Gợi ý những mẫu CV kỹ thuật ứng dụng ấn tượng

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 30/06/2024 21:20:00 +07:00
CV kỹ thuật ứng dụng nói riêng và CV ngành kỹ thuật nói riêng đều có yêu cầu cao về tính khoa học, logic, nội dung đơn giản nhưng phải chắt lọc. Một thiết kế quá màu sắc hay rườm rà sẽ khó chinh phục được nhà tuyển dụng. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tạo một CV xin việc đẹp, ấn tượng, phù hợp với ngành nghề này.

1. Nội dung cơ bản trong CV kỹ thuật ứng dụng

Mặc dù có những tiêu chuẩn riêng về thiết kế, trình bày, tuy nhiên CV kỹ thuật ứng dụng cũng cần đảm bảo các nội dung cơ bản của một CV xin việc. Khi thiết kế CV, bạn tuyệt đối phải tuân thủ bố cục nội dung với đầy đủ các phần dưới đây:

1.1. Nội dung trong CV kỹ thuật về giới thiệu bản thân

Phần giới thiệu bản thân là cốt lõi của CV kỹ thuật ứng dụng. Ở phần này, bạn cần trình bày đủ và chi tiết các vấn đề sau đây:

  • Họ tên đầy đủ của ứng viên, nên viết họ tên thật, tránh các biệt danh hay tên dùng trên mạng xã hội.

  • Ngày tháng năm sinh của bạn, nên trình bày theo quy cách XX/YY/ZZZZ để dễ hiểu, không nên viết ngược như trong tiếng Anh.

  • Số điện thoại của ứng viên và địa chỉ liên lạc để thuận tiện cho nhà tuyển dụng liên hệ lại khi hồ sơ đạt yêu cầu. Có thể ghi cả địa chỉ email của ứng viên, tuy nhiên nên dùng địa chỉ email nghiêm túc, thường xuyên.

  • Trong CV kỹ thuật ứng dụng, nên để cả ảnh chân dung của ứng viên. Ảnh không cần quá trang nghiêm như ảnh thẻ nhưng cũng cần phù hợp, trang trọng, có thể nhìn thấy gương mặt trực diện. Không nên tạo các dáng chụp nghiêng ngả, đùa cợt thiếu nghiêm túc sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thực sự nghiêm túc với công việc.

1.2. Nội dung về mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một trong những phần nội dung quan trọng trong CV kỹ thuật ứng dụng. Đây là phần giới thiệu của ứng viên về mong muốn, định hướng phát triển sự nghiệp về sau. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua mục tiêu nghề nghiệp để đánh giá được khát vọng, chí cầu tiến, cũng như mục tiêu tương lai của ứng viên. Từ đó cũng sẽ có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp nhất.

Để viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho CV kỹ thuật ứng dụng, ứng viên cần lưu ý:

  • Vị trí mong muốn phải có sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.

  • Nên chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ngành kỹ thuật có tiềm năng phát triển rất rộng mở nên cơ hội để vươn đến các vị trí cao là rất nhiều. Tuy nhiên, điều này cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Nếu bạn đặt mục tiêu trong 1 - 2 năm sẽ vươn lên bộ phận kỹ thuật sẽ rất khó.

  • Mục tiêu nghề nghiệp cũng cần hướng đến lợi ích của công ty. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thiện cảm với bạn, đánh giá được mong muốn gắn bó và sự hứa hẹn cống hiến của bạn với công việc.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

1.3. Trình độ học vấn và các nghiệp vụ chuyên môn

Ngành Kỹ thuật ứng dụng gồm rất nhiều phân ngành:

  • Kỹ thuật điện và điện tử

  • Kỹ thuật nhiệt

  • Kỹ thuật hàng không

  • Kỹ thuật công nghệ ô tô

  • Kỹ thuật in ấn

  • Kỹ thuật cơ khí

  • Cơ kỹ thuật

  • Kỹ thuật máy tính…

Do đó, nội dung về trình độ học vấn, chuyên môn của CV kỹ thuật ứng dụng cũng rất đa dạng. Khi trình bày các mục này, ứng viên cần lưu ý:

  • Nêu rõ tên trường đào tạo, năm được cấp bằng tốt nghiệp, ngành nghề đào tạo cũng như xếp hạng bằng cấp của bạn.

  • Nêu rõ các khóa đào tạo ngắn hạn (nếu có) mà bạn đã từng tham gia. Các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn rất quan trọng trong CV. Điều này sẽ giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng, giúp hồ sơ của bạn được chú ý hơn.

  • Nêu rõ các kỹ năng bạn đã tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc trước đó. Với ngành này, kỹ năng chuyên môn rất quan trọng, nó mang tính quyết định đến việc bạn có thể đảm đương được công việc hay không.

  • Các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ cũng đặc biệt quan trọng. Với kỹ thuật ứng dụng, tiếng Anh chuyên ngành là không thể thiếu. Vì vậy bạn cần nêu rõ khả năng ngoại ngữ của mình để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1.4. Nội dung về kinh nghiệm làm việc trong ngành kỹ thuật ứng dụng

CV kỹ thuật ứng dụng sẽ chia làm 2 loại: Một là dành cho những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Hai là dành cho những bạn đã có kinh nghiệm làm việc.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy mô tả kỹ năng, học vấn thật chi tiết. Nếu có kinh nghiệm thực tập thì nên đưa vào CV. Còn với những bạn đã có kinh nghiệm thì chắc chắn CV cũng sẽ tạo được điểm nhấn riêng, khả năng được gọi phỏng vấn cũng sẽ cao hơn.

Xem thêm: Mức Lương Của Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông Tại Việt Nam Bao Nhiêu?

2. Thiết kế CV cho ngành kỹ thuật ứng dụng cần lưu ý gì?

Trên đây là những nội dung quan trọng trong CV kỹ thuật ứng dụng. Ngoài nội dung, cách trình bày CV cũng rất quan trọng, mang tính quyết định đến việc hồ sơ của bạn có được chọn hay không.

Khi thiết kế CV kỹ thuật ứng dụng, một số vấn đề sau cần phải lưu ý:

2.1. Bố cục đơn giản và gọn gàng

Đặc trưng của dân kỹ thuật chính là sự đơn giản, gọn gàng, mọi thứ đều chỉn chu. Ngành này được ví như một trong những ngành “khô khan” nhất. Có lẽ vì vậy mà hầu hết nhà tuyển dụng đều mong muốn nhìn thấy một chiếc CV được thiết kế với bố cục đơn giản, gọn gàng.

CV của bạn không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh. Hãy tập trung vào nội dung. Các nội dung nên được trình bày theo đề mục cụ thể, dễ đập ngay vào mắt người đọc. Một CCV gọn gàng và khoa học sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng và phần nào thể hiện được tính cách của ứng viên.

2.2. Không sử dụng quá nhiều màu sắc

Nếu bạn thiết kế CV ngành đồ họa, ngành may mặc, ngành du lịch, ngành marketing… Bạn có thể tùy ý thể hiện sự sáng tạo của mình để có một chiếc CV màu sắc. Tuy nhiên, những người làm trong ngành kỹ thuật lại không đánh giá cao những CV màu mè như thế.

Khi thiết kế CV kỹ thuật ứng dụng, tối đa bạn chỉ nên sử dụng 3 màu. Một phông màu nền cho toàn bộ CV và 2 màu cho các nội dung để tạo được sự tương phản và có điểm nhấn.

CV ngành kỹ thuật nên sử dụng màu sắc đơn giản, không nên quá màu mè
CV ngành kỹ thuật nên sử dụng màu sắc đơn giản, không nên quá màu mè

2.3. Nội dung trực quan, dễ đọc, sử dụng ngôn ngữ chắt lọc

Lưu ý thứ 3 khi thiết kế CV cho ngành kỹ thuật ứng dụng chính là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Bạn nên dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc. Không nên trình bày quá hoa mỹ hay rườm rà về các nội dung trong CV. Từ ngữ cần chắt lọc, đủ trang trọng, không được dùng tiếng lóng, không dùng từ viết tắt, không sử dụng teencode…

Ứng viên kỹ thuật ứng dụng sẽ làm việc trong các ngành kỹ thuật, có đặc trưng làm làm việc với máy móc, cần sự tỉ mỉ, chuẩn xác, cẩn thận rất cao. Điều này sẽ phần nào thể hiện trong chiếc CV mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng và các nội dung nên được sắp xếp như sau:

  • Đầu CV nên là thông tin giới thiệu bản thân và Mục tiêu nghề nghiệp.

  • Trình độ học vấn nên là nội dung thứ 2 đập vào mắt nhà tuyển dụng.

  • Kinh nghiệm làm việc nên đặt ở trung tâm CV, giúp nhà tuyển dụng ngay lập tức thấy được khả năng, kinh nghiệm của bạn.

  • Thông tin về sở thích, người tham chiếu nên đặt ở cuối CV.

CV có thể trình bày nội dung theo bố cục cột. Cách thiết kế thông thường là chia CV làm hai cột trái và phải. Cột bên trái sẽ là mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, kỹ năng mềm, người tham chiếu. Cột bên phải sẽ là Học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn. Như vậy cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm các thông tin ứng viên hơn.

3. Một số mẫu CV kỹ thuật ứng dụng đẹp, độc đáo chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng

Tùy vào từng lĩnh vực mà cách thiết kế CV cũng sẽ không giống nhau. Để giúp các bạn có thêm ý tưởng để thiết kế CV với phong cách riêng của mình, các bạn có thể tham khảo một vài mẫu CV dưới đây:

Mẫu 1: Mẫu CV kỹ thuật viên đẹp, ấn tượng, màu sắc nhã nhặn, phong cách đơn giản nhưng thu hút
Mẫu 1: Mẫu CV kỹ thuật viên đẹp, ấn tượng, màu sắc nhã nhặn, phong cách đơn giản nhưng thu hút
Mẫu 2: CV kỹ thuật ứng dụng thiết kế đơn giản, trực quan, tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, tập trung chủ yếu vào nội dung, kinh nghiệm
Mẫu 2: CV kỹ thuật ứng dụng thiết kế đơn giản, trực quan, tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, tập trung chủ yếu vào nội dung, kinh nghiệm
Mẫu 3: Mẫu thiết kế CV cho ngành kỹ thuật ứng dụng không quá màu mè nhưng vẫn có bản sắc riêng, mang lại ấn tượng tốt
Mẫu 3: Mẫu thiết kế CV cho ngành kỹ thuật ứng dụng không quá màu mè nhưng vẫn có bản sắc riêng, mang lại ấn tượng tốt

4. Những câu nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên ngành kỹ thuật ứng dụng

Ngoài các thiết kế CV kỹ thuật ứng dụng, ứng viên cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn. Tùy vào ngành nghề, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn của nghề. Đơn cử như một vài câu hỏi dưới đây:

  • Bạn biết gì về ngành kỹ thuật mà bạn đang ứng tuyển?

  • Tại sao bạn nghĩ bản thân mình lại phù hợp với ngành kỹ thuật ứng dụng?

  • Theo bạn, là một nhân viên kỹ thuật ứng dụng giỏi thì cần có những tố chất gì, khả năng gì, kỹ năng gì?

  • Bạn đã từng tham gia dự án kỹ thuật nào hay chưa? Những thuận lợi và khó khăn mà bạn gặp phải trong dự án kỹ thuật đó là gì?

  • Nếu chúng tôi giao cho bạn một dự án với thời gian rất gấp, bạn có nhận không và sẽ xử lý như thế nào?

  • Bạn hãy tự nhận xét điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, điều gì khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc trong ngành Kỹ thuật ứng dụng?

  • Bạn có định hướng gì cho tương lai của mình không, bạn có kiên trì theo đuổi ngành kỹ thuật hay không?

Thiết kế CV kỹ thuật ứng dụng đẹp, ấn tượng, rõ ràng chính là bước đầu tiên trên hành trình xin việc. Một chiếc CV ấn tượng sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được bạn giữa hàng trăm, hàng nghìn ứng viên. Nếu bạn gặp khó trong thiết kế CV, có thể sử dụng phần mềm thiết kế từ job3s. Chúng tôi có rất nhiều mẫu CV đẹp giúp bạn dễ dàng chọn lựa và đưa ra một thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân của mình nhất.

Xem thêm: Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Và Mức Lương Khởi Điểm

Bài viết liên quan
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng mà người lao động cần nắm rõ. Trong đó, biểu thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về biểu thuế lũy tiến, cách tính và những lưu ý khi áp dụng, hãy cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu các bài tập thuế thu nhập cá nhân thường gặp và hướng dẫn cách giải bài tập chi tiết chính xác nhất. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người. Trong bài viết này, job3s sẽ giúp bạn tìm hiểu và thực hành một số bài tập thuế thu nhập cá nhân củng cố kiến thức, kỹ năng tính toán thuế TNCN.
Xem thêm »
Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Việc tìm hiểu và áp dụng đúng các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn tối ưu hóa số tiền thuế phải nộp, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khoản giảm trừ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính toán và kê khai thuế một cách chính xác nhất.
Xem thêm »
Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh tình hình tài chính và quản lý hoạt động tiền tệ của các ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, bài viết sẽ giải thích khái niệm, phân loại các tài khoản chính và trình bày nguyên tắc hạch toán chi tiết.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat