Học quản trị nhân lực ra làm gì? 6 vị trí triển vọng thu nhập tốt

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 15/06/2024 22:16:00 +07:00
Quản trị nhân lực ra làm gì là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang định hướng cho tương lai. Các công việc về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực là những việc chính mà người học ngành này sẽ làm. Nhân lực là nền tảng quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì thế để phát huy tối đa nguồn tài nguyên này thì luôn cần người quản trị nhân lực giỏi.

1. Tìm hiểu quản trị nhân lực là ngành gì?

Trước khi tìm hiểu học ngành quản trị nhân lực ra làm gì thì bạn nên tìm hiểu một số thông tin tổng quan về ngành học này. Con người là nguồn tài nguyên quan trọng với mọi doanh nghiệp, tuy nhiên nếu những con người này rời rạc mà không quản lý, sắp xếp, phân công công việc hợp lý thì khó có thể khai thác tối đa giá trị của nguồn lực này.

Chính vì vậy các tổ chức cần những người quản trị nhân lực giỏi để đưa ra hướng sử dụng nguồn nhân sự hợp lý. Công việc ngành quản trị nhân sự ra làm gì sau khi học liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Người làm nghề này phải có tầm nhìn và chiến lược tốt, đồng bộ với doanh nghiệp. Mục tiêu của người quản trị nhân lực là giúp đội ngũ nhân viên phát huy được khả năng, bố trí công việc phù hợp cho từng cá nhân.

Quản trị nhân lực ra làm gì? Đây là ngành học về quản lý con người - tài nguyên quan trọng của mọi doanh nghiệp
Quản trị nhân lực ra làm gì? Đây là ngành học về quản lý con người - tài nguyên quan trọng của mọi doanh nghiệp

Xem thêm: Top 20+ Sách Về Quản Trị Nhân Sự Đáng Đọc Hàng Đầu Hiện Nay

2. Học ngành quản trị nhân lực ra làm gì?

Học quản trị nhân lực ra làm gì luôn là thắc mắc chung của các bạn trẻ đang ở độ tuổi định hướng nghề nghiệp. Dưới đây là các công việc đang chào đón sinh viên ngành này sau khi ra trường:

2.1. Nhân viên tuyển dụng nhân sự

Câu trả lời đầu tiên khi được hỏi quản trị nhân lực ra làm gì chính là vị trí nhân viên nhân sự trong công ty. Tuyển dụng nhân sự là một trong những chuyên ngành chính của ngành học quản trị nhân lực.

Công việc này cũng là một công việc dễ tìm nhất của ngành này. Bạn có thể là nhân viên của phòng nhân sự trong doanh nghiệp hoặc làm cho các đơn vị chuyên cung cấp lao động. Nhân viên tuyển dụng là vị trí phù hợp với hầu hết những ai có tính cách cẩn thận, giao tiếp tốt, đàm phán giỏi. Nếu mới ra trường thì mức lương trung bình dành cho vị trí này dao động từ 5-7 triệu/tháng. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm bạn có thể được cân nhắc mức lương tốt hơn.

2.2. Chuyên viên đào tạo nhân sự

Ngoài tuyển dụng thì học quản trị nhân lực ra làm gì còn được giải đáp là đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp. Học quản trị nhân lực khi ra trường có thể đảm nhận vị trí chuyên viên đào tạo nhân sự. Công việc cụ thể gồm:

  • Thiết kế, triển khai các chương trình đào tạo nội bộ cho nhân sự công ty.
  • Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên.
  • Tham gia tuyển dụng và đánh giá năng lực nhân viên.
  • Tư vấn cho cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến nhân sự.

Với vị trí đào tạo nhân sự thì chuyên viên cần có khả năng lên kế hoạch tốt, hiểu biết rộng về các vị trí khác. Thông thường công ty sẽ yêu cầu học vấn ở cấp cử nhân ngành quản trị nhân lực. Lương của chuyên viên đào tạo nhân sự ở mức 7-10 triệu/tháng với người chưa có kinh nghiệm và 12-20 triệu/tháng với người có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.

2.3. Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực

Quản trị nhân lực ra làm gì? Người tốt nghiệp ngành học này có thể thử sức với các công việc liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Nếu lựa chọn chuyên ngành này bạn sẽ được học về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, phúc lợi lao động,...

Người làm công việc này còn cần kỹ năng phân tích, đánh giá nhân viên, thiết kế các chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên. Vị trí này đa phần đòi hỏi kinh nghiệm trong ngành quản trị nhân lực, với lương từ 10 triệu/tháng trở lên.

2.4. Hành chính nhân sự

Nhân viên hành chính nhân sự là bộ phận mà mọi doanh nghiệp đều có. Vì thế đây cũng là một câu trả lời thường gặp của câu hỏi quản trị nhân lực ra làm gì. Họ thường tham gia vào các hoạt động liên quan đến quản lý nhân sự, xử lý hồ sơ liên quan đến nhân viên.

Họ cũng thực hiện các thủ tục lương, thưởng, chế độ bảo hiểm cho nhân viên. Người làm hành chính nhân sự thường không cần kinh nghiệm, với những ứng viên mới tốt nghiệp sẽ có lương trung bình từ 5-7 triệu/tháng.

Quản trị con người là vị trí mọi doanh nghiệp đều cần có
Quản trị con người là vị trí mọi doanh nghiệp đều cần có

2.5. Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự là một vị trí quản lý cấp cao của ngành học quản trị nhân lực. Để trở thành giám đốc nhân sự, bạn cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự và có kiến thức sâu rộng về các vấn đề liên quan.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu số năm kinh nghiệm cụ thể trong lĩnh vực quản trị nhân lực, đồng thời người làm vị trí này cũng cần có năng lực lãnh đạo, quản lý. Để làm giám đốc nhân sự/trưởng phòng nhân sự thì bạn cần ít nhất 8 năm kinh nghiệm trở lên. Với vị trí quản lý cấp cao thì dĩ nhiên lương và đãi ngộ cũng cao hơn, dao động từ 20-40 triệu đồng/tháng.

2.6. Headhunter

Headhunter là người chuyên tìm nhân viên và tuyển dụng người cho các doanh nghiệp, tổ chức. Công việc của họ là tìm kiếm ứng viên, đánh giá kỹ năng và sự phù hợp của ứng viên với vị trí, từ đó đưa ra đề xuất tuyển dụng cho khách hàng.

Có thể thấy Headhunter là một nghề nghiệp khá rộng mở, thu nhập của bạn cũng có thể được tăng thêm nhờ vào nhiều hợp đồng tìm ứng viên cho khách hàng. Nếu có kỹ năng tốt, chuyên môn tốt và nhạy bén thì bạn sẽ có thu nhập khá lý tưởng.

Xem thêm: Quản Trị Nhân Sự Là Gì? Khám Phá Tiềm Năng, Nắm Bắt Cơ Hội

3. Kỹ năng người học quản trị nhân lực nên có

Chúng ta đã tìm hiểu học ngành quản trị nhân lực ra làm gì, đa phần các công việc liên quan ngoài chuyên môn thì còn cần thêm nhiều kỹ năng mềm khác. Cụ thể như sau:

3.1. Kinh nghiệm làm việc

Kiến thức chuyên môn là điều mà chắc chắn bất cứ vị trí nào cũng cần có. Bên cạnh kiến thức quản trị nhân lực thì kinh nghiệm thực tế sẽ là điều giúp bạn làm việc tốt hơn. Các kiến thức được đào tạo như pháp luật, xây dựng chế độ lương, phúc lợi, hoạch định chính sách, lên kế hoạch đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống KPI, văn hóa doanh nghiệp,... đều không thể thiếu trong công việc quản trị nhân lực.

3.2. Kỹ năng giao tiếp

Những người quản trị nhân lực sẽ là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn cũng phải tiếp xúc với rất nhiều người từ ứng viên đến nhân viên, lãnh đạo công ty. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người. Điều này sẽ giúp công việc trở nên thuận lợi, giải quyết được các tranh chấp khi có phát sinh.

3.3. Kỹ năng đọc vị tâm lý con người

Việc nhìn nhận được nhu cầu và khả năng của mỗi người là không hề dễ dàng. Kỹ năng đọc vị tâm lý con người không chỉ dựa vào lời nói mà còn dựa trên hành động, cử chỉ của mỗi người. Khi thấu hiểu được tâm lý thì có thể tận dụng để khai thác tiềm năng nhân sự.

3.4. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Dù là quản trị nhân lực ra làm gì thì cũng cần kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu mọi người. Kỹ năng này giúp bạn hiểu và đánh giá nhân sự. Ngoài ra kỹ năng này còn giúp bạn chiếm được thiện cảm của mọi người trong doanh nghiệp, giúp công việc dễ dàng hơn.

3.5. Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là một kỹ năng quan trọng để bạn có cơ hội phát triển sự nghiệp đối với ngành quản trị nhân lực. Kỹ năng này có thể được dùng để tuyển dụng, đàm phán với nhân sự hoặc lãnh đạo giúp giải quyết vấn đề. Đàm phán với các đối tác cung ứng nhân sự để có được chính sách tốt nhất cho công ty. Kỹ năng đàm phán giúp hài hòa lợi ích cho nhân sự và doanh nghiệp từ đó giúp làm tốt công việc về nhân lực.

3.6. Kỹ năng giải quyết

Trong mọi tổ chức thì xung đột là điều không thể tránh khỏi, nguyên nhân có thể từ tiền lương, phúc lợi, hoặc từ các lý do cá nhân khác. Do đó ngoài việc biết lắng nghe, thấu hiểu thì còn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề sao cho đôi bên đều hài lòng.

Kỹ năng đàm phán rất cần với người học quản trị nhân lực
Kỹ năng đàm phán rất cần với người học quản trị nhân lực

4. Vì sao nên chọn ngành quản trị nhân lực?

Bạn đã biết quản trị nhân lực ra làm gì, vậy vì sao lại nên chọn ngành này? Có rất nhiều lý do mà bạn nên chọn học ngành quản trị nhân lực, cụ thể:

  • Cơ hội việc làm: Nhu cầu về nhân sự ngành này ngày càng cao, nếu bạn lo lắng học quản trị nhân lực ra trường làm gì thì không cần lo ngại. Mỗi năm có hàng nhìn doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên ngành quản trị nhân sự. Mỗi công ty đều có bộ phận nhân sự và cần người học ngành này, vì vậy không lo khó tìm việc sau khi ra trường.
  • Thu nhập hấp dẫn: Mức lương trung bình của lao động ngành này là khá ổn. Tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm mà mức lương có thể lên hơn 30 triệu đồng/ tháng.
  • Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực: Khác với các ngành nghề khác, quản trị nhân lực có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giao dục, y tế, nhà nước,...
  • Phát triển bản thân: Ngành quản trị nhân sự đòi hỏi người học không ngừng cập nhật kiến thức mới. Ngoài ra ngành học này cũng giúp sinh viên có nhiều cơ hội làm việc trong nhiều môi trường giúp mở rộng tầm nhìn của bản thân.
Quản trị nhân lực rất dễ tìm việc làm sau khi ra trường
Quản trị nhân lực rất dễ tìm việc làm sau khi ra trường

5. Lương trung bình của người học ngành quản trị nhân lực

Theo thống kê thì cứ 100 nhân lực sẽ cần 1 quản trị nhân sự. Chính vì thế cơ hội nghề nghiệp của lĩnh vực này là rất lớn. Bạn không cần quá lo lắng học quản trị nhân lực ra làm gì vì có rất nhiều công việc phù hợp và bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần vị trí này.

Về mức lương trung bình, các chuyên viên nhân sự có thu nhập từ 8-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí chuyên gia, thu nhập từ 15 - 50 triệu đồng/tháng. Với các vị trí cấp cao như giám đốc nhân sự thì mức lương sẽ có thể từ 30 triệu đồng trở lên. Như vậy, chế độ lương của người học ngành quản trị nhân lực là khác cao so với các ngành khác, cơ hội thăng tiến cũng rõ ràng, nếu bạn có năng lực thực sự thì thu nhập không hề thấp.

Lương trung bình của ngành quản trị nhân sự từ 8 triệu đồng/ tháng
Lương trung bình của ngành quản trị nhân sự từ 8 triệu đồng/tháng

Xem thêm: Giải Mã Thắc Mắc: Ngành Quản Trị Nhân Lực Học Trường Nào?

6. Tìm việc làm quản trị nhân lực ở đâu uy tín?

Bạn đã biết học quản trị nhân lực ra làm gì, cơ hội việc làm rộng mở ra sao. Vậy để tìm việc liên quan đến quản trị nhân lực thì có thể tìm ở đâu? Ngày nay internet vô cùng phát triển, mạng lưới tìm việc cũng được kết nối khắp nơi. Bạn có thể tìm được các công ty môi giới việc làm, các chuyên viên Headhunter, trang tuyển dụng,...

Nếu còn phân vân chưa biết tìm việc quản trị nhân lực uy tín ở đâu thì job3s là một trang web bạn có thể tham khảo. Tại đây có rất nhiều thông tin tuyển dụng từ các công ty trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng lọc được các công việc phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng tải CV của mình lên job3s để các nhà tuyển dụng có thể mời bạn đến phỏng vấn nếu phù hợp. Tại đây có công cụ tạo CV ứng dụng AI giúp bạn tạo được một bản lý lịch bản thân đẹp mắt, ấn tượng. Đây cũng là một trong những cách tiếp cận và mang đến công việc tốt cho bạn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến học ngành quản trị nhân lực ra làm gì mức thu nhập và cơ hội việc làm của ngành này. Có rất nhiều công việc liên quan đến nhân sự phù hợp với ngành học này. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm theo đuổi nếu yêu thích làm việc liên quan đến phát triển con người, nhân lực.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat