Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Bảy, 20/04/2024 20:20:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Holding Company là gì? Các lợi thế của mô hình công ty Holding

Holding Company là gì? Đây là một trong những mô hình công ty hoạt động phổ biến và hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của mô hình công ty này như thế nào và ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng job3s tìm hiểu về mô hình này thông qua nội dung dưới đây.

1. Holding Company là gì?

Holding Company là gì? Holding Company được gọi là công ty Holding hay tổng công ty là một công ty làm chủ cổ phần của các công ty khác. Holding Company không sản xuất hàng hoá hay cung cấp các dịch vụ. Công ty đó hoạt động bằng cách nắm giữ cổ phần nhiều công ty để thành lập nên một tập đoàn chung, nhằm kiểm soát nhiều công ty khác nhau, làm giảm rủi ro cho những người nắm giữ cổ phần.

Nói dễ hiểu hơn, Holding Company là một mô hình công ty đặc biệt ra đời với mục đích chính là để giám sát, điều hành hoạt động của nhóm các công ty con. Holding Company là một công ty mẹ sở hữu tất cả các tài sản của các công ty con trực thuộc. Trên thực tế, Holding Company thường tồn tại dưới dạng tập đoàn, công ty TNHH. Thêm vào đó, số lượng và quy mô các công ty con sẽ quyết định quy mô của công ty Holding.

khái niệm holding company là gì
Holding Company là một mô hình công ty để giám sát, điều hành hoạt động của nhóm các công ty con

2. Bản chất của Holding Company là gì?

Bản chất chính của Holding Company là làm chủ cổ phần của nhiều công ty khác nhau. Holding Company được tạo ra chỉ với một mục đích duy nhất là nắm giữ cổ phần và kiểm soát các công ty khác. Công ty Holding không chịu trách nhiệm về sản xuất, phân phối hay cung cấp bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ nào. Bên cạnh đó, các Holding Company có thể sở hữu các tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu, cổ phiếu, bất động sản,...

Holding Company không tham gia vào việc mua và bán bất kỳ sản phẩm/dịch vụ. Thay vào đó, nó được thành lập để kiểm soát các công ty.

3. Phân loại Holding Company

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Holding Company là gì cũng như bản chất của công ty Holding. Hãy cùng tìm hiểu xem có mấy loại Holding Company và cách phân loại chúng:

  • Operating Holding Company (công ty Holding về kinh doanh): Đây là loại công ty ngoài việc đầu tư vốn còn có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty con.

  • Investment Holding Company (công ty Holding về đầu tư): Công ty Holding sẽ chỉ chuyên về đầu tư, nắm vốn và kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vốn chứ không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

  • Management Holding Company (công ty Holding về quản lý điều hành): Công ty Holding đạt lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty con tạo ra, có thể can thiệp trực tiếp vào các giao dịch của công ty con.

các loại holding company hiện nay
Hiện nay, mô hình Holding Company chia thành 3 loại cơ bản

4. Cách thành lập Holding Company

Hiện nay, mô hình Holding Company đang rất phổ biến, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam. Một số công ty theo mô hình Holding Company nổi tiếng có thể nhắc đến như: P&G, Tata, Tập đoàn Masan, Coca Cola,...

Muốn thành lập được mô hình Holding Company thì phải làm như thế nào? Có 3 dạng công ty được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quản lý hiện nay là: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán.

Hầu hết, các công ty này hoạt động đều dựa trên các điều kiện, do đó các Holding Company hiện nay hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng nhằm mục đích quản lý vốn và cổ phần của mình tại những doanh nghiệp khác. Vì vậy, khi lách luật để thành lập Holding Company cũng sẽ giống như cách thành lập các công ty bình thường khác. vì vậy, bạn nên chọn những mô hình Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn để dễ quản lý.

tìm hiểu cách thành lập holding company
Khi thành lập Holding Company nên chọn những mô hình Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH để dễ quản lý

5. Ưu - Nhược điểm của Holding Company là gì?

Sau khi đã nắm rõ được khái niệm của Holding Company là gì, cùng tìm hiểu thêm ưu - nhược điểm của mô hình công ty này:

5.1. Ưu điểm của Holding Company là gì?

  • Chủ sở hữu công ty được giữ kín danh tính. Đây là một khác biệt lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

  • Công ty con của mô hình Holding Company có quyền tự chủ, không chịu sự chỉ định, điều phối hoạt động kinh doanh của Holding Company như những công ty con trực thuộc tập đoàn/tổng công ty.

  • Holding Company (Công ty mẹ) và các công ty con hoạt động minh bạch, độc lập. Vì vậy, nếu công ty con gặp vấn đề về tài chính, thì giá trị của Holding Company sẽ bị sụt giảm hoặc công ty bị lỗ vốn chứ không rơi vào tình trạng bị sụp đổ dây chuyền.

  • Có thể cắt giảm chi phí thuế của công ty nhờ vào việc chia nhỏ quy mô hoạt động. Trường hợp công cty con đặt trụ sở tại khu vực được hỗ trợ mức thuế suất thấp hơn theo quy định của nhà nước thì Holding Company sẽ tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Cơ hội tiếp cận và thu hút vốn đầu tư cao hơn nhờ vào việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, bởi hầu hết các nhà đầu tư thường chỉ chú ý và rót vốn vào lĩnh vực mà họ quan tâm.

  • Người nắm giữ cổ phần lớn ở nhiều mảng khác nhau có thể dễ dàng chuyển nhượng từng phần hoặc toàn cổ phần mình sở hữu cho các thành viên trong công ty, bạn bè hay người thừa kế trong gia đình,... dưới danh nghĩa là Holding Company.

  • Chủ sở hữu Holding Company có thể kiểm soát, điều chỉnh vốn đầu tư cho các công ty con theo nhu cầu thiết yếu của thị trường thông qua kết quả hoạt động của công ty con.

  • Chủ sở hữu Holding Company được phép tối ưu hoá chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện cho vay giữa các công ty con với nhau, chuyển dịch vốn và lợi nhuận giữa các công ty con.

các ưu nhược điểm của mô hình holding company
Mô hình Holding Company ngày càng trở nên phổ biến bởi nhiều giá trị mang lại

5.2. Nhược điểm của Holding Company

Nhược điểm của Holding Company là gì? Hạn chế lớn nhất của mô hình Holding Company chính là dễ xảy ra mâu thuẫn về lợi ích giữa Holding Company với các công ty con. Việc công ty con không thuộc sở hữu hoàn toàn của Holding Company mà còn có sự góp vốn của các cổ đông khác khiến cho việc phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông trong công ty con có sự khác nhau.

Mặc dù mô hình này vẫn tồn tại khuyết điểm, tuy nhiên với những ưu điểm mà Holding Company mang lại thì đây vẫn là một loại hình kinh doanh được ưa chuộng và lựa chọn thành lập doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

6. Lợi thế của Holding Company là gì?

Holding Company là hình thức tồn tại đặc biệt không nằm trong Luật Doanh nghiệp 2015. Do đó, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Holding Company được đăng ký dưới hình thứ công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Các lợi thế của Holding Company gồm có:

6.1. Được bảo vệ khỏi thua lỗ

Vai trò của Holding Company là đầu tư, điều hành, giám sát các công ty con. Do đó, các Holding Company gần như không tham gia vào hoạt động của các công ty trực thuộc.

Nếu công ty con xảy ra thua lỗ, Holding Company sẽ chỉ bị ảnh hưởng một phần chứ không quá nghiêm trọng. Không những vậy, nếu công ty con trực thuộc Holding Company bị phá sản, chủ nợ cũng không thể xâm phạm, đòi bồi thường hay hoàn trả tài sản với Holding Company.

6.2. Dễ dàng phát triển nhiều ngành nghề và lĩnh vực

Hiện nay, các công ty đa ngành nghề, lĩnh vực không phải quá hiếm. Tuy nhiên, số lượng các ngành nghề này thường chỉ giữ ở mức độ vừa phải do không có đủ nguồn lực để điều hành và phát triển.

Vì vậy, chỉ khi tồn tại dưới dạng Holding Company, các doanh nghiệp mới có thể phát huy tối đa các ngành nghề, lĩnh vực,... thuộc sở hữu riêng. Không những vậy, các ngành nghề, lĩnh vực phát triển này cũng không bị hạn chế do trực thuộc một công ty con riêng biệt.

6.3. Chuyển nhượng tài sản dễ dàng

Các công ty con trực thuộc Holding Company hoạt động độc lập với nhau nên rất thuận lợi cho việc chuyển giao tài sản. Thủ tục tiến hành cũng nhanh chóng và tối ưu hơn rất nhiều so với các mô hình công ty đa lĩnh vực.

các lợi thế của mô hình holding company
Một trong những lợi thế của mô hình Holding Company là chuyển nhượng tài sản dễ dàng

6.4. Giảm bớt nghĩa vụ thuế chung của cả tập đoàn

Nếu tổng hợp tất cả các khoản thuế chung của tập đoàn, mức thuế sẽ vô cùng lớn. Do đó mà nếu đặt các khoản thuế này tại công ty con trực thuộc, thì mức thuế suất có thể giảm đi tương đối nhiều trong khi Holding Company vẫn không vi phạm các nghĩa vụ đóng thuế.

7. Ví dụ mô hình Holding Company tại Việt Nam

Ví dụ điển hình của mô hình Holding Company tại Việt Nam là Vingroup. Vingroup không phải là công ty hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định mà là Tập đoàn kinh tế đa ngành sở hữu nhiều chuỗi công ty con lớn nhỏ, các thương hiệu nổi tiếng như:

  • Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có bệnh viện Vinmec.

  • Lĩnh vực giáo dục có hệ thống giáo dục Vinschool.

  • Lĩnh vực bất động sản có loạt hệ thống nhà Vinhomes.

  • Lĩnh vực giao thông có xe Vinfast.

Vingroup nắm giữ vai trò điều hành và có thể thay đổi cơ cấu của các công ty, thương hiệu trực thuộc để phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong tương lai. Ví dụ như việc Vingroup đã bán thương hiệu chuỗi bán lẻ Vinmart cho Tập đoàn Masan vì thấy không phù hợp với định hướng của tập đoàn.

Chắc hẳn bạn đã hiểu về mô hình Holding Company là gì và các vấn đề liên quan. Tuy rằng mô hình này vẫn còn tồn tại một vài hạn chế, song chúng ta không thể phủ nhận lợi ích và những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về Holding Company, và mang đến cái nhìn rõ ràng, khách quan hơn về mô hình doanh nghiệp này. Từ đó có thể xây dựng cho mình kiến thức nền tảng cũng như định hướng kinh doanh trong tương lai.

Xem thêm:

Mẫu CV hot theo ngành nghề