Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Ba, 02/07/2024 10:06:00 +07:00
Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

Nhiều người Việt thường nhầm lẫn giữa hộ khẩu thường trú và sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, bạn nên biết đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Sổ hộ khẩu chính là một cuốn sổ thể hiện đầy đủ thông tin các thành viên gia đình, có chủ hộ đứng đầu và trong đó cũng có thông tin về hộ khẩu thường trú của từng thành viên cụ thể.

Trong khi đó, hộ khẩu thường trú là gì? Đây chính là nơi mà công dân Việt Nam đăng ký địa chỉ thường trú, chỗ ở thường trú với cơ quan công an có thẩm quyền. Dữ liệu về hộ khẩu thường trú của công dân sẽ được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú và sẽ do công an cấp xã/phường/thị trấn quản lý.

Trên thực tế, nơi thường trú của một người thường là nơi thường trú của cha mẹ họ. Theo thời gian, cuộc sống thay đổi, người đó có thể chuyển chỗ ở đến nhiều nơi khác và an cư lâu dài ở địa chỉ mới. Lúc này, họ sẽ làm hồ sơ thường trú ở địa chỉ mới đó.

Hộ khẩu thường trú là địa chỉ mà công dân đăng ký ở dài hạn, được nêu rõ trong sổ hộ khẩu
Hộ khẩu thường trú là địa chỉ mà công dân đăng ký ở dài hạn, được nêu rõ trong sổ hộ khẩu

2. Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú với công dân Việt Nam

Điều kiện để công dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú là gì? Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà một công dân có thể được đăng ký thường trú:

2.1. Điều kiện phổ biến

  • Công dân có chỗ ở hợp pháp và ở lâu dài với chỗ ở đó, chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân.
  • Công dân có thể được đăng ký hộ khẩu thường trú trong các điều kiện có chỗ ở lâu dài không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng được chủ hộ, chủ sở hữu tài sản đó đồng ý:
    • Vợ chuyển về nơi ở hợp pháp của chồng và được chồng đồng ý.
    • Chồng chuyển về nơi ở hợp pháp của vợ và được vợ đồng ý.
    • Con cái về ở với cha mẹ ở nơi ở hợp pháp của cha mẹ và được cha mẹ đồng ý.
    • Cha mẹ chuyển về ở với con cái tại nơi ở hợp pháp của con cái và được con cái đồng ý.
    • Công dân về ở với anh chị em ruột, cháu ruột tại các nơi ở hợp pháp và được các đối tượng này đồng ý.
    • Người khuyết tật, người tâm thần, người mất khả năng nhận thức, mất khả năng lao động về ở với người thân và được họ đồng ý.
    • Người chưa thành niên không còn cha mẹ, người thân được người giám hộ mang về nuôi nấng trong nhà mình.
    • Được chủ sở hữu nhà ở hợp pháp đồng ý nhập khẩu và cho ở trong nhà của mình.
  • Người hoạt động tôn giáo được bổ nhiệm, điều chuyển đến cơ sở tôn giáo ở địa phương khác.
  • Trẻ em, người già, người khuyết tật… Được chủ cơ sở tôn giáo chấp thuận cho ở tại cơ sở thờ tự.

2.2. Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương

Theo quy định thông thường, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì đó chính là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tương ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp công dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì điều kiện đăng ký cũng sẽ có sự khác biệt. Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú là gì trong trường hợp này?

  • Công dân có chỗ ở hợp pháp ở thành phố trực thuộc trung ương và phải có thời gian tạm trú tối thiểu 2 năm ở thành phố đó. Trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú tại huyện/thị xã trực thuộc thành phố trung ương thì phải có thời gian tạm trú tối thiểu 1 năm.
  • Trong các trường hợp chuyển về sống với người có hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì phải được người có sổ hộ khẩu ở đó đồng ý cho nhập khẩu.
  • Công dân được điều động đến làm việc theo cơ chế viên chức, công chức, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại thành phố trực thuộc trung ương đó và có chỗ ở hợp pháp.
  • Trước đó đã có đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương. Sau đó chuyển đến nơi ở khác và bây giờ chuyển về ở lại chỗ cũ, là nơi ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.
Cập nhật các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú là gì theo quy định
Các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú là gì theo quy định?

3. Hộ khẩu thường trú có phải là chỗ ở hiện nay hay không?

Hiểu được hộ khẩu thường trú là gì, bạn sẽ dễ dàng phân biệt hộ khẩu thường trú với chỗ ở hiện nay. Đây cũng là hai khái niệm mà nhiều người thường nhầm lẫn.

Chỗ ở hiện nay chính là nơi ở hiện tại của công dân. Nó cũng có thể là hộ khẩu thường trú nhưng cũng có thể chỉ là nơi ở tạm thời, tức là địa chỉ tạm trú. Cụ thể:

  • Chỗ ở hiện nay chính là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nơi mà công dân đang sinh sống thường xuyên và đã thực hiện đăng ký thường trú hoặc tạm trú với cơ quan công an khu vực.
  • Trong trường hợp đó không phải là nơi thường trú hoặc tạm trú đã đăng ký thì nó đơn thuần là chỗ ở hiện nay của công dân, tức là nơi thực tế mà công dân đang sinh sống.

Khác biệt của chỗ ở hiện nay với hộ khẩu thường trú là gì? Đó chính là nơi thường trú là nơi mà công dân sinh sống ổn định và lâu dài, đã được đăng ký thường trú theo quy định pháp luật. Còn nơi ở hiện tại có thể là nơi thường trú hoặc chỉ là nơi mà công dân sinh sống tạm thời và nó có thể thay đổi liên tục theo nhu cầu của công dân.

Ví dụ, bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại TPHCM. Sau đó, bạn được phân công công tác đến Bà Rịa Vũng Tàu 2 tháng. Như vậy, TPHCM chính là hộ khẩu thường trú của bạn và Bà Rịa Vũng Tàu là chỗ ở hiện tại trong thời gian bạn đi công tác.

4. Hộ khẩu thường trú và tạm trú có gì khác nhau, làm sao để phân biệt?

Cũng tương tự, sự khác biệt giữa tạm trú và hộ khẩu thường trú là gì? Tạm trú chính là thuật ngữ dùng để chỉ những nơi mà công dân chỉ ở tạm một thời gian. Theo quy định, thời gian tạm trú của công dân ở một nơi ở sẽ tối đa trong 2 năm. Sau đó, nếu vẫn tiếp tục ở nơi đó, cần phải đăng ký tạm trú lại.

Công dân đến sinh sống ở một nơi khác với nơi đã đăng ký thường trú thì đó chính là nơi tạm trú của công dân. Trong trường hợp nếu công dân sinh sống lâu dài ở đó và có chỗ ở hợp pháp thì có thể chuyển thường trú từ địa chỉ cũ đến địa chỉ tạm trú. Lúc này, địa chỉ tạm trú sẽ trở thành địa chỉ thường trú hợp pháp, đúng luật định.

Và như vậy, hộ khẩu thường trú là không có thời hạn. Trong khi đó, tạm trú sẽ có thời hạn tối đa 2 năm. Công dân có thể tạm trú trong nhà thuê, nhà mượn hoặc thậm chí là nhà của mình đã đăng ký sở hữu.

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Xác Nhận Tạm Trú Và Chi Tiết Cách Điền

Hộ khẩu thường trú và tạm trú khác nhau về đặc điểm lưu trú, thời hạn lưu trú
Hộ khẩu thường trú và tạm trú khác nhau về đặc điểm lưu trú, thời hạn lưu trú

4. Hồ sơ để đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì?

Đến đây, cơ bản bạn đã hiểu được hộ khẩu thường trú là gì. Để đăng ký thường trú khi đã có chỗ ở hợp pháp, công dân cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:

  • Tờ khai mẫu CT01 về thay đổi thông tin cư trú của công dân.
  • Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp của công dân.
  • Các giấy tờ cá nhân của công dân đăng ký thường trú: Giấy khai sinh, giấy kết hôn, CCCD/CMND…

Trường hợp nếu đăng ký thường trú ở chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ với chủ hộ khẩu đó.

Hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp hoặc nộp qua cổng điện tử. Cơ quan công an sẽ tiếp nhận và xử lý quy trình còn lại cho người dân, thực hiện đăng ký thường trú cho người dân trong không quá 3 ngày làm việc.

5. Những trường hợp không được đăng ký hộ khẩu thường trú

Đăng ký hộ khẩu thường trú là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, mọi người đều phải thực hiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong vấn đề hộ khẩu thường trú là gì, các bạn cũng cần biết sẽ có những trường hợp mà công dân không được quyền đăng ký thường trú, cụ thể:

  • Chỗ ở của công dân nằm trong khu vực cấm xây dựng.
  • Chỗ ở của công dân nằm trong khu vực lấn chiếm các công trình nhà nước: Hành lang bảo vệ quốc phòng, mốc giới công trình, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh giao thông, công trình thủy lợi đê điều, công trình năng lượng, khu vực có nguy cơ lũ quét, lũ ống đã được cảnh báo, các công trình khác theo quy định pháp luật.
  • Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nằm trên đất lấn chiếm của công dân khác.
  • Chỗ ở được xây dựng trên diện tích đất không đáp ứng đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở của công dân đã có quyết định thu hồi đất, đã được phê duyệt phương án bồi thường và tái định cư.
  • Chỗ ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đang vướng vào tranh chấp và khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu. Các tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết, chưa được tòa án phán xét theo quy định pháp luật.
  • Chỗ ở mà nhà nước đã ban hành quyết định tháo dỡ.

Ngoài ra, khi công dân chết, mất tích đã có quyết định của tòa án hoặc công dân đi nước ngoài định cư, hoặc công dân đi khỏi nơi thường trú quá 12 tháng mà không đăng ký tạm trú ở bất cứ nơi nào, không đăng ký tạm vắng thì sẽ bị xóa thường trú. Các bạn nên lưu ý trường hợp này để tránh xóa thường trú ảnh hưởng đến các quyền lợi công dân của mình.

Trên đây là những nội dung xoay quanh chủ đề hộ khẩu thường trú là gì. Nắm được điều kiện đăng ký thường trú, các bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục này với cơ quan công quyền.

Xem thêm: Chứng Minh Nhân Dân Là Gì? Giải Thích Chi Tiết Các Thông Tin Trên Chứng Minh Nhân Dân

Bài viết liên quan
Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Tạo dấu ấn cá nhân trong CV nhân sự chinh phục nhà tuyển dụng

Việc sở hữu một CV nhân sự được thiết kế rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ là vũ khí quan trọng giúp bạn nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn có thể đưa ra các thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua hồ sơ của ứng viên khác.
Xem thêm »
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Tăng thu nhập với 7 trang web freelancer uy tín hiện nay

Việc chọn lựa một trang web freelancer uy tín là yếu tố then chốt để bắt đầu hành trình làm việc freelance một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những trang web hàng đầu, nơi các freelancer có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển kỹ năng và kết nối với khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng mà người lao động cần nắm rõ. Trong đó, biểu thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về biểu thuế lũy tiến, cách tính và những lưu ý khi áp dụng, hãy cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu các bài tập thuế thu nhập cá nhân thường gặp và hướng dẫn cách giải bài tập chi tiết chính xác nhất. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người. Trong bài viết này, job3s sẽ giúp bạn tìm hiểu và thực hành một số bài tập thuế thu nhập cá nhân củng cố kiến thức, kỹ năng tính toán thuế TNCN.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat