Bạn là ?
Quầy lễ tân là một phần không thể thiếu trong hệ thống lễ tân của các tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận và cung cấp thông tin hỗ trợ khách hàng, mà còn là điểm mang lại dấu ấn đầu tiên cho những vị khách lần đầu tới doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để có thể hiểu được khái niệm quầy lễ tân tiếng anh thì bạn phải hiểu lễ tân tiếng anh gọi là gì. Lễ tân tiếng Anh viết tắt là Receptionist.
Quầy lễ tân tiếng anh là một trong những thuật ngữ thông dụng, được sử dụng nhiều ở hầu hết các đơn vị kinh doanh ngành nhà hàng, khách sạn trên toàn thế giới. Ngoài ra theo từ điển Anh - Việt thì nhân viên lễ tân tiếng anh cũng có thể được gọi là: front desk clerk, front office clerk,...
Tuy nhiên tùy theo tính chất công việc và đặc điểm riêng của từng lĩnh vực, receptionist có thể kết hợp với các từ ngữ khác để làm rõ nghĩa. Một số ví dụ cụ thể như:
Lễ tân khách sạn dịch ra tiếng Anh là: Hotel Receptionist
Lễ tân nhà hàng dịch ra tiếng Anh là: Restaurant Receptionist
Lễ tân Spa dịch ra tiếng Anh là: Spa Receptionist
Giám sát lễ tân dịch ra tiếng Anh là: Receptionist Supervisor hay Front Office Supervisor,...
Sau khi hiểu được lễ tân tiếng anh là gì thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để hiểu quầy lễ tân tiếng Anh có nghĩa là gì. Theo chuyên trang về tuyển dụng nhân sự ngành nhà hàng, khách sạn Hoteljob.vn, quầy lễ tân tiếng anh là “Reception desk”.
Ngoài ra, quầy lễ tân tiếng anh cũng có thể được gọi là Front Desk. Nó cũng mang ý nghĩa như là chiếc bàn ở phía trước để khách hàng có thể gặp, ngồi chờ hoặc nhờ sự giúp đỡ khi tới nhà hàng, khách sạn.
Bên cạnh quầy lễ tân tiếng anh thì ngành nhà hàng khách sạn còn nhiều thuật ngữ mà ai làm việc việc trong ngành này cũng cần phải biết. Nó sẽ bảo gồm các dịch vụ, các khu vực của nhà hàng, khách sạn hay thậm chí là chức danh của nhân viên.
Dưới đây chính là một số những thuật ngữ tiếng Anh thường gặp trong các gói dịch vụ thường có trong khách sạn mà bạn có thể tham khảo:
In room Dining/ Room Service: dịch vụ gọi món lên phòng
Bar: quầy bar
Lobby bar: quầy bar tiền sảnh
Fitness/ Gym: phòng tập thể dục
Banquet/ Convention/ Meeting rooms: khu vực hội nghị
Car park: bãi đỗ xe
Spa: dịch vụ thư giãn làm đẹp
Swimming pool: bể bơi
Corridor: tiền sảnh
Sitting room/ Guest room: phòng tiếp khách
Business Center: dịch vụ văn phòng
Wake - up call: gọi báo thức
Laundry: dịch vụ giặt là
Airport shuttle: xe đưa đón sân bay miễn phí
Đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào thì quầy lễ tân cũng đóng vai trò rất quan trọng. Và với những đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ thì tầm quan trọng này còn bộc lộ rõ ràng hơn nữa.
Quầy lễ tân cũng như công việc lễ tân hiện nay được coi là phương diện đầu tiên thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp. Đây là vị trí bên ngoài tuy nhiên rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu.
Cảm giác đầu tiên khi bước vào đại sảnh với một chiếc quầy lễ tân hoành tráng cùng với nhân viên lễ tân chuyên nghiệp sẽ tạo dựng nên được lòng tin to lớn với đối tác. Đối tác, khách hàng cũng dễ có thiện cảm hơn với những đơn vị có một đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp.
Và cũng bởi vì lý do đó mà vị trí nghề nghiệp lễ tân đang chứng minh được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng lễ tân cũng cao hơn với loạt chính sách, chế độ hấp dẫn.
Nhân viên lễ tân có thể được coi là bộ mặt của một tổ chức doanh nghiệp. Đây là những người đầu tiên “chạm mặt” với khách hàng khi họ ghé thăm. Sự thể hiện của một lễ tân chuyên nghiệp là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh của công ty.
Bên cạnh việc hỗ trợ khách hàng checkin, checkout,... thì nhân viên lễ tân sẽ đảm nhiệm nhiều chức vụ công việc khác nữa trong hành chính văn thư và nhân sự liên quan. Vậy thì quy trình làm việc tiêu chuẩn của lễ tân sẽ gồm những gì?
Tại một số doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhân viên lễ tân sẽ tiến hành chia ca làm việc để đảm bảo hiệu suất làm việc. Trước khi bắt đầu nhận giao ca, lễ tân sẽ nhận bàn giao từ người làm việc trong ca trước đó những thông tin quan trọng ví dụ như: đồ dùng, nhiệm vụ cần làm trong ca tới, thông tin khách hàng đặt lịch, giờ đón tiếp khách, tiền cọc khách hàng,...
Việc nắm bắt được thông tin không chỉ giúp nhân viên lễ tân có thể thống kê, báo cáo mà còn có thể thực hiện điều chỉnh, bổ sung nếu thực sự cần thiết.
Dựa vào khung giờ đã được ghi chú bởi những bộ phận liên quan mà nhân viên lễ tân cần chuẩn bị để đón tiếp khách hàng đúng giờ. Mọi công việc tối thiểu như checkin - checkout cần có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Ví dụ đối với lễ tân khách sạn: Nếu khách hàng đã đặt lịch phòng trước đó cần xác nhận lại thông tin người đặt và kiểm tra thông tin trên danh sách. Nếu thông tin khách hàng không có trong danh sách cần lập tức thông báo với tổ chức đặt phòng để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Đối với những khách hàng chưa đặt phòng trước khi check in thì nhân viên lễ tân cần làm một số thủ tục như: nhận phòng, xác nhận thông tin, yêu cầu khách hàng đặt cọc,... (Nếu khách hàng là người nước ngoài cần kiểm tra thông tin trên hộ chiếu và tiến hành thu thập thông tin cần thiết).
Còn đối với vị trí này tại một số đơn vị như công ty, doanh nghiệp thì nhân viên lễ tân cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, nước uống, vị trí phòng chờ,... trước lúc chờ đón đối tác. Bộ phận này cũng cần sẵn sàng đón tiếp khách để đem lại ấn tượng tốt nhất.
Tại một số đơn vị khách sạn, nhân viên lễ tân sẽ là người chịu trách nhiệm cùng các bộ phận phục vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của việc làm này chính là giúp cho khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất tại doanh nghiệp và sẽ hài lòng quay lại trong lần kế tiếp.
Những công việc mà lễ tân đảm nhiệm trong giai đoạn này bao gồm: cung cấp thông tin mà khách hàng cần, hỗ trợ xử lý phàn nàn khiếu nại, hỗ trợ bảo quản tư trang đồ đạc,... Bên cạnh đó là đáp ứng một số dịch vụ tiện ích bên ngoài như đặt xe, gọi báo thức… mà khách hàng yêu cầu.
Ở giai đoạn này, tùy vào mục đích và doanh nghiệp mà nhân viên lễ tân sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Tuy nhiên phần chung sẽ làm thủ tục check out cho khách hàng, tiến hành thanh toán, nhận lại chìa khóa/thẻ phòng từ khách hàng, tiến hành lưu lại hồ sơ khách hàng, tham khảo ý kiến khách hàng về trải nghiệm tại đơn vị,...
Khâu này không có quá nhiều hoạt động nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng. Đây cũng là bước cuối để công ty, doanh nghiệp hay các nhà hàng, khách sạn có thể gây được ấn tượng tốt trước khi khách hàng rời đi.
Xem thêm: Lễ Tân Tiếng Anh Là Gì? Định Nghĩa, Cách Dùng Và Các Từ Vựng Liên Quan Bạn Cần Biết
Bên cạnh các thông tin về khái niệm quầy lễ tân tiếng anh, đặc thù nghề nghiệp thì mức lương sẽ là điều mà các ứng viên rất quan tâm. Vậy mức lương ngành lễ tân có thực sự hấp dẫn như những gì mà mọi người vẫn nói.
Mức thu nhập của một lễ tân khách sạn sẽ phù thuộc vào quy mô của khách sạn đó (khách sạn ở quy mô mấy sao), chức vụ đảm nhận trực tiếp là gì (có thể là nhân viên lễ tân, giám sát lễ tân, trưởng bộ phận lễ tân,...), khối lượng công việc mà người lễ tân đó đảm nhiệm, địa điểm làm việc (đó có phải là nơi du lịch phát triển hay không),...
Tuy nhiên có thể nói về mặt bằng chung mức lương của nhân viên lễ tân có thể dao động trong khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Còn đối với cấp bậc Quản lý lễ tân thì mức thu nhập này có thể lên đến 7 cho tới 20 triệu đồng mỗi tháng.
Mức lương ngành lễ tân không quá cao nhưng không hề thấp
Bên cạnh mức lương cơ bản thì vị trí lễ tân sẽ có thêm những nguồn thu nhập khác từ tiền tip, tiền hoa hồng dịch vụ, tiền thưởng hiệu suất làm việc,... Các khoản này sẽ phụ thuộc vào chính sách hoặc thỏa thuận của người lao động với công ty, doanh nghiệp từ trước.
Từ những thông tin trên có thể thấy được rằng vị trí lễ tân có thể nhận được số lương không dưới 10 triệu đồng mỗi tháng. Đây có thể coi là một con số khá ấn tượng, là ước mơ của nhiều người lao động ở thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Lương Lễ Tân Khách Sạn Bao Nhiêu?
Một nhân viên lễ tân chuyên nghiệp sẽ là người kết nối khách hàng với doanh nghiệp, là người am hiểu hoạt động của khách sạn nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Do vậy nếu thực sự nỗ lực thì bạn cũng có thể đạt được những thành tựu xứng đáng trong tương lai, thăng tiến lên cấp bậc cao hơn với mức thu nhập xứng đáng.
Với những nhân viên lễ tân có tác phong làm việc chuyên nghiệp thì cơ hội làm việc có thể trở thành Giám sát, Quản lý thường trực, Phó giám đốc bộ phận, Giám đốc bộ phận. Và đặc biệt nếu bạn là người có tố chất lãnh đạo thì hoàn toàn có thể có cơ hội trở thành Giám đốc vận hành, thậm chí là Tổng Giám đốc.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ngành lễ tân cũng dần tăng cao. Các ứng viên có thể lựa chọn nhiều nền tảng khác nhau, tuy nhiên không nên bỏ qua Website tuyển dụng Job3s.
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng AI thành công trong tuyển dụng nên Job3s nhận được sự đánh giá rất cao. Hơn 20 loại AI được tích hợp sẽ đem đến cơ hội việc làm tiềm năng cho bạn chỉ trong 3 giây.
Lễ tân khách sạn là một trong những ngành nghề mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai. Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn về quầy lễ tân tiếng anh cũng như những nội dung liên quan đến ngành nghề lễ tân. Hy vọng bài viết trên đây là hữu ích với bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quầy lễ tân tiếng anh và lựa chọn được hướng đi cho mình trong tương lai.
Mẫu CV hot theo ngành nghề