông đến với công chúng.

Các biên tập viên cần sở hữu trình độ chuyên môn cao, thành thạo nhiều kỹ năng liên quan đến nghề này cũng như các tố chất tỉ mỉ, khéo léo.

So với các ngành khác thì thu nhập của biên tập viên được cho là nằm ở mức khá. Nếu bạn tự tin vào năng lực của bản thân thì có thể trao đổi với nhà tuyển dụng để nhận được mức lương xứng đáng.

Ngoài thu nhập tại công ty, các biên tập viên còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm cộng tác viên bên ngoài. Điều này sẽ giúp tăng thu nhập hàng tháng và học hỏi thêm được kiến thức ở nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, còn rất nhiều cơ hội việc làm có thể kể đến ngoài những ngành nghề cơ bản ở trên. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình học ngành truyền thông có thể làm các nghề khác như:

  • Quay phim

  • Phóng viên

  • Dẫn chương trình(MC)

  • Giảng viên tại các trường đại học

  • Nhà sản xuất phim

Học truyền thông ra có thể làm MC
Các nghề mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi học ngành truyền thông là gì? Học truyền thông ra có thể làm MC

Khi hoàn thành chương trình học của mình, bên cạnh việc lựa chọn nghề nghiệp để bản thân gắn bó lâu dài, sinh viên cũng cần phải nắm được các đơn vị tuyển dụng uy tín. Dưới đây là một số các đơn vị uy tín bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí như: Cục Báo chí các Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, thành phố; Vụ báo chí các ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, quận ủy, huyện ủy.

  • Các cơ quan báo chí như thông tấn xã, các đài phát thanh , truyền hình tại trung ương và địa phương, các tòa soạn báo in hoặc báo mạng.

  • Các nhà xuất bản, phát hành sách, người phát ngôn báo chí cho các tổ chức, doanh nghiệp

  • Các viện nghiên cứu báo chí, truyền thông, phòng Thông tin - Báo chí của các cơ quan, các Bộ ban ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty truyền thông hay các doanh nghiệp, các tổ chức báo chí,...

Do đó, nếu mong muốn bén duyên với nghiệp làm báo thì hãy tìm hiểu chi tiết ngành truyền thông là gì và bắt đầu trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng tốt ngay từ bây giờ.

>>Xem thêm: Các ngành truyền thông hot nhất hiện nay, bật mí ngành nghề có mức lương cực khủng

3. Ngành truyền thông học trường nào?

Sức nóng của ngành truyền thông làm cho nhiều người băn khoăn trường đào tạo tốt về ngành truyền thông là gì? Hiện nay, có rất nhiều trường đại học từ công lập đến dân lập, cao đẳng hay cơ sở đào tạo nghề trên cả nước đào tạo ngành truyền thông.

Bảng dưới đây là top những trường đại học đào tạo ngành truyền thông tốt nhất trên cả nước mà bạn có thể tham khảo:

  • Các trường đào tạo ngành truyền thông ở Hà Nội và miền Bắc

Tên cơ sở/trường đào tạo

Tổ hợp môn

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC)

DO1, R22, D72, D78, R26, R25

Học viện Bưu Chính Viễn thông

A00, A01, D01

Trường đại học Hà Nội

D01

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội

D01, D14, D15

Đại học Kinh tế Quốc dân

A01; D01; D07; D09

Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên

A00, A10, C01, D01

Trường đại học Duy Tân

A00, D01, C00, C15

Đại học Đông Á

A00, A01, C00, C15

  • Các trường đào tạo ngành truyền thông ở TP.HCM và miền Nam

Tên cơ sở/trường đào tạo

Tổ hợp môn

Đại học Tài chính – Marketing

A00, A01, D01, D96

Đại học Kinh tế TP.HCM

A00, AO1, D01, V00

Đại Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQG TP.HCM

D01, D14, D15

Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

A01,C00,D01,D15

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

D01, D14, D15, C00

Trường Đại học FPT TP.HCM

A00, A01

Đại học Văn Lang

A00, A01, C00, D01

Đại học Hoa Sen

A00, A01, D01/D03, D09

4. Nên học ngành truyền thông nào?

Sau khi đã nắm bắt chi tiết ngành truyền thông là gì, sinh viên cần tìm hiểu ngành học khi mong muốn theo đuổi ngành này. Ngành truyền thông tương đối rộng và được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có một lợi thế phát triển riêng. Do đó, người học có thể lựa chọn một trong các nhóm ngành truyền thông dựa vào sở thích và khả năng của bản thân.

Dưới đây là 4 nhóm của ngành truyền thông cơ bản, cụ thể như sau:

4.1. Ngành truyền thông báo chí

Truyền thông báo chí là gì? Truyền thông báo chí là một ngành của truyền thông, có nhiệm vụ truyền tải thông tin đến người đọc nhanh chóng và chính xác qua 4 loại hình bao gồm báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử. Những thông tin báo chí đưa tin truyền tải đến người đọc vô cùng đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành truyền thông báo chí cũng là ngành "quyền lực thứ tư" trong xã hội.

Sinh viên học ngành truyền thông báo chí ra trường có thể làm việc ở các vị trí như phóng viên tác nghiệp, biên tập viên, quay phim, phát thanh viên, nghiên cứu báo chí, phân tích sự kiện,... với mức lương hấp dẫn từ 8.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng.

4.2. Ngành truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành là một nhóm ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội việc làm tương đối cao. Truyền thông thực hành là nhóm ngành chuyên làm việc với những mảng khác như quảng cáo, báo chí và sự kiện. Nhóm ngành này có thể chia thành 3 nhóm nhỏ như Public Relations (Quan hệ công chúng), Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp) và Nonprofit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận).

Sinh viên khi theo học ngành này có thể trở thành các chuyên viên PR với mức lương hấp dẫn lên tới 70.000.000 đồng/tháng đối với vị trí giám đốc.

4.3. Ngành Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication)

Truyền thông đa phương tiện (hay còn gọi là Truyền thông Media) là một nhánh nhỏ của truyền thông nhưng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay. Khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện, sinh viên sẽ được trực tiếp sử dụng các thiết bị hiện đại hay công nghệ thông tin như máy ảnh, máy quay,... để tạo ra nhiều các sản phẩm có tính ứng dụng như phim tài liệu, TVC quảng cáo, MV ca nhạc hoặc infographic,...

Sinh viên ngành truyền thông Media còn có cơ hội trở thành chuyên viên sản xuất phim quảng cáo TVC, MC ca nhạc, designer, video editor, motion graphic designer, creative content,...Mức lương ngành truyền thông đa phương tiện có thể dao động ở nhiều cấp bậc khác nhau và có thể lên đến 35.000.000 đồng/tháng đối với vị trí trưởng phòng.

Xem thêm: Truyền thông đa phương tiện là gì? Lương bao nhiêu? Con gái nên học không?

Học ngành truyền thông đa phương tiện có
Cơ hội làm việc của ngành truyền thông là gì? Học ngành truyền thông đa phương tiện có "vạn lối đi" sau khi tốt nghiệp ra trường

4.4. Ngành nghiên cứu truyền thông

Ngành nghiên cứu truyền thông là gì? Ngành nghiên cứu truyền thông là một ngành không trực tiếp sản xuất các sản phẩm truyền thông nhưng chịu trách nhiệm quan sát các hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống tác động bởi truyền thông. Công việc nghiên cứu truyền thông giúp cho doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp với xu hướng xã hội.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp nhóm ngành này có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu truyền thông, các doanh nghiệp hoặc trở thành giảng viên cho các trường đại học với mức lương dao động từ 15.000.000-35.000.000 đồng/tháng cho những ứng viên có 6-13 năm kinh nghiệm.

5. Mức lương của ngành truyền thông

Theo nhiều đánh giá từ chuyên gia nhận định, mức lương trung bình của ngành truyền thông tương đối cao so với các ngành khác dao động từ 10.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí công việc của mỗi người.

Bảng dưới đây cập nhật chi tiết mức lương ở một số vị trí việc làm ngành truyền thông như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Vị trí công việc

Mức lương

Phóng viên báo chí

11.160.000 - 14.400.000

Biên tập viên

4.212.000 - 15.000.000

Chuyên viên PR

8.000.000 - 35.000.000

MC dẫn chương trình

10.000.000 - 20.000.000

Tư vấn truyền thông

9.000.000-18.000.000

Lưu ý: Số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm khảo sát. Mức lương này còn có thể tăng cao hơn với những người có năng lực tốt và làm trong các công ty đa quốc gia với chế độ lương thưởng đãi ngộ tốt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành truyền thông là gì? Sự chênh lệch đối với mức lương của ngành truyền thông chịu tác động của một số các yếu tố quan trọng dưới đây:

  • Sự phát triển của công nghệ thông tin

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều cơ hội mới trong ngành truyền thông. Những người có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin thường có mức lương cao hơn. Công nghệ mới như truyền thông số, tiếp thị số, và phân tích dữ liệu cũng đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành.

  • Tình hình kinh tế và thị trường lao động

Tình hình kinh tế và thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến mức lương trong ngành truyền thông. Khi nền kinh tế phát triển và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều, mức lương trong ngành thường tăng. Tuy nhiên, trong thời gian khó khăn kinh tế, mức lương có thể bị ảnh hưởng và giảm xuống.

  • Các yếu tố địa lý và văn hóa

Yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành truyền thông là gì? Mức lương trong ngành truyền thông cũng phụ thuộc vào yếu tố địa lý và văn hóa. Ở các thành phố lớn và phát triển, mức lương thường cao hơn so với các vùng nông thôn hoặc khu vực kinh tế yếu. Ngoài ra, văn hóa công ty và quy mô doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên trong ngành truyền thông.

6. Cách tăng mức lương trong ngành truyền thông là gì?

Để tăng nhanh mức lương của ngành truyền thông, bạn có thể áp dụng một số "bí quyết vàng" dưới đây:

  • Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng

    • Tiếp tục học tập và đào tạo: Nắm bắt những xu hướng mới và cập nhật kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn nâng cao trình độ và có cơ hội nhận mức lương cao hơn.

    • Tìm hiểu và áp dụng các xu hướng mới: Hãy luôn cập nhật và áp dụng các công nghệ mới và xu hướng trong ngành truyền thông để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của bản thân.

  • Xây dựng mạng lưới và quan hệ trong ngành

    • Tham gia các hội thảo và sự kiện ngành truyền thông: Tham gia các sự kiện và hội thảo ngành truyền thông sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo cơ hội kết nối với những người có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn.

    • Tạo mối quan hệ với các chuyên gia và đồng nghiệp: Xây dựng mối quan hệ với những người có kinh nghiệm và thành công trong ngành truyền thông có thể giúp bạn học hỏi và nhận được hỗ trợ từ họ.

Không ngừng nuôi dưỡng các mối quan hệ để tăng mức lương trong ngành truyền thông
Bí quyết tăng mức lương ngành truyền thông là gì? Không ngừng nuôi dưỡng các mối quan hệ là cách tốt nhất để cải thiện thu nhập

7. Tiềm năng và cơ hội việc làm ngành truyền thông

Ngành truyền thông đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu về các chuyên gia truyền thông ngày càng tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và truyền thông xã hội.

Các xu hướng đang thịnh hành như Tiktok, podcast đang được phát triển nhanh chóng với nội dung âm thanh, hình ảnh sống động tiếp cận được đến hàng triệu người dùng. Ngoài ra, sự tích hợp công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, video 360 độ, livestream giúp tăng trải nghiệm người dùng và thu thập ý kiến từ khách hàng hiệu quả. Nhờ vào những điều kiện phát triển mạnh mẽ, ngành truyền thông ngày càng trở nên tiềm năng và phát triển.

Các công ty, tổ chức, cơ quan truyền thông và doanh nghiệp ở khắp nơi đều cần những chuyên gia truyền thông để quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh và duy trì mối quan hệ với công chúng. Công việc có thể nằm trong các mảng như sáng tạo nội dung, quản lý dự án, quản lý thương hiệu, truyền thông xã hội,...

Một số công ty và tổ chức có nhu cầu tuyển dụng ngành truyền thông bao gồm các công ty quảng cáo, truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, công ty truyền thông trực tuyến, các cơ quan quan hệ công chúng và các tổ chức phi chính phủ.

Tiềm năng và cơ hội việc làm đem lại của ngành truyền thông là gì
Tiềm năng và cơ hội việc làm đem lại của ngành truyền thông là gì

Trên đây là các thông tin quan trọng về ngành truyền thông là gì và những thông tin liên quan đến ngành truyền thông. Ngành truyền thông là một lĩnh vực đa dạng và hứa hẹn nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên quan tâm đến ngành này cần có kiến thức vững vàng và kỹ năng giao tiếp tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong nhiều vị trí khác nhau và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Đối với những ai đam mê truyền thông và muốn tham gia vào lĩnh vực này, ngành truyền thông là một sự lựa chọn hấp dẫn và đầy triển vọng.