Quốc hội là gì? Trong bất kỳ quốc gia dân chủ nào, quốc hội đóng vai trò then chốt, là cơ quan đại diện cao nhất của đất nước. Đặt biệt tại Việt Nam, quốc hội càng có vị thế và ảnh hưởng trong hệ thống chính trị.
Định nghĩa quốc hội là gì? Theo Hiến pháp 2013, quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, đồng thời là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề trọng yếu của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
Các đại biểu quốc hội được Nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Một nhiệm kỳ quốc hội hiện nay là 5 năm, họp thường kỳ 2 lần mỗi năm, ngoài ra còn có thể tổ chức các phiên họp bất thường khi cần thiết.
Hiểu được định nghĩa quốc hội là gì cũng có thể nhận thấy quốc hội có nhiệm vụ quan trọng. Theo Hiến pháp 1992, quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn chính sau:
Lập hiến, lập pháp: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Giám sát tối cao: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của quốc hội; xét báo cáo hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Quyết định chính sách quốc gia: Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách dân tộc và đối ngoại.
Bầu, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo: Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các chức danh khác.
Quyết định tổ chức bộ máy nhà nước: Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ; thành lập, giải thể đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Các quyết định khác: Bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật; quyết định đại xá; quy định hàm cấp, huân chương, huy chương; quyết định chiến tranh, hòa bình; trưng cầu ý dân.
Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, có quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị. Vậy tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo của quốc hội là gì?
Chủ tịch quốc hội
Chủ tịch quốc hội là gì? Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam, được Quốc hội bầu ra từ giữa các đại biểu Quốc hội. Với vị trí then chốt này, Chủ tịch Quốc hội đảm nhận các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Chủ trì và điều hành các phiên họp của quốc hội, bảo đảm tuân thủ các quy định hoạt động của đại biểu và kỳ họp Quốc hội. Thực hiện việc ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội.
Lãnh đạo Ủy ban thường vụ quốc hội, chỉ đạo công tác chuẩn bị và chủ trì các phiên họp của Ủy ban và ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ.
Chủ trì các hội nghị của đại biểu quốc hội và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ tổ chức.
Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của quốc hội về chương trình hoạt động và tham dự các phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khi cần thiết.
Duy trì quan hệ và liên lạc với các đại biểu quốc hội.
Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động của quốc hội.
Lãnh đạo công tác đối ngoại của quốc hội, đại diện quốc hội trong quan hệ quốc tế, chỉ đạo hoạt động của đoàn quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện.
Các Phó Chủ tịch quốc hội
Các Phó chủ tịch quốc hội được quốc hội bầu chọn từ số đại biểu quốc hội. Họ hỗ trợ Chủ tịch quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch vắng mặt, một trong các Phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ quyền để thay mặt thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch quốc hội.
Xem thêm:
Chức năng
Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội, đảm nhận các nhiệm vụ chính sau đây:
Chuẩn bị, thực hiện chủ trì các kỳ họp quốc hội.
Ban hành pháp lệnh về các vấn đề được quốc hội giao, giải thích Hiến pháp và luật.
Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của chính mình; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan khác do quốc hội thành lập.
Đình chỉ thi hành và trình quốc hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của quốc hội.
Chỉ đạo, điều hòa và phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu quốc hội.
Đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo của quốc hội và các cơ quan khác.
Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng Nhân dân; bãi bỏ nghị quyết trái pháp luật và giải tán Hội đồng Nhân dân trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quyết định tình trạng chiến tranh, tổng động viên, động viên cục bộ, ban bố và bãi bỏ tình trạng khẩn cấp.
Thực hiện quan hệ đối ngoại của quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ.
Thực hiện tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của quốc hội.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ quốc hội
Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội, gồm Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội và các Ủy viên quốc hội. Chủ tịch quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban thường vụ, còn các Phó Chủ tịch quốc hội làm Phó Chủ tịch.
Thành viên Ủy ban thường vụ quốc hội là những đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách, không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên do quốc hội quyết định.
Nhiệm kỳ của một khóa Ủy ban thường vụ quốc hội được bắt đầu khi được quốc hội bầu ra và sẽ kết thúc khi quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban mới.
Phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội
Họp Ủy ban thường vụ quốc hội là quá trình các thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Ủy ban.
Phiên họp phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. Ủy ban thường vụ họp thường kỳ mỗi tháng một lần, và có thể họp đột xuất khi cần thiết.
Chủ tịch quốc hội chủ trì phiên họp, các Phó Chủ tịch giúp điều hành theo sự phân công. Một số quan chức khác cũng được mời tham dự tùy theo nội dung bàn bạc.
Ngoài phiên họp, Ủy ban thường vụ còn tổ chức các cuộc họp, hội nghị hoặc lấy ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của thành viên hoặc Chủ tịch quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của quốc hội là những cơ quan của quốc hội. Họ có trách nhiệm thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, báo cáo và các dự án khác được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội giao. Họ cũng thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn do luật định.
Khi cần thiết, quốc hội có thể thành lập các Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác thuộc quốc hội. Thường trực của các cơ quan này giúp giải quyết công việc thường xuyên khi Hội đồng/Ủy ban không họp.
Các cơ quan này có thể thành lập các tiểu ban để nghiên cứu và chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng/Ủy ban, nhưng các thành viên khác không nhất thiết phải là vậy.
Từ khái niệm quốc hội là gì cùng những thông tin quan trọng về quốc hội có thể nhận thấy vai trò quan trọng của quốc hội trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quốc hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, phồn vinh.