Công chứng là gì? Công chứng với chứng thực có phải là một không?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Ba, 16/04/2024 21:53:00 +07:00
Rất nhiều người ngạc nhiên khi biết công chứng và chứng thực là 2 hoạt động riêng biệt. Vậy điểm khác nhau giữa chứng thực và công chứng là gì và trong những trường hợp nào cần công chứng? Đáp án của những câu hỏi trên chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

1. Công chứng là gì?

Khái niệm công chứng đã được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2013, cụ thể như sau:

Khái niệm công chứng là gì theo quy định của Luật Công chứng 2013
Khái niệm công chứng là gì theo quy định của Luật Công chứng 2013

Nhìn vào khái niệm trên có thể hiểu công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của một số loại giấy tờ như:

  • Hợp đồng

  • Giao dịch dân sự khác được thể hiện bằng văn bản

  • Bản dịch giấy tờ

  • Văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Chủ thể thực hiện việc xác nhận này là công chứng viên, người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về hành nghề công chứng.

Trong phần giải thích công chứng là gì của Luật Công chứng còn đề cập đến tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức này có thể là phòng công chứng hoặc văn phòng công chức, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng, giao dịch được thể hiện bằng văn bản và bản dịch sau khi được công chứng thì được gọi là văn bản công chứng.

Giao dịch công chứng được phân thành 2 loại là:

  • Các trường hợp bắt buộc phải công chứng.

  • Các trường hợp tự nguyện công chứng.

​Xem thêm: Top 10 chứng chỉ biên phiên dịch tiếng Anh danh giá nhất

2. Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?

Rất nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc công chứng là gì bởi không biết được giá trị pháp lý của văn bản công chứng.

Kể từ thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu vào văn bản công chứng, nghĩa là văn bản đó đã có hiệu lực.

Văn bản đã được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành với các bên liên quan trong hợp đồng, giao dịch dân sự khác hoặc bản dịch. Nếu một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đặc biệt trong một số trường hợp, hợp đồng hoặc giao dịch đã được công chứng còn được coi là chứng cứ, theo đó những sự kiện, tình tiết có trong văn bản công chứng cũng mặc định có giá trị như chứng cứ và không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị tuyên bố vô hiệu bởi Tòa án.

Văn bản công chứng có giá trị pháp lý quan trọng
Văn bản công chứng có giá trị pháp lý quan trọng

3. Thủ tục công chứng được thực hiện như thế nào?

Công chứng là thủ tục không quá phức tạp và rất dễ thực hiện nhưng bạn vẫn cần chú ý đến một số nội dung về hồ sơ, các bước cũng như là địa điểm công chứng.

3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng, khi yêu cầu công chứng, các bên cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng. Phiếu này phải thể hiện đầy đủ thông tin của người yêu cầu công chứng, thông tin của tổ chức hành nghề, nội dung công chứng và các loại giấy tờ đi kèm, thông tin của người tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ công chứng, thời điểm tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ.

  • Dự thảo hợp đồng hoặc dự thảo của giao dịch dân sự khác cần công chứng.

  • Bản sao các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng liên quan đến tài sản cần công chứng.

  • Bản sao các loại giấy tờ có liên quan mà pháp luật yêu cầu phải có khi công chứng.

Việc công chứng được thực hiện theo yêu cầu của các bên nên để biết chính xác những giấy tờ cần có trong hồ sơ công chứng là gì cần dựa trên tình hình thực tế.

Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi xin công chứng
Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi xin công chứng

Xem thêm: Ngạch công chức là gì? Làm sao để nâng ngạch công chức?

3.2. Thủ tục thực hiện

Thủ tục công chứng được thực hiện bởi công chứng viên, với sự hỗ trợ của người cần công chứng, cụ thể:

  • Người cần công chứng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công chứng và mang đến văn phòng hoặc phòng công chứng, đưa ra đề nghị với công chứng viên.

  • Công chứng viên tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ xem đã đầy đủ chưa, nếu đã đầy đủ và phù hợp thì thụ lý và ghi yêu cầu vào sổ công chứng. Nếu chưa đủ thì yêu cầu bổ sung hoặc từ chối yêu cầu.

  • Công chứng viên có thể yêu cầu khách hàng giải thích và làm rõ các vấn đề chưa rõ trong giao dịch, hợp đồng, bao gồm cả ý nghĩa, hậu quả của việc tham gia hợp đồng hoặc giao dịch.

  • Công chứng viên kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của hợp đồng, giao dịch. Nếu nhận thấy nội dung không phù hợp với quy định pháp luật thì chỉ rõ để khách hàng biết, hiểu và sửa lại. Công chứng viên có quyền từ chối nếu khách hàng không đồng ý sửa lại.

  • Khách hàng kiểm tra và tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc có thể yêu cầu công chứng viên đọc cho mình nghe.

  • Khi đã đồng ý với toàn bộ nội dung, khách hàng ký vào từng trang của giao dịch, hợp đồng.

  • Công chứng viên yêu cầu khách hàng xuất trình các loại giấy tờ theo yêu cầu để đối chiếu. Sau khi kiểm tra, công chứng viên ghi lời chứng, đồng thời ký vào từng trang của giao dịch, hợp đồng.

  • Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo bảng giá niêm yết hoặc quy định tại tổ chức hành nghề công chứng.

Thủ tục công chứng thực ra không hề phức tạp
Thủ tục công chứng thực ra không hề phức tạp

3.3. Địa điểm công chứng

Theo quy định của Luật Công chứng, hầu hết các trường hợp công chứng đều phải thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Chỉ có 1 trường hợp duy nhất người yêu cầu công chứng không cần đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, đó là những người già yếu, không thể đi lại hoặc người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang thi hành án phạt hoặc có lý do chính đáng chứng minh mình không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Vậy tổ chức hành nghề công chứng là gì và nếu có nhu cầu bạn cần phải đến đâu?

Theo quy định, tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức được thành lập, hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hiện nay khi có nhu cầu công chứng, khách hàng có thể đến bất cứ Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nào trên cả nước.

Biết được địa điểm công chứng là gì sẽ giúp bạn đến đúng nơi để thực hiện công chứng
Biết được địa điểm công chứng là gì sẽ giúp bạn đến đúng nơi để thực hiện công chứng

3.4. Thời hạn công chứng

Thời hạn công chứng là gì? Thời hạn công chứng là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm thụ lý hồ sơ đến ngày trả kết quả. Thời gian này đã bao gồm cả thời gian giám định, xác minh các nội dung có liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

Do không đòi hỏi thủ tục phức tạp nên thời hạn công chứng tương đối nhanh, không quá 02 ngày làm việc. Đối với những trường hợp phức tạp đòi hỏi thời gian xác minh hoặc giám định thêm cũng không được quá 10 ngày làm việc.

Thời gian để thực hiện thủ tục công chứng vô cùng nhanh chóng
Thời gian để thực hiện thủ tục công chứng vô cùng nhanh chóng

4. Lệ phí công chứng là bao nhiêu?

Bên cạnh công chứng là gì, một trong những vấn đề khác cũng được rất nhiều người quan tâm là công chứng có mất phí không và mất bao nhiêu, bởi đây là một trong những thủ tục diễn ra thường xuyên trong đời sống.

Khi thực hiện việc công chứng, người có yêu cầu phải trả 1 khoản phí cho tổ chức hành nghề công chứng, gọi là phí công chứng. Vậy phí công chứng là gì? Phí này bao gồm các khoản như:

  • Phí công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch

  • Phí lưu giữ di chúc

  • Phí cấp bản sao văn bản công chứng

Có 2 cách để xác định phí công chứng là xác định dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị của hợp đồng, giao dịch, cụ thể:

Phí công chứng tính dựa trên giá trị của tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

Các trường hợp phổ biến gồm:

Trường hợp công chứng

Xác định mức phí theo

Hợp đồng chuyển nhượng, cho, tặng, đổi, tách, chia, nhập, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Giá trị quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng, cho, tặng, đổi, chia, tách, nhập, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền là nhà ở, công trình trên đất.

Tổng giá trị của quyền sử dụng đất và giá trị của tài sản gắn liền với đất, giá trị của nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

Hợp đồng mua bán, tặng cho, góp vốn tài sản khác mà không phải quyền sử dụng đất

Giá trị tài sản

Văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản

Giá trị tài sản

Hợp đồng vay tiền

Giá trị khoản vay

Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng cầm cố tài sản

Giá trị tài sản hoặc giá trị khoản vay (nếu hợp đồng có ghi giá trị khoản vay)

Hợp đồng kinh tế, đầu tư, thương mại, kinh doanh

Giá trị tài sản hoặc giá trị giao dịch, hợp đồng

Mức thu phí được quy định như sau:

Mức phí công chứng tính trên giá trị tài sản
Mức phí công chứng tính trên giá trị tài sản

Trường hợp công chứng hợp đồng thuê quyền nhà ở, quyền sử dụng đất, thuê, thuê lại tài sản

Mức phí trong trường hợp này cũng được tính dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị giao dịch, hợp đồng, cụ thể như sau:

Mức phí công chứng với hợp đồng thuê tài sản
Mức phí công chứng với hợp đồng thuê tài sản

Trường hợp công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá: Phí công chứng được tính dựa trên giá trị của tài sản bán được, cụ thể như sau:

Phí công chứng trong trường hợp mua bán tài sản đấu giá
Phí công chứng trong trường hợp mua bán tài sản đấu giá

Đối với các giao dịch, hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản có giá mà được xác định giá theo giá quy định của cơ quan Nhà nước:

Trong những trường hợp này, giá trị tài sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất được sử dụng để xác định theo thỏa thuận của các bên. Nếu giá do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan Nhà nước quy định áp dụng ở thời điểm công chứng thì mức phí công chứng được xác định như sau:

Giá tài sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất để tính phí công chứng = Số lượng tài sản hoặc diện tích đất được ghi trong giao dịch, hợp đồng x Giá tài sản, giá đất do cơ quan Nhà nước quy định

Phí công chứng trong trường hợp không theo giá trị tài sản hoặc giá trị giao dịch, hợp đồng

Khi đó, mức giá công chứng được xác định như sau:

Mức phí với các trường hợp không tính theo giá trị tài sản, giá trị giao dịch, hợp đồng
Mức phí với các trường hợp không tính theo giá trị tài sản, giá trị giao dịch, hợp đồng

Phí công chứng trong một số trường hợp khác

Ngoài 2 cách tính phí công chứng phổ biến trên, dưới đây là mức phí trong một số trường hợp khác, cụ thể:

  • Thu phí khi nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/trường hợp.

  • Phí cấp bản sao: 5.000 đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 3.000 đồng, tối đa không quá 100.000 đồng/bản.

  • Phí công chứng bản dịch:

    • Bản dịch thứ nhất: 10.000 đồng/trang.

    • Với trường hợp nhiều bản dịch, từ bản thứ 2 trở lên: 5.000 đồng/trang với trang thứ nhất và thứ 2, từ trang thứ 3 trở lên là 3.000 đồng/trang, tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

Trên đây là quy định về mức phí công chứng, ngoài phí này, người yêu cầu còn có thể phải nộp thêm thù lao công chứng nếu có yêu cầu văn phòng hoặc phòng công chứng soạn thảo giao dịch, hợp đồng, sao chụp, dịch thuật hoặc các công việc khác có liên quan đến công chứng.

Tổ chức công chứng có thể tự do đặt mức thù lao, miễn sao không vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

5. Các trường hợp bắt buộc phải công chứng là gì?

Như đã phân tích ở trên, việc công chứng hiện nay gồm 2 loại là công chứng bắt buộc theo quy định của pháp luật và công chứng dựa trên nhu cầu tự nguyện của các bên.

Vậy các trường hợp bắt buộc phải công chứng là gì?

Hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào tổng hợp tất cả các trường hợp phải công chứng, muốn xác định cần theo dõi và tìm hiểu trong luật chuyên ngành và các văn bản liên quan.

Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc phải công chứng thường xuất hiện trong đời sống mà bạn cần quan tâm:

5.1. Với lĩnh vực đất đai, nhà ở

  • Hợp đồng tặng, cho, chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, thế chấp, góp vốn … bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • Hợp đồng mua bán, tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn… nhà ở thương mại.

  • Hợp đồng cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất.

  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại nhà...

5.2. Với lĩnh vực thừa kế tài sản

  • Di chúc của người không biết chữ hoặc người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.

  • Di chúc miệng theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

  • Di chúc lập bằng tiếng nước ngoài.

  • Văn bản ghi chép lại lời của người làm chứng đối với di chúc miệng.

5.3. Với lĩnh vực hôn nhân gia đình

  • Văn bản thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.

  • Văn bản thỏa thuận về nội dung mang thai hộ.

  • Văn bản ủy quyền về việc nhờ mang thai hộ.

Giao dịch liên quan đến đất đai là một trong những trường hợp bắt buộc phải công chứng
Biết được các trường hợp bắt buộc phải công chứng là gì sẽ giúp bạn thực hiện đúng quy định của pháp luật

6. Sự khác nhau giữa chứng thực và công chứng là gì?

Khái niệm công chứng và chứng thực thường đi liền với nhau nên có rất nhiều người nhầm lẫn hai thuật ngữ này. Muốn biết điểm khác nhau giữa chứng thực và công chứng là gì cần so sánh dựa trên một số tiêu chí sau:

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm

Là việc công chứng viên chứng nhận tính hợp pháp, chính xác của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác, chứng nhận tính hợp pháp, chính xác và không trái đạo đức của bản dịch giấy tờ hoặc văn bản.

Là việc cơ quan có thẩm quyền để xác nhận hoặc chứng nhận về một sự thật, sự việc hoặc chữ ký, văn bản, thông tin cá nhân, chữ ký cá nhân.

Cơ sở pháp lý

Luật Công chứng 2014

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Phân loại

- Các trường hợp công chứng bắt buộc.

- Các trường hợp công chứng theo yêu cầu của các bên.

- Cấp bản sao từ sổ gốc.

- Chứng thực bản sao từ bản chính.

- Chứng thực chữ ký.

- Chứng thực giao dịch, hợp đồng.

Bản chất

- Đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch, hợp đồng cả về hình thức và nội dung.

- Có tính pháp lý cao hơn.

- Phần lớn chỉ chú trọng đến hình thức, không đề cập sâu đến nội dung.

Đặc điểm pháp lý

- Là hành vi được thực hiện bởi công chứng viên, là việc chứng nhận hợp đồng hoặc giao dịch được thể hiện bằng văn bản.

- Có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện vì đã được xác nhận có tính hợp pháp bởi công chứng viên.

- Được quản lý bởi Nhà nước.

- Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung công chứng.

- Là hành vi được thực hiện bởi công chứng viên hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.

- Chứng nhận và xác nhận sự việc, giấy tờ có thật, đúng với thực tế.

- Người thực hiện việc chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung chứng thực.

Thẩm quyền thực hiện

- Văn phòng công chứng.

- Phòng công chứng.

- Cơ quan đại diện ngoại giao.

- Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

- Phòng Tư pháp cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Công chứng viên.

- Cơ quan đại diện ngoại giao.

- Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Giá trị pháp lý

- Có hiệu lực từ thời điểm được công chứng.

- Có hiệu lực thi hành với các bên liên quan, áp dụng với hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

- Có giá trị chứng cứ, sự kiện, tình tiết trong giao dịch, hợp đồng đã được công chứng mặc định không cần chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa tuyên vô hiệu.

- Bản dịch đã được công chứng có giá trị sử dụng như văn bản, giấy tờ được dịch.

- Đối với bản sao được cấp từ sổ gốc: Giá trị sử dụng thay cho bản chính trong giao dịch, ngoại trừ trường hợp có quy định khác.

- Bản sao được chứng thực có thể sử dụng thay cho bản chính trong việc đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp có quy định khác.

- Chữ ký đã được chứng thực có giá trị chứng minh, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký đối với nội dung của văn bản, giấy tờ.

- Giao dịch, hợp đồng đã được chứng thực là chứng cứ chứng minh về địa điểm, thời gian mà các bên đã ký kết, chứng minh các bên có đủ năng lực hành vi dân sự cũng như sự tự nguyện, chữ ký của các bên.

Công chứng có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực
Công chứng có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực

Biết được sự khác nhau giữa chứng thực và công chứng là gì sẽ giúp bạn xác định được đúng hoạt động pháp lý cần thiết khi tham gia vào các hợp đồng hay giao dịch dân sự khác.

Khái niệm công chứng là gì không quá khó hiểu nhưng vẫn cần chú ý để thực hiện đúng trong các giao dịch hàng ngày, từ đó phát huy được đúng vai trò và giá trị pháp lý.

Bài viết liên quan
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Hustle là gì? Văn hoá làm việc hối hả trong thời đại mới

Hustle là gì? Văn hoá làm việc hối hả trong thời đại mới

Hustle là gì? Hustle là thuật dùng để chỉ việc dồn toàn bộ năng lượng để làm một công việc nào đó với tốc độ nhanh chóng. Đây là một xu hướng được lan truyền rộng rãi trong xã hội hiện đại, thế nhưng liệu rằng điều này là thật sự tốt?
Xem thêm »
TOP ngôn ngữ khó nhất thế giới, loại thứ 8 tưởng không khó mà khó không tưởng

TOP ngôn ngữ khó nhất thế giới, loại thứ 8 tưởng không khó mà khó không tưởng

Danh sách top ngôn ngữ khó nhất thế giới gồm tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập, tiếng Hàn, tiếng Việt… Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng như hệ thống ký tự nhiều, các âm điệu đều đều khiến người học rất khó để sử dụng sao cho đúng ngữ cảnh.
Xem thêm »
Các bậc lương cao đẳng tính theo ngạch nào? Cách tính hệ số lương chuẩn 2024

Các bậc lương cao đẳng tính theo ngạch nào? Cách tính hệ số lương chuẩn 2024

Các bậc lương cao đẳng dành cho công chức A0, phân thành 10 bậc lương với các hệ số tăng dần, từ 2.1 ở bậc 1 lên đến 4.89 ở bậc 10. Khi trình độ học vấn cao, làm việc lâu năm thì tiền lương cũng sẽ tăng tương ứng.
Xem thêm »
Chỉ số SQ là gì? Những điều thú vị chưa ai nói với bạn

Chỉ số SQ là gì? Những điều thú vị chưa ai nói với bạn

Chỉ số SQ là gì? Đây là một chỉ số dùng để đo lường về khả năng tinh thần, tâm hồn và tâm linh của một người. SQ còn là sợi dây kết nối để liên kết các chỉ số khác như IQ, EQ và PQ, từ đó giúp tạo nên một hình ảnh đa chiều về sự phát triển cá nhân.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat