Bạn là ?
Mặc dù đã được quy định rõ trong Luật xây dựng Việt Nam nhưng hiện nay có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm “Thiết kế kỹ thuật là gì” trong bài viết dưới đây
Để có cái nhìn khái quát nhất về thiết kế kỹ thuật ta cần tìm hiểu rõ về bản chất của loại hình thiết kế này. Sau khi các kiến trúc sư thực hiện xong bản thiết kế cơ sở thì bước tiếp theo sẽ đến thiết kế kỹ thuật.
Bản thiết kế này sẽ giúp người đọc hiểu được dự án xây dựng sắp triển khai có những yếu tố kỹ thuật nào, các nguyên vật liệu khác nhau được sử dụng ở từng chi tiết ra sao.
Có thể hiểu rằng, đây là bản vẽ xây dựng cơ bản quy mô và lộ trình của dự án từ những ngày đầu tiên sau khi có bản thiết kế cơ sở. Theo như nhận định của các chuyên gia trong ngành, thì bản thiết kế kỹ thuật được ví giống như là xương sống của bất kỳ dự án xây dựng nào.
Bên cạnh đó để thực hiện một bản thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh đòi hỏi đó phải là người có kinh nghiệm, sự nghiên cứu tỉ mỉ cùng khả năng lập kế hoạch và thực hiện phát triển phần mềm của các kỹ sư.
Theo như khái niệm được định nghĩa trong Luật xây dựng Việt Nam ban hành vào năm 2014 thì thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở.
Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, cũng như thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là cơ sở triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
Xem thêm:
Kiến Trúc Sư Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Tài Ba
Nhân Viên Kinh Doanh Nội Thất Là Gì? Mức Lương Bao Nhiêu?
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật là một dạng “ngôn ngữ riêng” được tạo ra bởi các kỹ sư, nhà thiết kế nhằm thể hiện ý tưởng thiết kế mô tả chi tiết về sản phẩm: hình dạng vật thể, kết cấu, vật liệu, cấu trúc, kích thước,...
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật sử dụng phương tiện giao tiếp qua các hình lát cắt, hình chiếu đa chiều,... được các kiến trúc sư, nhà thiết kế thể hiện theo một quy tắc chung thống nhất. Các kiến trúc sư, nhà thiết kế tạo ra bản thiết kế kỹ thuật đó có thể đăng ký bản quyền bản vẽ của mình và từ đó có những giao dịch trao đổi, mua bán hợp pháp.
Đối với mỗi dự án xây dựng thì thiết kế kỹ thuật là công đoạn vô cùng quan trọng không thể thiếu. Mức độ quan trọng của thiết kế kỹ thuật chỉ xếp sau bản thiết kế cơ sở. Một bản thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm những vai trò chính sau đây:
Kiến trúc tham chiếu:
Thiết kế kỹ thuật chính là bản vẽ giúp cho việc triển khai dự án thành công. Kiến trúc tham chiếu chính là nền tảng giúp ích cho việc lắp ráp giải pháp và là cơ sở đánh giá bản thiết kế kỹ thuật là hợp lệ đối với dự án đó.
Khả năng thích ứng:
Một bản thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh cần đáp ứng được khả năng thích ứng với nhu cầu thiết yếu và dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai. Về bản chất để một bản thiết kế kỹ thuật cho dự án nào đó đáp ứng được xu hướng công nghệ mới là điều rất khó khăn.
Tuy nhiên các nhà thiết kế/kiến trúc sư bắt buộc phải làm điều đó để có thể căn cứ điều chỉnh công trình trong xuyên suốt quá trình thi công một cách phù hợp.
Tự động hóa:
Tự động hóa được hiểu là tự động mở rộng quy mô cho đến khi xoay vòng tệp, đây được đánh giá là chìa khóa giúp cho hệ thống hiệu quả và có thể quản lý.
Bản thiết kế kỹ thuật cần xác định và nhúng các công cụ phù hợp để tự động hóa trong quá trình thiết kế giúp loại bỏ những lý do không thể thực hiện được trong quá trình gửi đi sau này.
Một bản thiết kế kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh cần rất nhiều thời gian. Do vậy để tối ưu hóa quá trình hoàn thành cần chia ra các giai đoạn thực hiện. Điều này giúp ích cho việc hình thành một kế hoạch làm việc rõ ràng, các cột mốc thời gian để báo cáo tiến độ, chuẩn bị thông tin phê duyệt và tiến hành thanh toán.
Tuy nhiên việc chia giai đoạn và định nghĩa về tên gọi của các giai đoạn này còn khá mơ hồ. Theo đó ta cũng có thể tạm chia quy trình thiết kế kỹ thuật thành 3 giai đoạn cơ bản sau:
Ta có thể hiểu đơn giản “thiết kế kỹ thuật” là cụm từ đề cập đến các hoạt động của dự án diễn ra ngay sau khi có bản thiết kế cơ sở (hoặc có tên gọi khác là thiết kế phát triển/ thiết kế cơ sở). Tuy nhiên bản thiết kế kỹ thuật cần được các kiến trúc sư/nhà thiết kế hoàn thành trước khi hợp đồng xây dựng dự án được mang ra đấu thầu hoặc bắt đầu quá trình thi công.
Đặc biệt khi các khía cạnh của bản thiết kế được thực hiện bởi đội ngũ các nhà đấu thầu phụ chuyên nghiệp thì thiết kế kỹ thuật vẫn có thể tiếp tục hoàn thiện thông qua việc chuẩn bị thông tin sản xuất cùng tài lại đấu thầu. Trong một số trường hợp vẫn có thể tiếp tục kể cả khi dự án đang thực hiện những bước đầu trong quá trình xây dựng.
Một bản thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh không chỉ được thực hiện bởi các nhà đội ngũ các nhà thiết kế cốt lõi mà còn có sự góp mặt từ các chuyên gia đấu thầu phụ. Do vậy có thể tiến hành tổ chức một cuộc họp khởi động có sự tham gia của một nhà thầu chuyên nghiệp vào đầu giai đoạn.
Các công việc và nhiệm vụ thực hiện bản thiết kế kỹ thuật sẽ được phân bổ giữa các thành viên, giúp cho đội ngũ làm việc có kế hoạch và mang lại kết quả cao. Bên cạnh đó cần chỉ định một người chịu trách nhiệm điều phối dự án, tích hợp các khía cạnh khác nhau trong dự án để tránh những phát sinh không mong muốn xảy ra.
Việc thiết lập các vị trí chi tiết giúp đưa ra một quy trình làm việc rõ ràng khi thực hiện thiết kế kỹ thuật. Mỗi một vị trí chi tiết sẽ yêu cầu những kỹ thuật riêng nhằm mang lại bản thiết kế hoàn hảo nhất.
Ví dụ lưới gạch trần cần được thiết lập nhằm đảm bảo các phụ kiện ánh sáng, đầu phun nước, thiết bị báo khói được đặt ở vị trí trung tâm của viên gạch so với khoảng trống trần.
Các vị trí mullion tại hệ thống ốp cần đưa ra chi tiết những vị trí phân vùng giữa các văn phòng di động nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ. Hệ thống thoát nước được thiết lập để rơi ưu tiên hơn công việc ống trần, ống dẫn và trung kế điện nhằm tạo ra sự linh hoạt hơn trong định tuyến.
Đến giai đoạn thi công cuối thì các thành phần chính của công trình và sự ăn khớp giữa các yếu tố cần được mô tả một cách rõ ràng. Kỹ thuật thiết kế cần có sự liên kết chặt chẽ với kiến trúc và dịch vụ cơ khí. Đồng thời nội dung bản thiết kế kỹ thuật cũng cần phải lập bảng dữ liệu và các thông số phác thảo giúp việc phê duyệt trở nên dễ dàng hơn.
Việc đánh giá bản thiết kế kỹ thuật cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình triển khai. Điều này giúp bản thiết kế được chỉnh sửa một cách hợp lý từ trình tự xây dựng, khả năng triển khai cũng như giao diện dự án và một số rủi ro có thể gặp phải.
Các chuyên gia có thể đề xuất cho các nhóm thiết kế khách hàng xem xét thông tin thiết kế bằng việc cung cấp tài liệu. Mục đích của việc này sẽ đảm bảo sự tích hợp đúng đắn của bản thiết kế kỹ thuật với dự án triển khai. Ngoài ra đến trực tiếp cơ sở của các nhà thầu chuyên nghiệp thăm hỏi cũng là một hình thức để đánh giá các mẫu mô phỏng và kiểm tra chứng kiến.
Một khi khách hàng đã hài lòng với bản thiết kế kỹ thuật thì các chuyên gia tư vấn chính nên tiến hành đóng băng bản thiết kế đó và thông số kỹ thuật để đưa ra quy trình kiểm soát thay đổi theo quy định của Luật.
Và để giúp cho khách hàng có thể hiểu chi tiết về bản thiết kế kỹ thuật thì nhiệm vụ của kiến trúc sư/nhà thiết kế là phải trình bày được những nội dung trong tệp hồ sơ kỹ thuật khi gửi đến khách hàng. Bản hồ sơ sẽ bao gồm 3 phần chính đó là phần thuyết trình, phần bản vẽ và phần dự đoán.
Phần thuyết trình: cần đưa ra những nội dung về kinh tế kỹ thuật, nội dung phần công nghệ và phần kiến trúc xây dựng
Đây là phần kiến trúc sư/nhà thiết kế trình bày các lý do, mục đích và ý tưởng thiết kế của mình để làm sao thuyết phục được khách hàng về sự khả thi của nó.
Những nội dung cần đề cập đến trong phần thuyết trình bao gồm: thuyết minh tổng quát công trình xây dựng, nội dung cơ bản của dự án đầu tư đã được phê duyệt, một số danh mục/kỹ thuật và thiết kế tiêu chuẩn sẽ được áp dụng trong quá trình thi công.
Ngoài ra, các kiến trúc sư cũng cần đưa ra một số điều khoản căn cứ đề thành lập hồ sơ thiết kế, tóm tắt nội dung sơ lược về đồ án thiết kế và đưa ra các phương án so sánh, các thông tin và chỉ tiêu công trình cần phải đạt được dựa trên phương án lựa chọn, thiết kế tổ chức xây dựng cũng như trình bày chỉ dẫn về biện pháp an toàn khi tiến hành xây dựng,...
Phần bản vẽ: thuyết trình về bản vẽ kỹ thuật cho khách hàng hoặc cấp trên
Bản vẽ là phần chính của bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật khi gửi đến khách hàng. Đây là bản chi tiết nhất so với bản thi công cuối cùng, được tính toán và chia tỉ lệ một cách chính xác nhất về những yếu tố kỹ thuật cũng như chất liệu sử dụng.
Một số nội dung cần đề cập bao gồm: hiện trạng mặt bằng tại vị trí thi công dự án, tổng mặt bằng cần có cho việc bố trí chi tiết từng hạng mục, hệ thống thiết bị cần dùng cho việc triển khai dự án, hệ thống công trình phụ, phối cảnh toàn bộ công trình sau khi kết thúc quá trình thi công,...
Phần bản vẽ được trình bày càng chi tiết sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất, giúp ích cho việc phê duyệt dự án cũng nhanh hơn.
Phần dự toán: Đưa ra chi phí dự trù và tính toán khả năng phát sinh
Ở phần này các kiến trúc sư/nhà thiết kế sẽ dự đoán các khó khăn/vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thi công để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hoặc không. Bắt buộc các kiến trúc sư phải thể hiện được tổng chi phí cần bỏ ra để tính toán so với tổng mức đầu tư được duyệt để không có sự chênh lệch quá lớn.
Nếu bạn là học sinh/sinh viên mong muốn làm việc tại vị trí thiết kế kỹ thuật thì ngành nghề bạn có thể theo học đó là Kỹ thuật công trình xây dựng. Khi tham gia chuyên ngành bạn sẽ được trang bị đầy đủ những Kỹ thuật công trình xây dựng với khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về việc ứng dụng vào các dự án trong thực tế.
Ngoài ra để phục vụ tốt nhất cho công việc thiết kế bạn sẽ được trau dồi thêm nhiều kiến thức về các phần mềm thiết kế, nghiên cứu trắc địa thủy lực để lựa chọn mặt bằng phù hợp, các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành đi kèm kết cấu bê tông cốt thép, kỹ thuật thi công dự án,....
Bên cạnh đó sinh viên theo học ngành nghề Kỹ thuật công trình xây dựng sẽ được đào tạo về kiểm tra nguyên vật liệu, chất lượng công trình và các giải pháp an toàn lao động cũng như quy định pháp Luật áp dụng với xây dựng thực tế,...
Kỹ thuật xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khả năng tính toán nhanh, có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý. Nắm chắc khối lượng kiến thức cần có sẽ giúp ích cho bạn trong việc triển khai sau này, giúp dự án diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn về thiết kế kỹ thuật là gì cũng những thông tin liên quan khác. Nếu bạn là sinh viên mong muốn trở thành một kỹ thuật thiết kế trong tương lai hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất để có định hướng trong tương lai.
Và đừng quên theo dõi website tuyển dụng Job3s.com để cập nhật những công việc chất lượng. Công nghệ AI hoàn toàn mới sẽ kết nối bạn đến với những nhà tuyển dụng phù hợp một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Mẫu CV hot theo ngành nghề