Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 01/04/2024 08:03:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
9 phút đọc

Dịch thuật là gì? Các yếu tố cần thiết để theo đuổi nghề dịch thuật

Dịch thuật là gì? Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành dịch thuật tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến. Thông qua việc dịch thuật bao gồm cả biên dịch tài liệu, sách, báo hay phiên dịch lời nói, bạn có thể giúp chuyển đổi ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, góp phần quan trọng vào việc truyền tải thông tin, giao tiếp giữa các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.

1. Dịch thuật là gì và các khái niệm liên quan

Khái niệm dịch thuật là gì có thể hiểu đơn giản đó là là quá trình chuyển một đoạn văn/văn bản từ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác mà không thay đổi ý nghĩa ban đầu.

Ngành dịch thuật là gì? Hiện nay có 2 loại ngành dịch thuật là: Dịch viết (Biên dịch) và dịch nói (Phiên dịch). Mặc dù hình thức dịch thuật khác nhau nhưng bản chất của dịch thuật và phiên dịch là tương tự nhau. Người học chuyên ngành biên dịch thuật sẽ được đào tạo song song cả biên dịch và phiên dịch.

Người dịch thuật là gì? Người dịch thuật là thuật ngữ nói chung cho người làm việc trong lĩnh vực dịch. Biên dịch viên là người dịch văn bản và phiên dịch viên là người dịch ngôn ngữ nói. Mỗi hình thức dịch thuật phục vụ một mục đích khác nhau nhưng điểm đặc biệt là biên dịch viên cũng có thể làm phiên dịch viên và ngược lại.

dịch thuật là gì và các khái niệm liên quan
Dịch thuật đang là một ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay

2. Các loại hình dịch thuật cơ bản

Sau khi đã nắm rõ được khái niệm dịch thuật là gì, chắc hẳn bạn đã rất muốn tìm hiểu chi tiết về công việc này. Hãy cùng job3s phân tích sâu hơn về các khía cạnh xung quanh ngành này.

2.1. Phân biệt biên dịch và phiên dịch

Dịch viết (biên dịch) và dịch nói (phiên dịch) là 2 công việc chính của một người làm dịch thuật:

  • Dịch viết (biên dịch): Hình thức dịch thuật được thực hiện dưới dạng văn bản. Người làm công việc biên dịch cần có vốn từ, vốn hiểu biết sâu rộng và cách dùng từ điêu luyện để có thể thực hiện chuyển ngữ một cách thuận lợi nhất.

  • Dịch nói (phiên dịch): Cần sự nhạy bén và phản xạ của người làm công việc dịch thuật. Dịch giả cần chuyển từng câu nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo không làm thay đổi nội dung của câu nói.

các loại hình dịch thuật cơ bản hiện nay
Có hai loại hình dịch thuật cơ bản là Biên dịch và Phiên dịch

2.2. Các loại hình biên dịch

  • Dịch thuật tài liệu pháp luật, pháp lý: Tương tự như dịch thuật công chứng nhưng hình thức này đòi hỏi người làm công việc dịch thuật nắm vững các kiến thức chuyên môn và pháp luật.

  • Dịch thuật website: Nội dung chuyển đổi ngôn ngữ càng phong phú thì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp hơn. Đây được xem là một trong những loại hình dịch thuật rất được ưa chuộng hiện nay.

  • Dịch thuật tài liệu kinh doanh: Các nội dung về kinh doanh là nguồn chính của người làm công việc dịch thuật. Một số nội dung cơ bản có thể kể đến đó là: Báo cáo kinh doanh, tài liệu kế toán,...

  • Dịch thuật tài liệu công chứng: Thường có những nội dung mặc định và không đòi hỏi sự linh động của dịch giả. Đây được xem là một trong những loại hình dịch đơn giản nhất.

  • Dịch thuật tài liệu Y học, Dược học: Dịch giả cần chuyển đổi các nội dung thuần về chuyên ngành Y học. Đòi hỏi phải có kiến thức và vốn từ vựng chuyên môn, thuật ngữ chính xác và phong phú.

  • Dịch thuật văn học: Một số tài liệu văn học có thể được dịch như: Văn, thơ, báo, tạp chí, thư từ,...

  • Dịch thuật tài liệu kỹ thuật: Một số tài liệu mà loại hình này có thể thực hiện như: Tài liệu chuyên ngành, công nghệ thông tin, điện tử,...

3. Quy tắc dịch thuật

Để việc dịch thuật diễn ra suôn sẻ và chuyên nghiệp, người dịch thuật cũng cần phải tuân theo một số quy tắc nhất định:

Biên dịch (Dịch viết):

  • Bước 1: Xem qua văn bản để nắm được các ý chính

  • Bước 2: Gạch dưới các từ chuyên ngành mới và tra từ điển

  • Bước 3: Đọc kỹ từng câu để dịch

  • Bước 4: Rà soát và chỉnh sửa lại bản dịch.

Phiên dịch (Dịch nói):

  • Bước 1: Trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực phiên dịch

  • Bước 2: Nghiên cứu tài liệu trước khi dịch

  • Bước 3: Chuẩn bị giấy bút để ghi chép

  • Bước 4: Tập trung lắng nghe, viết ra những từ quan trọng và dịch chúng

Đối với sinh viên chuyên ngành biên phiên dịch chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy học cách phân tích câu thật chậm, lắng nghe thật kỹ, luyện nói ngoại ngữ một cách thụ động và tập phản xạ tự nhiên.

4. Các yếu tố cần thiết khi làm nghề dịch thuật là gì?

Nếu bạn đang có định hướng đi theo nghề dịch thuật thì cần phải nắm rõ được các kiến thức và kỹ năng cần thiết sau:

4.1. Thông thạo 2 ngôn ngữ trở lên

Thông thạo 2 ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ gốc (ngôn ngữ của văn bản cần dịch) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần dịch của văn bản).

Ví dụ: Khi cần dịch văn bản hoặc các ấn phẩm từ Pháp sang Việt, bạn cần thành thạo cả hai ngôn ngữ này, bao gồm tất cả các sắc thái tinh tế ngụ ý trong văn bản để cho ra các bản dịch hoàn toàn chính xác.

Đồng thời, bạn cũng cần phải có chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Ví dụ, bạn là một biên dịch viên tiếng Pháp và bạn đang dịch muốn cuốn sách về thời trang. Để có thể dịch được cuốn sách đó, bạn phải có chút kiến thức về thời trang và thành thạo từ vựng tiếng Pháp chuyên ngành thời trang.

các yếu tố cần thiết khi làm nghề dịch thuật
Yếu tố quan trọng khi làm nghề dịch thuật là thông thạo 2 ngôn ngữ trở lên

Xem thêm: Phiên Dịch Là Gì? Công Việc Của Phiên Dịch Viên Là Gì? Cần Bằng Cấp Gì?

4.2. Độ chính xác cao

Dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết. Điều này sẽ giúp các bạn dịch chính xác và đúng văn phong nhất.

4.3. Có kỹ năng tra cứu

Kỹ năng tra cứu rất quan trọng đối với người dịch. Với kỹ năng này, bạn có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết. Đồng thời, bổ sung và nâng cao năng lực của bản thân. Ngoài từ điển, biên dịch hay phiên dịch viên còn có thể sử dụng các công cụ dịch thuật như: Transit, Trados, SDLX,...

4.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Dịch thuật không phải là công việc hoạt động riêng lẻ. Trên thực tế, biên dịch viên hay phiên dịch viên thường phải làm việc theo nhóm. Nắm vững kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn sắp xếp được công việc một cách hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục các khuyết điểm của mình và học hỏi thêm kinh nghiệm.

kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết khi làm nghề dịch thuật
Để có thể phát triển trong nghề dịch thuật bạn cần phải có kỹ năng làm việc nhóm

>>> Xem thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? Yếu Tố Quan Trọng Trong Công Việc Và Cuộc Sống

4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

Ngành dịch thuật rất cần công nghệ thông tin. Người dịch thuật sẽ phải cần phần mềm để xử lý văn bản, chỉnh sửa bản dịch, khôi phục bộ nhớ bản dịch,... Do đó, năng lực sử dụng và cập nhật phần mềm công nghệ thông tin phải luôn được nâng cao.

5. Lý do bạn nên theo đuổi nghề dịch thuật là gì?

Hiểu rõ được khái niệm dịch thuật là gì, vậy bạn có muốn theo đuổi ngành nghề này? Dưới đây là những lý do bạn nên theo đuổi nghề dịch thuật:

5.1. Cơ hội khám phá tri thức mới

Ngôn ngữ được xem là một phần quan trọng của văn hoá. Khi bạn hiểu và sử dụng được một ngôn ngữ, bạn sẽ khám phá ra một nền văn hoá mới.

Ngoài ra, đối với công việc này, bạn có thể đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều quốc gia, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức.

5.2. Mở rộng mối quan hệ

Khi làm dịch thuật bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người thành đạt và nổi tiếng. Nhờ đó mà các mối quan hệ của bạn cũng mở rộng theo. Họ có thể là đồng nghiệp, bạn bè, đối tác hay thậm chí là người có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển trong tương lai.

cơ hội khi theo đuổi nghề dịch thuật
Làm việc trong ngành dịch thuật sẽ giúp bạn có cơ hội mở rộng thêm nhiều mối quan hệ chất lượng

5.3. Cơ hội việc làm rộng mở

Trước xu thế hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế. Điều này tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho đội ngũ biên/phiên dịch viên.

Đối với công việc dịch thuật, bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng tiến xa hơn. Bạn có thể làm biên phiên dịch viên tại các tổ chức quốc tế, đài truyền hình, nhà xuất bản, văn phòng dịch thuật công chứng,...

5.4. Thu nhập hấp dẫn

Mức lương trung bình của một biên phiên dịch viên rơi vào khoảng 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng. Chưa kể biên phiên dịch viên trong các hội thảo, hội nghị với mức lương khoảng 200 - 400$/ngày. So với mặt bằng chung hiện nay, mức lương này là tương đối cao.

Tuy nhiên, nghề dịch thuật hiện nay có tính cạnh tranh cao và đào thải lớn. Bởi ngày nay, mọi người đều ý thức được việc trau dồi ngoại ngữ cho bản thân.

5.5. Cơ hội thăng tiến

Lý do nên theo đuổi nghề dịch thuật là gì? Tính cạnh tranh và đào thải trong nghề dịch thuật rất cao nên nghề này luôn khát nhân lực. Không chỉ có cơ hội việc làm, biên phiên dịch sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Trước khi vào nghề, bạn có thể bắt đầu từ nhân viên biên phiên dịch bình thường. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ có cơ hội đi nhiều nước và gặp gỡ nhiều người. Từ đó có thể nâng cao năng lực, mở rộng kiến thức và các mối quan hệ. Với kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến trở thành quản lý hay nhà ngoại giao,...

Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến chỉ đến với những người có năng lực. Bạn cần phải cố gắng không ngừng để phát triển hơn nữa.

cơ hội thăng tiến khi làm nghề dịch thuật
Nếu bạn đã có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thì sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn

6. Những khó khăn trong ngành dịch thuật là gì?

Bên cạnh những cơ hội mà nghề dịch thuật mang lại thì cũng có những khó khăn nhất định sau:

6.1. Bạn phải am hiểu nhiều lĩnh vực

Làm nghề dịch thuật phải cẩn thận tìm hiểu những gì mình dịch. Khi bắt đầu, bạn có thể không phải là người dịch thuật tinh thông nhưng nếu bạn biết cách chuẩn bị kiến thức trước mỗi chủ đề dịch, bạn sẽ dễ dàng vượt qua với kết quả tốt.

6.2. Rào cản ngôn ngữ

Làm nghề biên phiên dịch phải luôn trau dồi ngoại ngữ. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, có rất nhiều khái niệm, từ ngữ mới xuất hiện. Nếu không cập nhật, bạn sẽ lạc hậu và có thể đưa ra bản dịch sai.

6.3. Áp lực công việc, tính kỷ luật cao

Khó khăn hay gặp phải trong ngành dịch thuật là gì? Nếu bạn làm biên dịch và phiên dịch cần phải trung thành với văn bản gốc. Nếu bạn dịch sai, có thể mọi người sẽ không bị phát hiện ra ngay lúc đấy nhưng lỗi sai đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, làm dịch thuật bạn phải luôn cẩn thận. Hơn hết, vấn đề lương tâm nghề nghiệp cũng luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, người làm dịch thuật còn phải chịu sự căng thẳng cao độ, hay sức ép của việc dịch đuổi, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới,...

những khó khăn trong ngành dịch thuật
Áp lực công việc trong ngành dịch thuật sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi

6.4. Hiểu tâm lý người nói

Đây được đánh giá là kỹ năng quan trọng cũng là thách thức đối với nghề dịch thuật. Bạn sẽ phải vừa dịch vừa quan sát cử chỉ, thái độ của người nói thì mới có thể đưa ra từ ngữ thích hợp, đúng ý nghĩa nhất.

6.5. Vấn đề văn hoá

Mỗi quốc gia sẽ có nét văn hoá riêng, đồng nghĩa với ngôn ngữ, chữ viết và phong cách nói chuyện cũng khác nhau. Nếu biên dịch hay phiên dịch không có sự hiểu biết về văn hoá thì có thể dịch sai. Vì vậy, làm biên phiên dịch không chỉ phải trau dồi ngoại ngữ mà còn phải am hiểu về văn hoá của quốc gia đó.

Xem thêm: Biên Dịch Viên Là Gì? Phân Biệt Ngay Biên Dịch Viên Và Phiên Dịch Viên

Nội dung bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu rõ dịch thuật là gì và những vấn đề liên quan đến dịch thuật. Hy vọng rằng những điều hữu ích này có thể hỗ trợ bạn trên con đường định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.