Gợi ý cách viết đơn xin chuyển lớp ngắn gọn dành cho học sinh tất cả các cấp

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 21/06/2024 22:19:00 +07:00
Hướng dẫn cách viết đơn xin chuyển lớp đúng quy cách. Chuyển lớp là thủ tục không mong muốn của phụ huynh và học sinh trong suốt năm học, tuy nhiên, bằng những lý do khác nhau, gia đình và học sinh có thể có nhu cầu được chuyển lớp. Để trình bày nguyện vọng về việc chuyển lớp, học sinh và phụ huynh cần làm đơn xin chuyển lớp, gửi tới lãnh đạo nhà trường và chờ phê duyệt.

1. Đơn đề nghị chuyển lớp sử dụng trong trường hợp nào?

Đơn xin chuyển lớp là văn bản có tính quan trọng trong nhà trường, giúp phụ huynh và học sinh trình bày nguyện vọng chuyển lớp tới Ban giám hiệu, đây cũng là cơ sở để trường học xem xét và đưa ra quyết định về việc cho phép học sinh chuyển lớp hay không.

Không có lý do chung nào cho các các đơn xin chuyển lớp. Hầu hết các lý do được đưa ra xuất phát từ mong muốn cá nhân của gia đình học sinh. Phần thông tin này thường được yêu cầu bắt buộc trong đơn xin chuyển lớp, giúp thầy cô và ban giám hiệu nhà tường đánh giá được tính cần thiết của vấn đề. Trên thực tế, có một số lý do thường gặp được nêu ra trong trường học học sinh muốn chuyển lớp như sau:

  • Thay đổi khối môn học: Ở nhiều trường học (chủ yếu là Trung học phổ thông), học sinh thường được phân lớp theo khối môn học, đây là tiền đề để các em thực hiện mục tiêu đỗ đại học/ làm công việc nào đó trong tương lai. Trong quá trình theo học, ước mơ và mục tiêu đó có thể thay đổi, do đó, học sinh cần thay đổi khối môn học, và việc chuyển lớp là điều cần thiết.
  • Tìm kiếm môi trường học tập phù hợp hơn: Tất cả chúng ta đều hiểu, độ tuổi học sinh - sinh viên là độ tuổi nhạy cảm, luôn mong muốn có được những người bạn tốt, một môi trường học tập phù hợp để yên tâm rèn luyện và tích lũy tri thức. Ở những lớp học khác nhau, văn hóa có thể khác biệt, phù hợp với đặc điểm tính cách của những em học sinh khác nhau. Và nguyện vọng chuyển lớp với mục đích tìm kiếm moi trường học tập phù hợp hơn có thể được đưa vào trong đơn xin chuyển lớp, giúp học sinh tìm kiếm được môi trường phù hợp.
  • Yêu cầu giáo viên: Một lý do khác thường gặp khi viết đơn xin chuyển lớp đó là việc học sinh yêu cầu/có mong muốn theo học một giáo viên nào đó. Điều này thường dựa trên nhận định của gia đình, tuy nhiên, lý do này hoàn toàn chính đáng và cần nhà trường xem xét.

2. Hướng dẫn cách viết và các mẫu đơn xin chuyển lớp

Có sự khác biệt về nội dung trong đơn xin chuyển lớp của học sinh đang theo học tại các cấp học khác nhau. Thông thường, đơn xin chuyển lớp của học sinh đang học cấp 1, cấp 2 và cấp 3 đều cần đến sự hỗ trợ từ phụ huynh, một số trường có thể yêu cầu bắt buộc phụ huynh hoặc người giám hộ là người viết lá đơn này nhằm đảm bảo tính chân thực và đáng tin cậy.

Đối với đơn xin chuyển lớp của sinh viên, văn bản có thể do sinh viên tự soạn và có xác nhận từ phụ huynh/người giám hộ cũng như ý kiến của giáo viên hiện tại.

Đơn xin chuyển lớp có thể viết theo mẫu hoặc do người viết tự biên soạn. Dù là mẫu đơn nào, đơn xin chuyển lớp vẫn cần đảm bảo một số phần nội dung nhất định.

Người viết đơn xin chuyển lớp nên là phụ huynh
Người viết đơn xin chuyển lớp nên là phụ huynh

2.1. Cách viết đơn yêu cầu chuyển lớp

Trong tất cả các mẫu đơn xin chuyển lớp, Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người làm đơn, thông tin học sinh, lý do xin chuyển lớp, chữ ký của người làm đơn, chữ ký phụ huynh và ý kiến của ban giám hiệu là các mục nội dung bắt buộc. Ở các mục nội dung khác nhau, kiểu chữ viết cũng như thông tin có sự khác biệt, người viết cần nắm rõ.

  • Cách viết Quốc hiệu trên đơn xin chuyển lớp

Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” là phần đầu tiên của lá đơn, yêu cầu bắt buộc phải viết kiểu cữ in hoa, đặt ở giữa dòng, cách đều 2 bên lề trang giấy.

  • Cách viết tiêu ngữ

Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” nằm sát phía dưới Quốc ngữ, được yêu cầu viết dạng chữ in thường, viết hoa từ đầu tiên của cụm từ, giữa các cụm từ có gạch nối. Dòng tiêu ngữ cần viết ở giữa dòng của trang giấy. Sau tiêu ngữ, người làm đơn viết nhiều đường nét đứt có độ dài phù hợp ở giữa dòng, cách đều 2 bên lề.

  • Cách viết tên đơn xin chuyển lớp

Tên đơn “ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP” cần viết giữa dòng, theo kiểu chữ in hoa. Kích cỡ của tên đơn thường to hơn so với các phần nội dung khác có trong lá đơn.

Đơn viết tay hay đánh máy đều cần đảm bảo cỡ chữ ở các mục nội dung
Đơn viết tay hay đánh máy đều cần đảm bảo đúng cỡ chữ ở các mục nội dung
  • Cách viết phần “Kính gửi”

Trong đơn xin chuyển lớp, phía sau tên đơn, người viết lùi sang bên trái của lề giấy một khoảng nhất định, sau kính ngữ “Kính gửi”, viết địa chỉ tiếp nhận hồ sơ. Thông thường, với học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3, người tiếp nhận đơn là ban giám hiệu nhà trường; đối với sinh viên, phòng công tác chính trị sinh viên là nơi nhận và xử lý đơn xin chuyển lớp. Loại chữ được sử dụng khi viết phần “Kính gửi” là chữ in, có kích thước vừa phải.

  • Hướng dẫn cách viết thông tin người viết đơn

Trong nội dung đơn xin chuyển lớp, người viết đơn cần ghi rõ họ và tên, cũng như thông tin cá nhân. Nếu lá đơn do học sinh viết, cần ghi lớp và trường đang theo học; nếu người viết là phụ huynh, thông tin người viết cần ghi rõ số căn cước công dân, cũng như mối quan hệ với học sinh có nhu cầu chuyển lớp; thông tin học sinh có nguyện vọng chuyển lớp.

  • Cách trình bày lý do xin chuyển lớp

Lý do xin chuyển lớp là phần nội dung rất quan trọng, quyết định việc học sinh có được phê duyệt chuyển lớp hay không. Vì vậy, lý do trong đơn xin chuyển lớp cần chính đáng, trung thực, nội dung được ghi rõ ràng, có sức thuyết phục.

  • Cách viết phần kết của đơn xin chuyển lớp

Phần cuối của đơn xin chuyển lớp thường kết thúc với lời cảm ơn của người làm đơn, dòng định danh đi kèm ngày tháng làm đơn cũng như chữ ký của người viết đơn (thường đặt ở góc dưới bên phải trang giấy).

Ở phần góc dưới bên trái trang giấy, người viết cần để sẵn một mục “Ý kiến của Ban giám hiệu”, đây là nơi Ban giám hiệu nhà trường ghi lại quyết định cuối cùng. Lưu ý, nếu người viết đơn là học sinh, cần bổ sung thêm phần “Ý kiến phụ huynh”, ở mục này, phụ huynh cần xác định việc đồng tình hay không với nguyện vọng chuyển lớp của con.

2.2. Các mẫu đơn dành cho học sinh cấp 1, cấp 2

Lá đơn xin chuyển lớp của học sinh đang học cấp 1 hoặc cấp 2 thường do phụ huynh viết. Do đó, nội dung được viết trong lá đơn cần ghi rõ tên của phụ huynh đi kèm số căn cước công dân, số điện thoại liên hệ cũng như thông tin của em học sinh có nguyện vọng chuyển lớp.

Mẫu đơn yêu cầu chuyển lớp của học sinh cấp 1, học sinh cấp 2
Mẫu đơn yêu cầu chuyển lớp của học sinh cấp 1, học sinh cấp 2

2.3. Mẫu đơn xin chuyển lớp dành cho học sinh Trung học phổ thông

Đối với đơn xin chuyển lớp của học sinh cấp 3 (Trung học phổ thông), lá đơn có thể do học sinh tự viết hoặc do phụ huynh viết.

Mẫu đơn đề nghị chuyển lớp của học sinh cấp 3 do học sinh tự viết
Mẫu đơn đề nghị chuyển lớp của học sinh cấp 3 do học sinh tự viết

Ở cấp Trung học phổ thông, việc chia lớp có thể phân theo bộ môn theo học (khối tự nhiên, khối xã hội). Do đó, ngoài mẫu đơn xin chuyển lớp, phụ huynh và học sinh cũng có thể tham khảo đơn xin chuyển ban.

Mẫu đơn xin chuyển từ ban xã hội sang ban tự nhiên dành cho học sinh cấp 3
Mẫu đơn xin chuyển từ ban xã hội sang ban tự nhiên dành cho học sinh cấp 3

2.4. Mẫu đơn dành cho sinh viên

Có một vài điểm khác biệt trong nội dung đơn xin chuyển lớp dành cho sinh viên. Ở cấp học Cao đẳng, Đại học, sinh viên có thêm mã số sinh viên, đây là thông tin bắt buộc ghi trong đơn xin chuyển lớp. Ngoài ra, người làm đơn cũng cần ghi rõ lớp đang theo học, khóa, hệ đào tạo, khoa, ngành để bộ phận tiếp nhận xử lý chính xác.

Mẫu đơn xin chuyển lớp cho sinh viên
Mẫu đơn chuyển lớp cho sinh viên

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Học Cho Học Sinh, Sinh Viên Kèm Lý Do Thuyết Phục Nhất

3. Những điều cần lưu ý khi viết đơn đề nghị chuyển lớp

Chuyển lớp là điều xuất phát từ mong muốn của cá nhân hoặc gia đình học sinh. Tuy nhiên, phải có sự chấp thuận của lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp học sinh đang học cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp muốn chuyển vào. Do đó, việc viết đơn xin chuyển lớp rất quan trọng, tất cả nội dung trong đơn đều phải chính xác, đặc biệt là phần lý do. Người viết đơn xin chuyển lớp cần chú ý những điều sau:

  • Phần lý do xin chuyển lớp cần được giải thích rõ ràng, trung thực, trình bày đúng trọng tâm vấn đề.
  • Để đảm bảo tính chính xác của đơn xin chuyển lớp cũng như yêu cầu trong quy định học đường, tất cả các mẫu đơn xin chuyển lớp do học sinh soạn cần có chữ ký của phụ huynh hoặc người giám hộ. Đơn xin chuyển lớp sau khi nộp tại văn phòng nhà trường sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để chờ lãnh đạo nhà trường xem xét, phê duyệt.
  • Nếu đơn xin chuyển lớp được viết tay, cỡ chữ tại các mục nội dung cũng như kiểu chữ được viết cần chính xác. Tên lá đơn thường có kích thước lớn nhất. Màu bút được dùng là màu đen hoặc xanh, tuyệt đối không sử dụng bút màu đỏ, không sử dụng 2 màu mực trong cùng 1 lá đơn.
  • Nếu đơn xin chuyển lớp được đánh máy, ngoài việc tuân thủ quy định về cỡ chữ, cần chọn phông chữ đơn giản, rõ nét, căn chỉnh chính xác khoảng cách giữa các dòng, khoảng cách với 2 lề trang giấy và chỉ lựa chọn chữ màu đen.

Chuyển lớp là hoạt động thuộc nội bộ trong trường học, do Ban giám hiệu nhà trường tiếp nhận và phê duyệt. Thủ tục việc chuyển lớp tương đối đơn giản, sau khi tiếp nhận đơn xin chuyển lớp từ học sinh, giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xem xét, xác minh lý do, tham khảo ý kiến từ giáo viên chủ nhiệm 2 lớp và đưa ra quyết định phù hợp. Ở các trường học khác nhau, thời gian tiến hành giải quyết đơn xin chuyển lớp là khác nhau.

Xem thêm: Những Câu Nói Xin Nghỉ Học Hay Nhất Dễ Thuyết Phục Dễ Thông Cảm

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat