Tổng 13 kết quả / Từ khóa "Truyền thông"

Tìm việc làm Tuyển dụng việc làm nhân viên truyền thông lương cao [Tháng 11/2024] ngày 22/12/2024 update 13 việc làm

Tổng 13 kết quả / Từ khóa Truyền thông

FPT Software

Hạn nộp: 19/01/2025
Hà Nội
Còn 28 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

KHOA TRUYỀN THÔNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNG

Hạn nộp: 10/01/2025
Hà Nội
Còn 19 ngày để ứng tuyển
10 - 15 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN THỜI VIỆT NAM

Hạn nộp: 16/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 25 ngày để ứng tuyển
15 - 23 triệu
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

TRƯỜNG THPT TRÍ ĐỨC

Hạn nộp: 16/01/2025
Hà Nội
Còn 25 ngày để ứng tuyển
12 - 25 triệu
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

KHOA TRUYỀN THÔNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNG

Hạn nộp: 31/01/2025
Hà Nội
Còn 40 ngày để ứng tuyển
12 - 15 triệu
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Pro Company

Hạn nộp: 08/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 17 ngày để ứng tuyển
7 - 12 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Vega Corporation

Hạn nộp: 04/01/2025
Hà Nội
Còn 13 ngày để ứng tuyển
7 - 10 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN SMILEE VIỆT NAM

Hạn nộp: 04/01/2025
Hà Nội
Còn 13 ngày để ứng tuyển
14 - 16 triệu
Kinh nghiệm: Dưới 1 năm
Ứng tuyển ngay

CÔNG TY TNHH BẢO TÍN MINH CHÂU Pro Company

Hạn nộp: 22/01/2025
Hà Nội
Còn 31 ngày để ứng tuyển
20 - 25 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Tuyển dụng việc làm truyền thông đang ngày càng hot, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Mức lương trung bình của nhân viên truyền thông hiện nay dao động từ 8.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng. Tuy nhiên, để đạt thu nhập cao, ứng viên phải cập nhật thêm các công cụ, công nghệ mới của truyền thông số để tăng hiệu quả công việc.

1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên truyền thông

Nhân viên truyền thông là người xây dựng và quản lý chiến lược truyền thông, giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Họ không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu mà còn xây dựng một cộng đồng trung thành xung quanh thương hiệu.

Trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, nhu cầu nhân sự truyền thông tại Việt Nam đang tăng cao chưa từng thấy với hàng nghìn tin tuyển dụng mỗi tháng. Theo thống kê từ nghiên cứu mới nhất của Datareportal và Wearesocial, tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có 78,44 triệu người (chiếm 79,1% dân số) sử dụng internet và 72 triệu người người sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2024 (chiếm 73,3%).

Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trên nền tảng số. Điều này kéo theo một nhu cầu lớn về nhân lực có khả năng sáng tạo nội dung hấp dẫn, xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả và nắm bắt xu hướng của thị trường.

Rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực có thể tận dụng những nền tảng số như Facebook, YouTube hay TikTok để tăng cường sự hiện diện trực tuyến. Đây là cơ hội nghề nghiệp lớn với mức lương hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh các nền tảng kỹ thuật số tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Cơ hội việc làm truyền thông không ngừng mở rộng
Cơ hội việc làm truyền thông không ngừng mở rộng

2. Mức lương trung bình của nhân viên truyền thông

Qua khảo sát, mức lương trung bình của nhân viên truyền thông dao động trong khoảng 8.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương này có thể dao động từ vài triệu đối với những vị trí thực tập sinh, nhân viên mới ra trường, đến hàng chục triệu đối với các cấp quản lý hoặc chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.

Mức lương theo cấp bậc

Việc làm nhân viên tư vấn

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Nhân viên truyền thông

8.000.000 - 12.000.000

Chuyên viên truyền thông

9.000.000 - 18.000.000

Trưởng phòng truyền thông

15.000.000 - 40.000.000

Mức lương theo nhu cầu tuyển dụng

Việc làm nhân viên truyền thông

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Việc làm biên tập viên

5.000.000 - 15.000.000

Việc làm truyền thông marketing

9.000.000 - 18.000.000

Việc làm báo chí truyền thông

12.000.000 - 18.000.000

Việc làm truyền thông nội bộ

10.000.000 - 20.000.000

Việc làm tổ chức sự kiện

10.000.000 - 20.000.000

Việc làm PR (Quan hệ công chúng)

9.000.000 - 35.000.000

Nhìn chung, thu nhập của các vị trí việc làm truyền thông tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, quy mô công ty và khu vực địa lý.

Mức thu nhập trên cho thấy tính hấp dẫn của việc làm truyền thông đối với lực lượng lao động trẻ
Mức thu nhập trên cho thấy tính hấp dẫn của việc làm truyền thông đối với lực lượng lao động trẻ

3. Những việc làm nhân viên truyền thông phổ biến nhất

Khảo sát thị trường tuyển dụng việc làm truyền thông, các vị trí như chuyên viên PR, truyền thông nội bộ, báo chí, tổ chức sự kiện,... luôn được nhiều công ty săn đón với mức lương hấp dẫn.

3.1. Việc làm truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp kết nối các thành viên trong tổ chức, củng cố văn hóa công ty và đảm bảo thông tin được truyền tải hiệu quả. Nhân viên làm truyền thông nội bộ có nhiệm vụ phát triển chiến lược giao tiếp, cung cấp thông tin kịp thời và rõ ràng cho nhân viên về những vấn đề quan trọng như chính sách công ty, mục tiêu phát triển, hay những thay đổi về cấu trúc.

Mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi tuyển dụng truyền thông nội bộ là tạo ra môi trường làm việc minh bạch, thúc đẩy sự đoàn kết và đồng lòng trong công ty. Công việc này yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng viết nội dung chính xác và sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống.

3.2. Việc làm báo chí truyền thông

Báo chí truyền thông là lĩnh vực tập trung vào việc thu thập, biên tập và truyền tải thông tin đến công chúng qua một số phương tiện như báo chí, truyền hình và internet. Người làm báo chí có thể làm việc tại tòa soạn báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh hoặc những công ty truyền thông trực tuyến.

Công việc của họ bao gồm thu thập, xử lý thông tin, viết bài, biên tập tin tức, phỏng vấn nhân vật, chuyên gia, tham gia sự kiện, phóng sự và quản lý các kênh truyền thông trực tuyến. Vị trí này cần những ứng viên nhanh nhạy, có khả năng viết lách tốt và hiểu biết về xu hướng truyền thông hiện đại. Ngoài ra, người làm báo chí cần có khả năng phân tích và xử lý thông tin nhanh chóng, đồng thời đảm bảo tính chính xác và khách quan của nội dung.

3.3. Việc làm truyền thông marketing

Truyền thông marketing liên quan đến việc sử dụng công cụ truyền thông để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu. Nhân viên truyền thông marketing có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chiến dịch quảng cáo, quản lý các kênh truyền thông, từ truyền thông đại chúng đến những nền tảng truyền thông số, để thu hút sự chú ý và tạo ra nhận thức về thương hiệu.

Vị trí việc làm truyền thông này đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng phân tích thị trường và xu hướng tiêu dùng, cùng với kỹ năng quản lý dự án hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ, chiến lược truyền thông marketing ngày càng chú trọng vào những kênh trực tuyến và tối ưu hóa chi phí.

Nhân viên truyền thông marketing cần phân tích hiệu quả của chiến dịch marketing và đưa ra đề xuất cải thiện
Nhân viên truyền thông marketing cần phân tích hiệu quả của chiến dịch marketing và đưa ra đề xuất cải thiện

3.4. Việc làm biên tập viên

Biên tập viên là một vị trí quan trọng trong ngành truyền thông, với nhiệm vụ chính là kiểm tra, chỉnh sửa và phát triển nội dung trước khi được công bố ra công chúng. Tùy vào lĩnh vực, biên tập viên có thể làm việc cho đài truyền hình, tòa soạn báo, hay các công ty sản xuất nội dung trực tuyến. Họ đảm bảo rằng thông tin được truyền tải chính xác, rõ ràng và dễ hiểu, đồng thời kiểm soát chất lượng bài viết, bản tin, hay chương trình.

Biên tập viên cần có khả năng viết tốt, chú ý đến chi tiết và khả năng làm việc dưới áp lực thời gian. Họ cũng phải hiểu rõ đối tượng khán giả để điều chỉnh nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

3.5. Việc làm tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một phần không thể thiếu trong chiến lược truyền thông của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong việc xây dựng hình ảnh và kết nối với khách hàng. Nhân viên tổ chức sự kiện phải đảm nhận vai trò lập kế hoạch, điều phối và thực hiện các sự kiện quan trọng như hội nghị, lễ ra mắt sản phẩm hoặc hoạt động truyền thông nội bộ.

Khi tuyển nhân viên truyền thông, doanh nghiệp thường yêu cầu khả năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả. Bên cạnh đó, người làm công tác tổ chức sự kiện cũng cần phải có khả năng làm việc với đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu truyền thông đã đề ra.

3.6. Việc làm PR (Quan hệ công chúng)

Quan hệ công chúng (PR) là một lĩnh vực trọng yếu trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng. Nhân viên PR có nhiệm vụ truyền tải thông điệp của công ty đến các đối tượng bên ngoài, giúp xây dựng hình ảnh và tăng cường sự nhận diện thương hiệu. Họ thực hiện một số công việc như viết thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng truyền thông và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, cơ quan chính quyền, đối tác và khách hàng.

PR không chỉ giúp giải quyết khủng hoảng truyền thông mà còn tạo dựng chiến lược dài hạn để duy trì hình ảnh tốt đẹp cho công ty. Việc làm PR cần những ứng viên có khả năng giao tiếp và thuyết phục, cùng với khả năng xử lý tình huống khéo léo trong môi trường đầy biến động.

Nhân viên PR xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của một tổ chức, cá nhân hoặc sản phẩm
Nhân viên PR xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của một tổ chức, cá nhân hoặc sản phẩm

4. Các nhóm ngành của việc làm truyền thông hiện nay

Trong kỷ nguyên số, tìm việc làm truyền thông không còn bó hẹp với báo chí mà có nhiều cơ hội hấp dẫn trong các nhóm ngành truyền thông trực tuyến, truyền thông đa phương tiện, nghiên cứu truyền thông,... để phù hợp với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

4.1. Truyền thông báo chí

Truyền thông báo chí vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho công chúng. Công việc của họ thường xuyên gắn liền với một số nền tảng báo chí như báo in, báo hình, radio và đặc biệt là báo điện tử hiện nay.

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nền tảng truyền thông số, người làm báo cần không ngừng nâng cao kỹ năng, thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và xu hướng của người đọc. Người người làm báo hiện đại không chỉ cần viết bài hay mà còn cần có khả năng sản xuất nội dung đa phương tiện, tương tác với độc giả trên nền tảng mạng xã hội.

4.2. Truyền thông trực tuyến

Truyền thông trực tuyến hay còn gọi là truyền thông kỹ thuật số đang chiếm lĩnh thị trường nhờ sự phát triển vượt bậc của Internet và các nền tảng mạng xã hội. Nhóm ngành này bao gồm một số công việc liên quan đến việc sử dụng công cụ kỹ thuật số như website, email marketing, SEO, quảng cáo trực tuyến và video marketing để xây dựng chiến lược truyền thông, quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Những chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm marketing số, quản lý nội dung và phân tích dữ liệu trực tuyến. Với sự gia tăng sử dụng nền tảng mạng xã hội, lĩnh vực này không ngừng phát triển và mang lại cơ hội nghề nghiệp cho những ai thành thạo các công cụ truyền thông kỹ thuật số.

Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trên môi trường số
Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trên môi trường số

4.3. Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là nhóm ngành kết hợp nhiều hình thức truyền thông khác nhau bao gồm cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và video để tạo ra những sản phẩm truyền thông sáng tạo và hấp dẫn. Những chuyên gia trong lĩnh vực này có thể tạo ra sản phẩm truyền thông như phim tài liệu, video quảng cáo, thiết kế đồ họa, MV ca nhạc hay trò chơi điện tử.

Nhóm ngành truyền thông đa phương tiện bao gồm những vị trí công việc phổ biến như Motion Graphic Designer, Video Producer và Content Creator. Ngành này đòi hỏi khả năng sáng tạo, kết hợp với kỹ năng sử dụng công nghệ để sản xuất các sản phẩm truyền thông hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem.

4.4. Nghiên cứu truyền thông

Nghiên cứu truyền thông là một ngành độc lập, tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích quá trình truyền tải thông tin, tác động của truyền thông đối với xã hội và công chúng. Vị trí này không trực tiếp tạo ra sản phẩm truyền thông mà thay vào đó họ nghiên cứu xu hướng, chiến lược truyền thông và những tác động của truyền thông đối với hành vi, ý thức cộng đồng.

Nghiên cứu truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý thuyết và dữ liệu cho những chiến lược truyền thông, đặc biệt là trong bối cảnh truyền thông ngày nay có sự thay đổi liên tục. Công việc này phù hợp với những ai yêu thích công việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá tác động của truyền thông đối với xã hội.

Nghiên cứu truyền thông là nền tảng của ngành truyền thông thực hành
Nghiên cứu truyền thông là nền tảng của ngành truyền thông thực hành

5. Khu vực tuyển dụng nhân viên truyền thông nhiều nhất

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế số, đang chứng kiến một nhu cầu tuyển dụng nhân sự truyền thông ngày càng cao, đặc biệt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Việc làm truyền thông Hà Nội

Sự phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành truyền thông, báo chí, quảng cáo và marketing kéo theo nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành truyền thông tại Hà Nội không ngừng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như công nghệ, giáo dục, dịch vụ và bất động sản thường xuyên tìm kiếm ứng viên có kỹ năng truyền thông, đặc biệt là truyền thông số và marketing online.

Trên những nền tảng việc làm trực tuyến, những vị trí chuyên viên PR, content creator, social media manager và digital marketing… có hàng nghìn tin tuyển dụng mỗi tháng.

Việc làm truyền thông TP.HCM

TP.HCM có nhu cầu việc làm truyền thông rất cao. Trong đó, rất đông agency, công ty marketing, quảng cáo và start-up trong lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử tại TP.HCM thường xuyên tuyển dụng vài nghìn nhân viên trong mảng truyền thông số, quảng cáo trực tuyến và xây dựng thương hiệu.

Việc làm truyền thông Đà Nẵng

Mặc dù không sôi động bằng Hà Nội hay TP.HCM, nhưng Đà Nẵng đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp và cả ứng viên, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, du lịch và dịch vụ. Thành phố này đang thu hút nhiều đầu tư, đặc biệt là từ các công ty trong ngành công nghệ thông tin và du lịch, do đó nhu cầu tuyển dụng việc làm truyền thông cũng ngày càng tăng với vài trăm tin tuyển dụng mỗi tháng.

Các thành phố lớn là môi trường lý tưởng để theo đuổi việc làm truyền thông
Các thành phố lớn là môi trường lý tưởng để theo đuổi việc làm truyền thông

6. Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên truyền thông

Hiện nay, bên cạnh những công việc phổ biến như viết lách, biên tập nội dung, nhân viên truyền thông cần ứng dụng AI và các công cụ hỗ trợ để phân tích hành vi người tiêu dùng, dự đoán xu hướng để tạo ra chiến dịch truyền thông hiệu quả, tăng tương tác với khách hàng ở phạm vi rộng hơn.

  • Lập kế hoạch và triển khai chiến lược truyền thông: Xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông toàn diện, từ việc xác định đối tượng mục tiêu, thông điệp cốt lõi đến việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

  • Sáng tạo nội dung và quản lý hình ảnh thương hiệu: Phát triển nội dung hấp dẫn, đa dạng trên nhiều nền tảng, đảm bảo tính nhất quán và chuyên nghiệp của hình ảnh thương hiệu.

  • Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông: Tích cực tương tác với báo chí, influencer, KOLs để tạo dựng và duy trì mối quan hệ bền vững, góp phần tăng cường độ phủ sóng của thương hiệu.

  • Tổ chức sự kiện và hoạt động truyền thông: Lên kế hoạch và thực hiện sự kiện, buổi họp báo, hội thảo nhằm tăng cường tương tác với khách hàng và đối tác.

  • Xử lý khủng hoảng truyền thông: Xây dựng kế hoạch ứng phó với những tình huống khủng hoảng, bảo vệ hình ảnh thương hiệu và giảm thiểu thiệt hại.

  • Phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả: Theo dõi, đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa kết quả.

  • Phân tích hiệu quả chiến dịch truyền thông: Đánh giá kết quả chiến dịch truyền thông, xác định các chỉ số hiệu quả và đưa ra điều chỉnh nếu cần thiết. Công việc này yêu cầu khả năng phân tích dữ liệu và hiểu biết về công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch.

  • Tư vấn và đại diện doanh nghiệp phát ngôn: Trong nhiều trường hợp, nhân viên truyền thông là người đại diện công ty trả lời báo chí và các cơ quan truyền thông, truyền đạt thông điệp của công ty một cách rõ ràng, thuyết phục và bảo vệ lợi ích của công ty.

Lưu ý: Mô tả công việc của nhân viên truyền thông trên đây chỉ mang tính tương đối, chúng có thể thay đổi tùy theo từng vị trí cụ thể trong công ty.

Nhân viên truyền thông hiện nay phải xử lý khối lượng công việc tương đối lớn
Nhân viên truyền thông hiện nay phải xử lý khối lượng công việc tương đối lớn

7. Yêu cầu của nhà tuyển dụng của đối với nhân viên truyền thông

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông hiện nay không chỉ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp mà còn yêu cầu ứng viên có khả năng sử dụng thành thạo công cụ công nghệ mới, biết cách phân tích và áp dụng dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra chiến lược truyền thông phù hợp với từng đối tượng mục tiêu.

  • Kiến thức chuyên môn về truyền thông vững vàng:

    • Hiểu sâu về các nền tảng digital marketing: SEO, SEM, Social Media Marketing.

    • Thành thạo công cụ thiết kế đồ họa: Adobe Photoshop, Illustrator, Premiere.

    • Nắm vững những nguyên tắc cơ bản của truyền thông, quảng cáo và quan hệ công chúng.

  • Kỹ năng mềm xuất sắc:

    • Giao tiếp hiệu quả: Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, thuyết phục và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.

    • Sáng tạo: Luôn đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo để tạo ra các chiến dịch truyền thông ấn tượng.

    • Làm việc nhóm: Có khả năng phối hợp làm việc hiệu quả trong một môi trường năng động và đa dạng.

    • Quản lý thời gian: Sắp xếp công việc khoa học, hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và dưới áp lực cao.

    • Khả năng thích ứng: Linh hoạt trong việc tiếp cận và làm chủ những công cụ, công nghệ mới gồm phân tích dữ liệu (Big Data); sử dụng công cụ quản lý truyền thông (CRM); quản lý và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok và YouTube; giao tiếp và tương tác qua các nền tảng trực tuyến, bao gồm email, mạng xã hội và chatbot.

  • Trình độ ngoại ngữ:

    • Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, ưu tiên tiếng Anh để có thể tiếp cận thông tin và làm việc với đối tác quốc tế.

  • Tính cách:

    • Năng động, nhiệt huyết, tự tin.

    • Có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc.

    • Luôn học hỏi và không ngừng nâng cao bản thân.

Lưu ý: Yêu cầu cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng công ty và vị trí công việc, vì vậy ứng viên cần tham khảo kỹ thông tin tuyển dụng trước khi ứng tuyển.

Sở hữu kiến thức chuyên môn vững vàng là nền tảng để một nhân viên truyền thông thành công
Sở hữu kiến thức chuyên môn vững vàng là nền tảng để một nhân viên truyền thông thành công

8. Trường đào tạo truyền thông, marketing uy tín nhất tại Việt Nam

Với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến cao, việc làm truyền thông đang được nhiều bạn trẻ săn đón. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một nhân viên truyền thông chuyên nghiệp, bạn hãy đầu tư vào việc trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua các chương trình đào tạo chất lượng của một số trường dưới đây.

Khu vực

Tên trường

Ngành học

Khối tuyển sinh

Điểm chuẩn

(2024)

Học phí

(2024)

Hà Nội

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

D01
A01
D72
D78

36.45
36.45
35.95
37.7

506.000 - 1.058.000 VNĐ/tín chỉ

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing

D01
A01
D72
D78

36.13
36.13
35.63
37.38

Truyền thông đa phương tiện

D01
A01
A16
C15

27
27
26.5
28.25

Đại học Ngoại Thương

Marketing

A00

28.1

22.000.000 - 25.000.000 VNĐ/năm học

A01; D01; D02; D03; D04; D06; D07

27.6

Học viện Ngoại giao

Truyền thông quốc tế

A01; D01; D07
D03; D04; D06
C00

27.05
26.05
29.05

34.000.000 - 45.000.000 VNĐ/năm học

Quan hệ quốc tế

A01; D01; D07
D03; D04; D06
C00

26.76
25.76
28.76

Đại học Kinh tế Quốc dân

Quan hệ công chúng

A01; D01; C03; C04

28.18

16.000.000 - 22.000.000 VNĐ/năm học

Marketing

A00; A01; D01; D07

27.78

Đại học Thương Mại

Marketing (Marketing thương mại)

A00; A01; D01; D07

27

24.000.000 - 26.000.000 VNĐ/năm học

Marketing (Quản trị thương hiệu)

A00; A01; D01; D07

26.75

Marketing (Marketing số)

A00; A01; D01; D07

26.75

TP.HCM

Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM

Quan hệ quốc tế

D01
D14

26.45
27.15

14.000.000 - 29.000.000 VNĐ/năm học

Truyền thông đa phương tiện

D14
D15
D01

27.87
27.8
27.1

Đà Nẵng

Đại học Duy Tân

Quan hệ quốc tế

C00; C15; D01; A01

16

11.000.000 - 31.000.000 VNĐ/1 học kỳ

Marketing

A00; A16; C01; D01

16

Quản trị sự kiện

A00; C00; C15; D01

16

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Quan hệ công chúng

C00; D15; D14; D01

25.33

13.500.000 - 38.000.000 VNĐ/năm học

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại giao, Đại học KHXH & NV TP.HCM… rất nổi tiếng về đào tạo ngành truyền thông
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại giao, Đại học KHXH & NV TP.HCM… rất nổi tiếng về đào tạo ngành truyền thông

Sự phát triển của công nghệ số, đặc biệt là AI, Big Data và các nền tảng truyền thông mạng xã hội, đang thay đổi căn bản cách thức làm việc, đồng thời tạo ra một nhu cầu lớn về việc làm truyền thông số tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, startup, công ty nhỏ và vừa sẵn sàng trả mức lương từ 8.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng cho những ứng viên phù hợp để đáp ứng yêu cầu của thị trường hiện đại.