Bạn là ?
Khái niệm mô hình kinh doanh là gì không còn quá xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Hiểu một cách đơn giản thì mô hình kinh doanh là bản thiết kế chi tiết cách hoạt động của một doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị và thu lợi nhuận. Bất kỳ công ty, tổ chức lâu đời hay mới khởi nghiệp, đều cần xác định rõ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào, hướng cung cấp cho khách hàng, từ đó kiếm được tiền.
Mô hình kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp, giúp thu hút vốn đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Đặc biệt, với những doanh nghiệp lâu đời, họ có thể dựa vào mô hình này để dự đoán xu hướng, thách thức ở hiện tại và trong tương lai.
Toàn bộ quy trình hoặc chính sách kinh doanh mà công ty đang áp dụng, thực hiện theo đều là một phần của mô hình kinh doanh. Xác định được sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu hay khoản chi phí dự kiến sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích là kinh doanh có lãi.
Xem thêm: Kinh doanh thương mại là gì? Tương lai rộng mở với thu nhập rủng rỉnh
Để hiểu được đầy đủ bản chất của mô hình kinh doanh là gì bạn cần tìm hiểu về thành phần cơ bản của mô hình này, cũng như tìm hiểu về xác định chi tiết cách thức hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị và lợi nhuận. Dưới đây là các thành phần cơ bản của một mô hình kinh doanh:
Khách hàng mục tiêu
Đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là ai? Những người này có nhu cầu và mong muốn gì? Việc xác định rõ đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, phát triển đồng thời được sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Giá trị cung cấp
Người làm lãnh đạo cần xác định được giá trị mà khách hàng nhận được từ mô hình kinh doanh là gì. Giá trị này có thể là giá trị vật chất, giá trị tinh thần hoặc cả hai.
Kênh phân phối
Doanh nghiệp cần giải đáp được công ty mình phân phối sản phẩm hay dịch vụ như thế nào. Kênh phân phối là cách thức doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay khách hàng, thông qua bán lẻ trực tiếp, trực tuyến, đại lý hay nhượng quyền,…
Mối quan hệ khách hàng
Mối quan hệ với khách hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong một mô hình kinh doanh. Khi đã xác định được tệp khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động nhằm tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Nguồn thu nhập
Vấn đề được quan tâm nhất là doanh nghiệp kiếm tiền từ đâu, kiếm tiền như thế nào. Đây là cách công ty tạo ra lợi nhuận từ việc bán hàng, thu phí dịch vụ hay phí đăng ký sử dụng dịch vụ.
Cấu trúc chi phí
Bên cạnh khoản thu, doanh nghiệp cũng cần quan tâm sẽ chi tiêu cho những gì, đâu là những khoản cần chi. Công ty cần xác định cách thức phân bổ chi phí, xác định rõ cấu trúc để kiểm soát chi phí và tối ưu lợi nhuận.
Mô hình kinh doanh là nền tảng cho mục tiêu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng, xác định cách thức vận hành sẽ giúp doanh nghiệp biết được đâu là mục tiêu cần hướng tới, từ đó lên chiến lược phù hợp theo từng thời điểm.
Một mô hình kinh doanh hiệu quả còn tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành, những điểm cộng có thể đến từ giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, mối quan hệ khách hàng...
Có một sự thật không thể chối bỏ là các nhà đầu tư hay nhân sự có kỹ năng chuyên môn luôn đánh giá cao công ty có mô hình kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững. Vậy nên, đừng ngại đầu tư thời gian vào việc nghiên cứu mô hình kinh doanh phù hợp với tiêu chí phát triển, văn hóa doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi xác định được mô hình kinh doanh cũng mang lại lợi ích cho chính họ, đánh giá được hiệu quả hoạt động thời gian qua như thế nào. Phân tích kỹ lưỡng mô hình giúp chủ doanh nghiệp, cấp quản lý biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó có hướng điều chỉnh hoặc phát huy.
Mô hình kinh doanh không phải lúc nào cũng cần cố định, đi theo xuyên suốt một quy trình từ khi thành lập. Tính linh hoạt và thích nghi luôn được khuyến khích, đảm bảo hoạt động sản xuất và bán hàng diễn ra hiệu quả.
Vậy các bước để có thể xây dựng ra được một mô hình kinh doanh là gì?
Bước đầu tiên cho ra mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần nghiên cứu và phân tích thị trường. Cần xác định rõ lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu xây dựng mô hình kinh doanh là gì, tiếp đến thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
Bạn cũng có thể áp dụng đồng thời việc phân tích SWOT để biết đâu là điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của loại hình kinh doanh đang xây dựng, phát triển. Đây là ma trận kinh doanh nổi tiếng, những doanh nghiệp muốn thay đổi tình hình cũng có thể áp dụng.
Doanh nghiệp cần xác định rõ giá trị sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng. Mô tả cụ thể cách thức hoạt động, công ty sẽ cung cấp sản phẩm hay dịch vụ như thế nào, bao gồm từ khâu sản xuất đến chiến dịch quảng cáo, phân phối ra sao.
Tiếp đến, xây dựng chiến lược về giá cả, đặt mức chi phí sản phẩm hay dịch vụ sản phẩm sao cho hợp lý và cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời xác định phân khúc thị trường, tức khách hàng mục tiêu, hãy đưa ra mô tả về họ.
Ở bước thứ 3, doanh nghiệp tiến hành xác định cách tiếp cận khách hàng và cách thức quảng cáo hàng hóa của mình. Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp, có thể tìm hiểu truyền hình, mạng xã hội, trực tiếp, email marketing hoặc SEO.
Tiếp đến, đội ngũ nhân sự doanh nghiệp đi vào triển khai nội dung quảng cáo và chiến dịch bán hàng để thu hút, giữ chân khách hàng. Một nội dung hiệu quả có thể kêu gọi hành động hoặc trả lời câu hỏi của khách hàng, bao gồm nguồn gốc thích hợp, duy nhất, ngắn gọn và đúng định dạng.
Ở bước cuối cùng xác định mô hình kinh doanh là gì, doanh nghiệp cần giám sát hiệu suất và tối ưu hóa chiến dịch. Hiện nay có nhiều công cụ để bạn theo dõi, đánh giá tình hình chiến dịch bán hàng. Dựa vào thông tin này, bạn có thể điều chỉnh để tối ưu hiệu suất, nâng cao lợi nhuận.
Xem thêm: Holding Company là gì? Các lợi thế của mô hình công ty Holding
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển theo nhiều mô hình kinh doanh, trong đó nổi bật:
Tên mô hình | Ví dụ |
---|---|
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử | Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok... là những mô hình kinh doanh thành công tại Việt Nam, họ kết nối người bán và người mua thông qua giao dịch trực tuyến. Năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ doanh số bán hàng, nhờ sự dễ dàng từ khâu tìm kiếm đến mua sắm, thanh toán. |
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển | Đặt trong bối cảnh nền tảng mua sắm trực tuyến bùng nổ, nhu cầu giao hàng tận nơi tăng cao, mô hình kinh doanh vận chuyển đáng được quan tâm. Với loại hình này, doanh nghiệp sẽ tập trung cung cấp dịch vụ về vận chuyển, đội ngũ lao động gồm người giao hàng và quản lý kho bãi. |
Affiliate Marketing | Affiliate Marketing là hình thức cộng tác giữa người tham gia và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Người tham gia vào mô hình này có cơ hội nhận một khoản hoa hồng khi giới thiệu hàng hóa của đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng. |
Agency | Agency cung cấp dịch vụ tư vấn, giải pháp Marketing cho các công ty, tổ chức không có đội ngũ chuyên môn. Để phát triển mô hình kinh doanh này, bạn cần tìm kiếm những chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo và triển khai chiến lược một cách hiệu quả. |
Nhượng quyền | Nhượng quyền là mô hình cho phép bên nhượng quyền bàn giao công nghệ, thương hiệu, dịch vụ cho bên nhân. Đây là mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, do sở hữu nhiều lợi ích có sẵn như bộ nhận diện thương hiệu, dây chuyền sản xuất. |
Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh nhượng quyền là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, quen thuộc với nhiều người mới bắt đầu. Phía nhượng quyền sẽ ủy thác bên nhận nhượng quyền được phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh,... và thu phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Chuỗi cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam có thể kể đến Mixue, KFC, Lotteria, Kichi Kichi, Starbucks, Subway, McDonald's,... Với loại hình kinh doanh này, chủ công ty hay doanh nghiệp sẽ được đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ, hạn chế rủi ro thua lỗ, đảm bảo doanh thu khi đi vào vận hành.
Bài viết vừa giải đáp mô hình kinh doanh là gì, thành phần cơ bản và các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Với những thông tin chia sẻ nêu trên, job3s hy vọng đã phần nào giúp bạn xác định được loại hình kinh doanh phù hợp công ty của mình.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề