Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 29/05/2024 11:20:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
11 phút đọc

Cách đọc bản vẽ cơ khí đơn giản từ A - Z dành cho người mới bắt đầu

Biết cách đọc bản vẽ cơ khí là kỹ năng quan trọng khi làm các công việc thuộc chuyên ngành này. Qua đó, bạn sẽ hiểu chính xác các chi tiết, đặc điểm cấu tạo của máy móc, hệ thống hoặc dòng thiết bị riêng biệt. Để đọc bản vẽ cơ khí dễ dàng và chính xác, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa các ký hiệu trên bản vẽ gia công.

1. Vì sao biết cách đọc bản vẽ cơ khí lại rất quan trọng?

Sau đây là một số lý do giải thích vì sao việc biết cách đọc bản vẽ cơ khí lại vô cùng quan trọng và cần thiết:

Biết cách đọc bản vẽ cơ khí giúp bạn nắm rõ cấu tạo chi tiết của máy móc sử dụng
Biết cách đọc bản vẽ cơ khí giúp bạn nắm rõ cấu tạo chi tiết của máy móc sử dụng
  • Biết cách đọc bản vẽ cơ khí, bạn sẽ nắm rõ được toàn bộ cấu tạo chi tiết, các đặc điểm và cách vận hành của các loại máy móc, thiết bị khác nhau, chẳng hạn như những loại thiết bị áp lực, các loại bồn công nghiệp, những loại bồn chứa hóa chất,…

  • Khi bạn đọc được bản vẽ cơ khí, ngay cả các chi tiết mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường thì trên bản vẽ cũng vẫn có thể thể hiện ra được một cách chính xác và rõ ràng.

  • Nếu bạn không biết cách đọc bản vẽ cơ khí thì toàn bộ quá trình chế tạo, lắp ráp, thiết kế, ứng dụng, thay mới và bảo trì những loại thiết bị cơ khí sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, rắc rối.

Chính vì những lý do trên mà việc hướng dẫn đọc bản vẽ cơ khí đối với người mới trong lĩnh vực cơ khí là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, biết đọc bản vẽ cơ khí cũng là 1 việc bắt buộc đối với các kỹ sư và những người đang làm việc trong lĩnh vực cơ khí.

Xem thêm: Hướng Dẫn Từ A Đến Z Cách Quản Lý Nhà Hàng Hiệu Quả Chưa Ai Nói Cho Bạn Biết

2. Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí dành cho người mới bắt đầu

Trong số 4 loại bản vẽ cơ khí - kỹ thuật thì dạng bản vẽ chi tiết gia công là loại thường được sử dụng nhiều nhất và cũng gây ra nhiều khó khăn, rắc rối dành cho người đọc nhất. Bạn hãy tham khảo ngay cách đọc bản vẽ cơ khí đơn giản từ A - Z dành cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực này cũng có thể dễ dàng thực hiện.

2.1. Xem thông tin tổng quan bản vẽ và đọc các nội dung tại khung tên

Bước đầu tiên trong cách đọc bản vẽ cơ khí chính là xem thông tin tổng quan mà bản vẽ ghi chú cũng như đọc các nội dung tại khung tên.

Các thông tin này bao gồm: tên của các chi tiết, thông tin về vật liệu, ghi chú số lượng, khách hàng nào đã đặt bản vẽ, những yêu cầu về bề mặt, tỷ lệ biểu diễn trên bản vẽ,… Những thông tin trên sẽ được thể hiện theo dạng đóng khung và được ghi chú tại vị trí góc dưới ở bên phải trong bản vẽ cơ khí.

Cách đọc bản vẽ cơ khí bước 1 chính là xem thông tin tổng quan bản vẽ và đọc các nội dung tại khung tên
Cách đọc bản vẽ cơ khí bước đầu chính là xem thông tin tổng quan bản vẽ và đọc các nội dung tại khung tên

Các thông tin tổng quan và những chi tiết trên đây sẽ giúp bạn có thể nắm được sơ qua về đặc điểm của bản vẽ cơ khi. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tưởng tượng được về nguyên lý, hình dạng, các tính năng khi làm việc cùng các đặc điểm cơ bản nằm trong các chi tiết đó. Nhờ đó, việc đọc các thông tin của những hình chiếu bên trong bản vẽ cơ khí của bạn tại các bước tiếp theo sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.

2.2. Phân tích những hình chiếu và cạnh cắt trong bản vẽ

Bước thứ hai trong cách đọc bản vẽ cơ khí chính là phân tích những hình chiếu và cạnh cắt trong bản vẽ. Sau khi đã có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ bản vẽ cơ khí ở bước đầu tiên, việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là xem xét các hình biểu diễn và cách thức trình bày của chúng bên trong bản vẽ, bao gồm: những hình chiếu và mặt cắt được sắp xếp theo đúng thứ tự từ trái qua phải.

Phân tích những hình chiếu và cạnh cắt trong bản vẽ
Việc phân tích những hình chiếu và cạnh cắt trong bản vẽ giúp bạn hiểu rõ cách vận hành của máy móc

Kế đến, bạn cần xác định xem đâu là hình chiếu chính, đâu là cạnh cắt (hay còn gọi là hình chiếu cắt) và đọc đến những những hình cắt trích (nếu có). Bạn cần xem xét một cách tỉ mỉ, cẩn thận từng hình chiếu cùng sự liên quan giữa chúng đã được bản vẽ cơ khí thể hiện. Nhờ những hình chiếu này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về mối quan hệ trong mô hình lắp ráp giữa các chi tiết với nhau cũng như phương thức gia công của các chi tiết đó.

2.3. Đọc kích thước chung, kích thước thành phần các chi tiết

Bước thứ ba và cũng là bước vô cùng rất quan trọng trong cách đọc bản vẽ cơ khí chính là đọc những kích thước chung cũng như kích thước thành phần các chi tiết. Lúc này, bạn cần phân tích về kích thước của các chi tiết cùng những phần tử của nó để có thể biết được rõ ràng chi tiết đó sẽ to - nhỏ, dài - ngắn như thế nào.

Đọc những kích thước chung cũng như kích thước thành phần các chi tiết
Bạn cần nắm được thông tin về kích thước chung cũng như kích thước thành phần các chi tiết

Thông thường, một bản vẽ gia công chi tiết sẽ có cả 2 loại kích thước là kích thước quan trọng cũng như kích thước tham khảo. Đối với kích thước quan trọng, các con số này sẽ được đóng khung trong ô vuông, còn kích thước tham khảo sẽ được thể hiện bên trong dấu ngoặc kép. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về những kích phi (hay còn gọi chúng là thước tròn của các lỗ).

2.4. Nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật, độ nhám của bề mặt và dung sai chi tiết

Cuối cùng trong cách đọc bản vẽ cơ khí chính là đọc những yêu cầu về kỹ thuật, độ nhám của bề mặt cũng như dung sai chi tiết. Trong bước này, bạn sẽ xác định được độ nhám trên bề mặt của các chi tiết gia công và thông thường thì độ nhám này sẽ được thể hiện ngay vị trí hình biểu diễn. Đôi khi, các con số này lại được biểu diễn tại vị trí góc phía trên bên phải của bản vẽ cơ khí.

Đọc những yêu cầu về kỹ thuật, độ nhám của bề mặt và dung sai chi tiết
Yêu cầu về kỹ thuật, độ nhám của bề mặt và dung sai chi tiết là những thông tin bạn cần ghi nhớ

Việc đọc những thông số kỹ thuật chi tiết, thông số về dung sai, độ nhám của bề mặt cũng như kích thước này là cực kỳ quan trọng. Thông qua đó, bạn sẽ xác định chính xác được các phương pháp công nghệ cũng như phương pháp gia công sao cho đảm bảo được về kích thước cùng độ nhám theo yêu cầu trong các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.

3. Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí

Việc tìm hiểu chi tiết về các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí sẽ giúp bạn hiểu rõ được nội dung và ý tưởng mà người thực hiện bản vẽ muốn truyền đạt. Theo đó, bạn có thể tham khảo các luận giải chi tiết về ký hiệu của bản vẽ cơ khí dưới đây.

Đầu tiên là 10 hình minh họa các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí được sử dụng phổ biến:

Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí (phần 1)
Cách đọc bản vẽ cơ khí với ký tự phổ biến

1. Đường kẻ thẳng: Ký hiệu này có ý nghĩa là điều kiện mà 1 phần tử trên bề mặt hoặc 1 phần tử trên trục là 1 đường thẳng.

2. Độ phẳng (tức hình bình hành): Ký hiệu này có nghĩa là toàn bộ những phần tử đều ở vị trí trên 1 mặt phẳng.

3. Hình tròn: Ký hiệu này mô tả điều kiện tại bề mặt của 1 vòng quay nào đó (chẳng hạn như hình trụ, hình cầu, hình nón) ở toàn bộ những điểm mà bề mặt sẽ cắt bất cứ mặt phẳng nào.

4. Hình trụ (tức mặt cắt): Ký hiệu này mô tả toàn bộ những mặt phẳng điểm sẽ cách đều 1 trục quay chung.

5. Đường bán nguyệt hở: Đường bán nguyệt hở còn gọi là biên dạng đường. Ký hiệu này là điều kiện cho phép việc biến thể biên theo các dạng giống nhau, 1 bên hoặc 2 bên và sẽ dọc theo những đặc điểm thuộc phần tử đường.

6. Đường bán nguyệt kín: Đường bán nguyệt kín còn gọi là biên dạng bề mặt. Đây là điều kiện cho phép việc biến thể biên theo các dạng giống nhau, 1 bên hoặc 2 bên hoặc tại vị trí phía trên bề mặt.

7. Cờ xung quanh: Ký hiệu này cho biết dung sai áp dụng dành cho toàn bộ những bề mặt của bộ phận xung.

8. Độ dốc - dấu góc: Ký hiệu này biểu thị bề mặt, trục hoặc đường tâm sẽ nằm tại 1 góc cụ thể nào đó so với mặt phẳng hoặc so với trục tham chiếu.

9. Đường vuông góc: Ký hiệu này diễn tả 1 bề mặt, 1 trục hoặc 1 đường sở hữu góc vuông 90 độ so với mặt phẳng chuẩn hoặc so với trục chuẩn.

10. Đường song song: Ký hiệu mô tả bề mặt, đường thẳng và trục sẽ có tất cả những điểm với vị trí đều và song song cùng với mặt phẳng chuẩn của trục.

Kế đến là 10 hình minh họa các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí bao gồm:

Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí (phần 2)
Hiểu rõ các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí giúp bạn làm việc tối ưu

11. Dung sai vị trí: Ký hiệu sẽ giúp bạn xác định trục hoặc xác định mặt phẳng trung tâm tại 1 vùng cho phép dung sai vị trí.

12. Đồng tâm: Ký hiệu này mô tả tình trạng từ 2 tính năng trở lên bên trong bất cứ 1 sự kết hợp nào sở hữu trục quay chung.

13. Tính đối xứng: Ký hiệu này biểu thị 1 hàm (hoặc nhiều hàm) sẽ được xử lý xung quanh vị trí mặt phẳng là tâm đối xứng thuộc 1 đối tượng chuẩn nào đó.

14. Độ đảo (tức mũi tên hướng đi lên): Ký hiệu mô tả về độ lệch tổng hợp so với độ lệch theo dạng lý tưởng tại 1 phần thuộc bề mặt thông qua 1 vòng quay (tức 360 độ), trên vị trí 1 trục tham chiếu.

15. Full Runout: Ký hiệu này có ý nghĩa là việc điều khiển toàn bộ những phần tử bề mặt bên trong của tất cả những phần thuộc vị trí đo biên dạng tròn và được xoay theo vòng quay 360°.

16. Chữ M được in hoa bên trong của hình tròn (tức Mitsubishi): Ký hiệu diễn tả vật liệu nằm ở vị trí bên trong của kích thước giới hạn đã được chỉ định, bao gồm kích thước tối thiểu của lỗ và kích thước tối đa của trục.

17. Chữ L được in hoa bên trong của hình tròn: Ký hiệu này có nghĩa là vật liệu nằm ở vị trí bên trong của kích thước tối đa đã được chỉ định, bao gồm kích thước tối đa của lỗ và kích thước tối thiểu của trục.

18. Chữ P được in hoa bên trong của hình tròn: Ký hiệu mô tả vùng dung sai được dự kiến và thường được sử dụng đối với những vị trí lỗ để bắt bulong ốc vít. Ký hiệu này sẽ kiểm soát về độ thẳng đứng của lỗ cũng như kiểm soát vùng dung sai đường kính mà lỗ cho phép bên trong của các ký hiệu tại bản vẽ gia công cơ khí.

19. Chữ F được in hoa bên trong của hình tròn: Đây là biến thể của trạng thái tự do và sẽ mô tả về phần bị biến dạng khi đã loại bỏ những tác động của quá trình gia công cơ khí.

20. Đường kính: Ký hiệu này giúp bạn hiểu trường hiển thị mỗi khi chúng ta vẽ hoặc được sử dụng nhằm biểu thị được những tính năng hình tròn và dung sai ngược lại trong quá trình được sử dụng tại khung điều khiển các tính năng.

Ý nghĩa 10 hình minh họa tiếp theo trong danh sách các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí mà bạn cần ghi nhớ bao gồm:

Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí (phần 3)
Danh sách các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí

21. Số 50 bên trong của hình vuông: Đây là kích thước dạng cơ bản, mô tả về cấu hình, kích thước, hướng hay vị trí của đối tượng địa lý một cách chính xác.

22. Số 50 bên trong của dấu ngoặc: Ký hiệu biểu thị kích thước tham khảo và chỉ được sử dụng nhằm mang tính tham khảo chứ không được sử dụng chính thức.

23. Tính năng chuẩn: Ký hiệu được dùng nhằm tạo nên các tính năng thành phần chuẩn.

24. Nguồn của kích thước: Ký hiệu này mô tả kích thước bắt nguồn từ vị trí mặt phẳng sẽ bị giới hạn bởi những bề mặt ngắn và bề mặt 3D được áp dụng đối với những bề mặt khác thông qua phương pháp sử dụng.

25. Cone Taper: Ký hiệu này luôn được hiển thị trên bản vẽ cơ khí với chân đứng tại vị trí bên trái.

26. Độ dốc: Ký hiệu này biểu thị về mặt độ dốc của 1 dốc nào đó.

27. Counterbore hay Countersink: Ký hiệu là đại diện đối với 1 mặt phẳng đối hoặc 1 mặt phẳng rỗng. Còn mặt phẳng chìm hoặc 1 khoảng trống nào đó có kích thước ở trước của ký hiệu và không có bất cứ khoảng trắng nào.

28. Mũi tên đi xuống: Ký hiệu đại diện cho bộ phận mũi khoan bên trong những ký hiệu ở vị trí phía trên của bản vẽ gia công cơ khí.

29. Độ sâu: Ký hiệu thể hiện về độ sâu cũng như khoảng cách giá trị cho độ sâu đó.

30. Hình vuông: Ký hiệu này biểu thị kích thước duy nhất dành cho hình vuông.

Các hình minh họa các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí được sử dụng nhiều trong công việc, phải kể đến:

Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí (phần 4)
Các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí thường được dùng

31. 8x: Ký hiệu thể hiện cùng 1 vị trí.

32. Ký hiệu 105: Đây là độ dài của cung tính theo chiều đo tại vị trí mặt cắt.

33. Ký hiệu R được in hoa: Ký hiệu này có ý nghĩa là bán kính tối đa và bán kính tối thiểu.

34. Ký hiệu SR: Ký hiệu này biểu thị kích thước dung sai theo giá trị trước đó.

35. Ký hiệu EQS: Ký hiệu diễn tả sự phân phối đều đối với 1 một phần nhất định bên trong của những ký hiệu tại bản vẽ gia công cơ khí.

36. Ký hiệu S dạng rỗng: Đây là giá trị dung sai theo đường kính của hình cầu.

37. Ký hiệu CR: Đây là bán kính điều khiển.

38. Ký hiệu C: Ký hiệu này có ý nghĩa là vát 45°.

39. Ký hiệu có hình mũi tên 2 đầu đặt nằm ngang: Đây là dung sai cấu hình được áp dụng dành cho một số các tính năng mang tính liên tiếp và có thể sẽ được chỉ định tại vị trí đầu và vị trí cuối dung sai cấu hình.

40. Ký hiệu ST bên trong của hình lục giác: Ký hiệu ấn định dung sai đối với những cấu kiện lắp ghép có liên quan tại cơ sở thống kê.

Xem thêm: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Ngành Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn

4. Một số lưu ý khi đọc bản vẽ cơ khí

Cuối cùng, sau khi đã hiểu về cách đọc bản vẽ cơ khí cũng như các ký hiệu trong bản vẽ cơ khí, trong phần cuối cùng này, bạn hãy lưu lại một số lưu ý khi đọc bản vẽ cơ khí nhé!

  • Để vận dụng được cách đọc bản vẽ cơ khí, bạn cần trau dồi đầy đủ các kiến thức có liên quan đến họa hình, hình học cũng như vẽ kỹ thuật.

  • Không những vậy, để vận dụng được cách đọc bản vẽ cơ khí, bạn cần nắm vững các nguyên lý và đặc điểm của những chi tiết máy móc cơ khí khác nhau. Bên cạnh đó, sẽ càng tốt hơn nếu bạn có được các kinh nghiệm thực tiễn ở những xưởng cơ khí để giúp cho việc học hiểu, phân tích về hình dạng, đặc điểm các chi tiết bên trong bản càng thêm đơn giản và chính xác hơn rất nhiều.

  • Cuối cùng, hãy chuẩn bị cho mình 1 quyển sổ tay để ghi chú lại những điều quan trọng, lưu ý cần thiết trong quá trình vận dụng cách đọc bản vẽ cơ khí nhé!

Trên đây chính là cách đọc bản vẽ cơ khí cũng như các ký hiệu trên bản vẽ gia công cơ khí. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu thật kỹ và dễ dàng thực hành cách đọc bản vẽ cơ khí thật chính xác và dễ dàng nhé! Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích tiếp theo về lĩnh vực cơ khí - kỹ thuật của job3s!