Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 12/06/2024 22:29:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
9 phút đọc

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Top 5 công việc hot nhất hiện nay

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Có dễ xin việc không? Mức lương ra sao? Hiện nay tại Việt Nam, ngành quản lý nhà nước tuy vẫn còn khá mới so với các ngành học khác nhưng cơ hội việc làm cũng rất hấp dẫn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của job3s để có thêm thông tin hữu ích về ngành học này.

1. Hiểu đúng về ngành quản lý nhà nước

Trước khi tìm lời giải đáp học quản lý nhà nước ra làm gì? Chúng ta hãy cùng khám phá về ngành học này. Ngành quản lý nhà nước trong tiếng Anh gọi là “State Management”. Đây là một lĩnh vực của khoa học quản lý, chuyên nghiên cứu về cách thức quản lý và điều hành mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức.

Ngành quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý tài nguyên, quản lý đô thị, quản lý tài chính, quản lý chính sách, quản lý văn hóa,… Ngành này có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành hoạt động của nhà nước hoặc các tổ chức, đảm bảo sự phát triển lâu dài và hài hòa của xã hội.

Ngành quản lý nhà nước là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc quản lý và điều hành cơ quan nhà nước, các tổ chức
Ngành quản lý nhà nước là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc quản lý và điều hành cơ quan nhà nước

2. Học quản lý nhà nước ra làm gì?

Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến cho thắc mắc học quản lý nhà nước ra làm gì? Các cử nhân có thể cân nhắc lựa chọn.

2.1. Công chức, viên chức chính trị

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý nhà nước, bạn có thể chọn công việc công chức, viên chức chính trị. Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ được làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang.

Với vai trò là một công chức, viên chức chính trị, bạn có thể trở thành một phần trong hệ thống quản lý chính trị của đất nước. Qua đó đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Theo khảo sát của job3s, lương trung bình hiện nay của vị trí công chức, viên chức chính trị rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng. Có thể nói, mức thu nhập này khá tốt và ổn định.

2.2. Quản lý, chuyên viên hành chính

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Vị trí công việc mà các cử nhân có thể xem xét đó là quản lý, chuyên viên hành chính.

Đối với vị trí này, bạn có thể làm việc trong các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư. Chuyên viên hành chính sẽ đảm nhận các trọng trách liên quan đến quản lý hành chính, quản trị nhân sự, tổ chức sự kiện, tiếp thị, tài chính,...

Mức lương của một chuyên viên hành chính mới ra trường thường có khởi điểm từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Sau khi có kinh nghiệm, lương trung bình sẽ rơi vào 15 triệu đồng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành quản trị nhà nước có thể lựa chọn công việc quản lý hành chính văn phòng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành quản trị nhà nước có thể lựa chọn công việc quản lý hành chính văn phòng

2.3. Công chức, viên chức quản lý nhà nước

Tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí công chức, viên chức quản lý nhà nước làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước như ban, ngành, sở,…. Với công việc này, bạn sẽ được tham gia vào quá trình quản lý, điều hành và thực hiện chính sách của nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mức lương của công chức, viên chức quản lý nhà nước trung bình sẽ rơi vào khoảng 12 triệu đồng mỗi tháng.

2.4. Cán bộ tham mưu, tổng hợp hoặc trợ lý lãnh đạo

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành này, các cử nhân có thể đảm nhiệm vị trí cán bộ tham mưu làm việc ở bộ phận tham mưu, tổng hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức.

Các công việc của cán bộ tham mưu, tổng hợp bao gồm đề xuất các phương án, phân tích dữ liệu, đánh giá tình hình. Đồng thời đưa ra các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước.

Mức lương của cán cán bộ tham mưu, tổng hợp hoặc trợ lý lãnh đạo sẽ dao động trong khoảng từ 12 đến 20 triệu một tháng.

2.5. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Học quản lý nhà nước ra làm gì? Nếu bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích công việc truyền đạt, chia sẻ kiến thức đến người khác hãy thử cân nhắc đến vị trí cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại khoa quản lý nhà nước ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm và viện nghiên cứu.

Với vị trí này bạn sẽ truyền đạt kiến thức cho sinh viên và thực hiện những dự án nghiên cứu quan trọng cho xã hội. Mức lương mà cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có thể nhận được sẽ rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng.

Giảng viên là công việc thường thấy sau khi ra trường của sinh viên ngành quản lý nhà nước
Giảng viên là công việc thường thấy sau khi ra trường của sinh viên ngành quản lý nhà nước

3. Ngành quản lý nhà nước phù hợp với ai?

Học quản lý nhà nước ra làm gì, phù hợp với ai? Ngành quản lý nhà nước đa dạng các lĩnh vực và đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể cân nhắc theo học:

  • Sinh viên mới ra trường đang muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành công vụ hoặc muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến quản lý và lãnh đạo.

  • Người đang công tác trong các tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ đang có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về cơ chế quản lý nhà nước.

  • Người có nền tảng giáo dục khác như kinh tế, luật,… muốn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng của mình đối với quản lý nhà nước.

  • Người đang quan tâm đến công tác nghiên cứu về chính sách công cộng.

  • Người muốn có sự chuẩn bị tốt để vào vị trí quản lý, lãnh đạo trong các tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ.

  • Người mong muốn đóng góp tích cực cho xã hội, tham gia vào các hoạt động của chính phủ và tổ chức nhà nước.

4. Ngành quản lý nhà nước thi khối nào?

Học quản lý nhà nước ra làm gì, học khối nào? Ở thời điểm hiện tại, ngành quản lý nhà nước áp dụng xét tuyển cả 4 khối học A, B, C và D. Tuy nhiên mỗi khối sẽ tiến hành tổ chức thi tuyển với các tổ hợp môn học khác nhau. Cụ thể là:

  • Khối A bao gồm: Tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa). A01 (Toán, Lý, Anh).

  • Khối B: (Toán, Hóa, Sinh).

  • Khối C gồm có: C00 (Văn, Sử, Địa). C01 (Văn, Toán, Lý). C15 (Văn, Toán, Khoa học tự nhiên).

  • Khối D: (Văn, Toán, Anh).

Ngành quản lý nhà nước áp dụng xét tuyển khối A, B, C và D
Ngành quản lý nhà nước áp dụng xét tuyển khối A, B, C và D

5. Muốn học quản lý nhà nước nên theo học trường nào?

Học quản lý nhà nước ra làm gì và nên theo học trường nào? Việc lựa chọn cơ sở đào tạo ngành học quản lý nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của trường, điều kiện học tập, khả năng tài chính và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số trường phổ biến và uy tín để học ngành này:

  • Khu vực miền Bắc gồm có: Đại học Nội vụ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Thành Đông.

  • Khu vực miền Trung bao gồm: Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Đại học Quy Nhơn, Đại học Vinh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.

  • Khu vực miền Nam gồm có: Đại học Trà Vinh, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh, Đại học Thủ Dầu Một.

6. Những tố chất cần có khi theo học ngành ngành quản lý nhà nước

Không chỉ thắc mắc học quản lý nhà nước ra làm gì? Một số bạn còn quan tâm đến những tố chất khi theo đuổi ngành học này. Dưới đây là những tố chất quan trọng giúp bạn thích nghi tốt với môi trường học tập và làm việc trong tương lai:

  • Có tinh thần phục vụ xã hội và hết lòng phụng sự tổ quốc.

  • Luôn tuyệt đối trung thành với đảng và nhà nước.

  • Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước.

  • Tính kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ và tỉ mỉ trong công việc.

  • Có ý thức kỷ luật nghiêm minh cùng tinh thần trách nhiệm cao.

  • Khả năng chịu được áp lực công việc.

  • Chủ động, linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo.

  • Có khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm hiệu quả.

  • Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống.

  • Kỹ năng làm việc độc lập.

  • Kỹ năng quản lý thời gian.

  • Có kỹ năng giao tiếp và đàm phán.

Theo đuổi học ngành quản lý nhà nước bạn cần có tố chất trung thành, ý thức kỷ luật, và hiểu biết xã hội
Theo đuổi học ngành quản lý nhà nước bạn cần có tố chất trung thành, ý thức kỷ luật, và hiểu biết xã hội

7. Ngành quản lý nhà nước học những gì?

Bên cạnh đặt ra câu hỏi ngành quản lý nhà nước ra trường làm gì, những bạn đang có dự định thi vào ngành này còn quan tâm đến các môn học có trong chương trình đào tạo.

Nội dung học của ngành quản lý nhà nước có thể thay đổi tùy theo từng chương trình đào tạo của các trường. Thế nhưng bắt buộc cần phải có những môn cơ bản sau:

  • Khoa học chính trị: Sinh viên sẽ được tiếp thu kiến thức về hệ thống chính trị của quốc gia, cơ quan nhà nước và cơ chế quản lý.

  • Kinh tế học: Tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế của quốc gia, bao gồm tài chính, chính sách tiền tệ và thương mại.

  • Khoa học xã hội: Sinh viên được học về xã hội và văn hóa của quốc gia, bao gồm cả lịch sử và văn hóa.

  • Luật học: Nghiên cứu về hệ thống pháp luật của quốc gia, cách thức triển khai và thực hiện các quy định pháp luật.

  • Quản lý: Tìm hiểu các kỹ năng quản lý tổ chức, lãnh đạo, tài chính, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp.

  • Khoa học dữ liệu: Được học về cách sử dụng dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định trong việc quản lý, phát triển kinh tế, xã hội.

  • Công nghệ thông tin: Sinh viên học về công nghệ thông tin và ứng dụng của chúng trong quản lý nhà nước.

  • Chính sách công cộng: Nghiên cứu các chính sách và quy định của chính phủ về vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường.

8. Học ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc không?

Ngoài đặt câu hỏi học quản lý nhà nước ra làm gì, nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành này còn quan tâm đến cơ hội việc làm trong tương lai.

Bất cứ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu và đãi ngộ riêng. Cơ hội việc làm khó hay dễ sẽ còn tùy thuộc vào bản thân của mỗi người. Ngoài cơ hội nghề nghiệp và yếu tố may mắn thì tất cả sự cố gắng, nỗ lực cũng được đền đáp xứng đáng.

Với ngành quản lý nhà nước cũng như vậy, không thể đánh giá dễ hay khó xin việc sau khi tốt nghiệp, vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bạn có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm tốt và một tinh thần nhiệt huyết thì tìm việc không hề khó khăn.

9. Mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước bao nhiêu?

Đối với ngành học quản lý nhà nước, đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đều lựa chọn đi làm trong các cơ quan hành chính công. Chính vì thế mà mức lương sẽ hoàn toàn theo quy định của nhà nước. Tuy thu nhập không cao nhưng đổi lại sự ổn định và lâu dài. Ngoài ra, bạn còn có thể thăng tiến cấp bậc cao hơn.

Theo khảo sát của job3s, mức lương trung bình hiện nay của một sinh viên ngành quản lý nhà nước mới ra trường rơi vào khoảng 5-7 triệu/tháng. Nếu có kinh nghiệm, lương có thể sẽ tăng dần lên 8-10 triệu đồng.

học quản lý nhà nước ra làm gì - Mức lương sinh viên ngành quản lý nhà nước mới ra trường tương đối ổn định
Mức lương sinh viên ngành quản lý nhà nước mới ra trường tương đối ổn định

Học ngành quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành nghề này rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể thử sức tại các cơ quan nhà nước hoặc làm thư ký, nhân viên hành chính tại các công ty, doanh nghiệp. Để theo học chuyên ngành này, bạn cần có những tố chất như kiên trì, chịu khó và ham học hỏi. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân.

Xem thêm: