Tìm việc làm Dược phẩm ngày 22/12/2024 update 25 việc làm
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm Dược phẩm/công nghệ sinh học tăng cao do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng lớn. Tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng..., việc làm này rất có tiềm năng để phát triển với mức lương dao động khoảng 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng.
1. Nhu cầu nhân lực của việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học
Ngày nay, dược phẩm/công nghệ sinh học được con người sử dụng trong việc nghiên cứu và vận dụng các thực thể sống nhằm tạo ra các sản phẩm sinh học hữu ích trong đời sống thường ngày như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, công nghệ di truyền,…
Theo thống kê, đến năm 2025, Việt Nam ta sẽ cần ít nhất khoảng 35.000 lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, với mục tiêu đưa công nghệ sinh học trở thành lĩnh vực mũi nhọn của cả nước, Nhà nước và chính phủ cũng đang chú trọng vào việc đầu tư và phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, từ đó mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho việc làm này.
Theo số liệu của Bộ Y tế, dù số sinh viên tốt nghiệp ngành Dược tuy đã cao gấp 2 lần so với trước đó nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của ngành này. Vì vậy, để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường cần có khoảng 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên; trong đó, có 16.000 nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc, có 7.000 nhân sự đóng vai trò là dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc trên cả nước.
Có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Dược phẩm/Công nghệ sinh học đang có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển, có thể đảm nhận nhiều công việc đa dạng như Chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược phẩm, dược sĩ, kỹ sư công nghệ sinh học…
2. Cập nhật mức lương tuyển dụng Việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học
Theo thống kê, mức lương trung bình cho việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học dao động ở mức 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là chi tiết mức lương của từng vị trí việc làm ngành dược phẩm/công nghệ sinh học, bạn có thể tham khảo:
Công việc | Mức lương (VNĐ/tháng) |
Nhân viên kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm | 7.000.000 - 9.000.000 |
Chuyên viên tiếp thị dược phẩm | 10.000.000 - 15.000.000 |
Nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học phân tử | 12.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên phân tích dữ liệu sinh học | 13.000.000 - 20.000.000 |
Kỹ sư công nghệ sinh học | 15.000.000 - 18.000.000 |
Quản lý sản phẩm dược phẩm | 15.000.000 - 20.000.000 |
Chuyên viên phát triển quy trình sản xuất | 17.000.000 - 20.000.000 |
Dược sĩ | 12.000.000 - 30.000.000 |
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược | 12.000.000 - 35.000.000 |
3. Tổng hợp việc làm Dược phẩm
Hiện nay, việc làm Dược phẩm khá đa dạng vì có liên quan đến nhiều vị trí công việc đảm nhiệm từng vai trò khác nhau, từ nghiên cứu cho đến sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Dưới đây là một số việc làm Dược phẩm phổ biến nhất:
3.1. Dược sĩ
Dược sĩ là những người làm việc trong ngành y tế, có trình độ chuyên môn cao về dược liệu, đảm nhận các vai trò như nghiên cứu, bào chế ra các loại vaccine và thuốc mang tính đặc trị được sử dụng trong y tế. Ngoài ra, Dược sĩ còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và cấp thuốc cho bệnh nhân.
Để làm tốt công việc của một Dược sĩ, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên chuyên ngành Dược phẩm. Bên cạnh đó, họ phải có những kỹ năng, trình độ chuyên môn như: Khả năng nghiên cứu và chế biến thuốc, có hiểu biết về công nghệ y tế.
3.2. Chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược phẩm
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược phẩm chịu trách nhiệm cho việc thu thập thông tin, thống kê, phân tích và thử nghiệm về thuốc dựa trên các đặc điểm về vật lý, hóa học và hoạt tính của thuốc nhằm tạo ra các sản phẩm mới có giá trị trên thị trường.
Để làm tốt công việc của một chuyên viên nghiên cứu và phát triển dược phẩm, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Dược, Hóa dược. Ngoài ra, họ phải có những kỹ năng cần thiết như: Khả năng phân tích và tư duy chiến lược, am hiểu về các quy định và tiêu chuẩn chất lượng ngành dược phẩm…
3.3. Nhân viên kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm
Nhân viên kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm là người phụ trách cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra cũng như đánh giá khách quan về chất lượng của nguồn nguyên liệu và sản phẩm. Các sản phẩm sau khi đã hoàn thành sẽ được đem đi kiểm tra lần cuối trước khi đóng gói và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Để làm tốt công việc của một nhân viên kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ sinh học. Ngoài ra, các kỹ năng phải có của vị trí việc làm này là kỹ năng giám sát và quản lý, kỹ năng xử lý sự cố nhanh chóng.
3.4. Chuyên viên tiếp thị dược phẩm
Chuyên viên tiếp thị dược phẩm là người chịu trách nhiệm hoạt động tiếp thị cho các công ty hay nhà máy sản xuất dược phẩm nhằm quảng bá, xác định và đáp ứng các nhu cầu điều trị của khách hàng. Trong đó, khách hàng trực tiếp là bệnh nhân và khách hàng gián tiếp là bác sĩ.
Để làm tốt công việc của một chuyên viên tiếp thị dược phẩm, người ứng tuyển cần phải tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Y dược và Marketing. Bên cạnh đó, ứng viên cho vị trí này phải có đầy đủ các kỹ năng cơ bản như Kỹ năng phân tích, khả năng sáng tạo, có tư duy marketing và nắm bắt thị trường.
3.5. Quản lý sản phẩm dược phẩm
Quản lý sản phẩm dược phẩm thường làm các công việc có liên quan đến quản lý thuốc như đấu thầu thuốc, quản lý chất lượng thuốc, làm việc tại các Sở và Phòng Y tế, chịu trách nhiệm và đảm bảo cho các loại thuốc có chất lượng được lưu thông trên thị trường.
Để làm tốt công việc của một quản lý sản phẩm dược phẩm, người ứng tuyển cần phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Y hoặc Dược. Ngoài ra, các kỹ năng cơ bản để phục vụ cho công việc này phải có như Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin.
4. Tổng hợp việc làm Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một ngành khoa học ứng dụng, trong đó các nguyên lý sinh học được sử dụng để phát triển các giải pháp mới cho các vấn đề về y tế, nông nghiệp, môi trường và công nghiệp. Dưới đây là một số việc làm ngành Công nghệ sinh học phổ biến nhất:
4.1. Kỹ sư công nghệ sinh học
Các kỹ sư công nghệ sinh học được trang bị các kiến thức liên quan đến sinh học phân tử, công nghệ lên men,… Vì vậy họ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau trong các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm, môi trường; các cơ sở, trung tâm nghiên cứu…
Để làm tốt công việc của một kỹ sư công nghệ sinh học, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học. Các kỹ năng cần có của kỹ sư công nghệ sinh học: Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực công nghệ sinh học, thành thạo kiến thức về các phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu.
4.2. Nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học phân tử
Nhà nghiên cứu sinh học phân tử là người nghiên cứu về cấu trúc hóa học và thành phần của các phân tử tế bào cũng như những cách thức mà các phân tử này tương tác trong sinh vật,họ là những người có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, bệnh tật…
Để làm tốt công việc nghiên cứu sinh học phân tử, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, họ phải có những kỹ năng cần thiết như: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, có kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
4.3. Chuyên viên phát triển quy trình sản xuất
Chuyên viên phát triển quy trình sản xuất thường làm những công việc như nghiên cứu công thức và bào chế các sản phẩm mới, theo dõi sự ổn định của các mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, những chuyên viên này còn phối hợp với các phòng Đăng ký và phòng Kiểm tra chất lượng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và làm hồ sơ đăng ký thuốc, thực phẩm…
Để làm tốt công việc của chuyên viên phát triển quy trình sản xuất, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ sinh học. Người giữ vị trí này cần sở hữu các kỹ năng cần thiết như Kỹ năng thuyết trình tốt, kỹ năng quản lý công việc tốt, kỹ năng quản lý thời gian.
4.4. Chuyên viên phân tích dữ liệu sinh học
Hiện nay, việc làm chuyên viên phân tích dữ liệu sinh học đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với khối lượng dữ liệu lớn từ các nghiên cứu về di truyền học, hoá sinh và các lĩnh vực có liên quan đến sinh học phân tử và tế bào. Chuyên viên phân tích dữ liệu sinh học thường tham gia vào các dự án có liên quan đến y sinh, phân tích các dữ liệu từ việc nghiên cứu để đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và cải tiến sản phẩm.
Để làm tốt công việc của chuyên viên phân tích dữ liệu sinh học, người ứng tuyển cần tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ Hóa - Sinh. Ứng viên muốn vào vị trí này cần có đầy đủ các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp tốt, thông thạo các phần mềm phân tích dữ liệu, có kiến thức về sinh học phân tử.
5. Khu vực tuyển dụng việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học nhiều nhất
Trong những năm gần đây, ngành dược phẩm và công nghệ sinh học tại Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ về quy mô thị trường mà còn về sự đổi mới trong các công nghệ sản xuất và nghiên cứu. Điều này đã tạo ra nhu cầu lớn đối với nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…
5.1. Việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học tại Hà Nội
Hà Nội là thủ đô và trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam vì vậy ngành dược phẩm/công nghệ sinh học tại đây đang được Nhà nước và chính phủ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ ngành y tế, bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng y tế, thúc đẩy các nghiên cứu khoa học công nghệ trong dược phẩm. Điều này đã tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng quy mô, từ đó đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ chuyên môn cao tại Hà Nội.
Mức lương trung bình cho việc làm này tại Hà Nội khoảng 14.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng, tập trung tại các Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Quận Hà Đông… với các vị trí ứng tuyển nhiều như: Trình dược viên, điều dưỡng viên, …
5.2. Việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học tại TP.HCM
TP. HCM là một trong những nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, với dân số ngày càng đông đảo, nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe tại đây vẫn liên tục tăng cao. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tình trạng ô nhiễm môi trường… đã và đang gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân nơi đây. Điều này đã vô tình tạo ra nhiều nhu cầu lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm dược phẩm, thiết bị y tế và các sản phẩm sinh học.
Mức lương trung bình cho việc làm dược phẩm/công nghệ sinh học tại TP.HCM dao động khoảng 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng, tập trung tại các Quận 1, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh… với các vị trí ứng tuyển nhiều như: Trình dược viên, nhân viên kiểm nghiệm vi sinh…
5.3. Việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cùng với sự tăng trưởng của dân số, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm dược phẩm tại Đà Nẵng đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học tại Đà Nẵng vẫn đang liên tục mở rộng hoạt động để đáp ứng với yêu cầu của thị trường, từ đó tạo ra nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong các lĩnh vực về y tế.
Mức lương trung bình cho việc làm dược phẩm/công nghệ sinh học tại Đà Nẵng dao động khoảng 12.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng, tập trung tại các Quận Sơn Trà, Quận Liên Chiểu, Quận Hải Châu… với các vị trí ứng tuyển nhiều như: Trình dược viên, nhân viên hóa chất,...
6. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học
Nhiều người vẫn đang cho rằng làm việc trong các ngành nghiên cứu thì chỉ cần làm tốt các công việc chuyên môn là được. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh việc làm đang diễn ra ngày càng gay gắt tại các thành phố lớn, nhiều nhà tuyển dụng thường đưa ra những yêu cầu khá cao cho các ứng viên:
Kiến thức chuyên môn:
-
Nắm vững các kiến thức chuyên môn về ngành Dược phẩm hoặc Công nghệ sinh học.
-
Có kiến thức về các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm…
-
Sử dụng thành thạo tiếng Anh .
-
Kinh nghiệm: Có 2 năm kinh nghiệm trở lên.
Kỹ năng cần có:
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Dược phẩm/Công nghệ sinh học là ngành nghề thường tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp từ các ngành khác nhau như hóa dược, kỹ thuật,,… Điều này đòi hỏi họ cần phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt để nhanh chóng hòa nhập và giúp cho việc nghiên cứu đạt được thành công.
-
Kỹ năng giao tiếp: Để hoàn thiện được sản phẩm, người làm trong lĩnh vực Dược phẩm/Công nghệ sinh học cần phải có sự hợp tác của các bên cung ứng nguyên liệu. Vì vậy, người có khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt sẽ giúp cho sản phẩm tiến gần hơn với đích đến của thành phẩm.
-
Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, phần mềm thiết kế cơ bản, phần mềm chuyên dụng
Bằng cấp: Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên với chuyên ngành Dược phẩm hoặc Công nghệ sinh học.
7. Những khó khăn trong ngành việc làm Dược phẩm/Công nghệ sinh học
Ngày nay, việc làm Dược phẩm hay việc làm Công nghệ sinh học là một ngành nghề có mức thu nhập tốt và cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngành này tại Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng và không thể đáp ứng tối ưu các nhu cầu của nền kinh tế cũng như xã hội. Dưới đây là một số khó khăn điển hình của ngành:
-
Biến động trong nghiên cứu và phát triển: Thiếu chính sách và cơ chế phù hợp để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực cần thiết. Ngoài ra, nguồn đầu tư và kinh phí cho các phòng thí nghiệm trọng điểm còn nhiều hạn chế và không đảm bảo được tính liên tục, dài hạn.
-
Tính cạnh tranh trong ngành: Ngành Dược phẩm/Công nghệ sinh học đang phải chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các công ty phải liên tục nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ để thu hút và níu giữ khách hàng.
-
Các quy định và tiêu chuẩn chất lượng: Ngành Dược phẩm/Công nghệ sinh học đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao do chương trình đào tạo của các trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Ngoài ra, nhận thức của các cấp bậc và ban ngành trong bộ máy Nhà nước về các vai trò và tầm quan trọng của Dược phẩm/Công nghệ sinh học vẫn còn khá yếu, chưa đầy đủ.
Tóm lại, ngành Dược phẩm/Công nghệ sinh học không chỉ mang đến những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thông qua các sản phẩm thuốc và công nghệ chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu không ngừng về các giải pháp y tế, ngành dược phẩm và công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hấp dẫn và đầy tiềm năng trong tương lai.