Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 27/05/2024 20:28:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Kỹ sư cơ khí làm gì? Cơ hội việc làm lương cao không nên bỏ lỡ

Cơ khí được xem là xương sống của các ngành công nghiệp và kỹ sư cơ khí chính là một vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành. Vị trí này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của kinh tế, xã hội. Cùng job3s tìm hiểu chi tiết về ngành này, các công việc, cơ hội nghề nghiệp, lương bổng… Qua đó, bạn sẽ hiểu thêm về ngành cũng như các cơ hội tiềm năng của nó.

1. Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí là người đã tốt nghiệp bằng kỹ sư trong ngành cơ khí. Họ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy móc cơ khí. Ngành này phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: ô tô, hàng không, dây chuyền - máy móc sản xuất, robot, vũ khí, đồ gia dụng…

Để trở thành một kỹ sư cần phải được đào tạo chuyên môn từ các trường cao đẳng, đại học. Các khối ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo, công nghệ tự động… đều sẽ cho “ra lò” những kỹ sư chất lượng, phục vụ cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị cơ khí
Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị cơ khí

2. Kỹ sư cơ khí làm gì? Những nhiệm vụ cần phụ trách

Nhắc đến kỹ sư cơ khí, nhiều người nghĩ rằng họ thường đảm nhiệm vai trò thiết kế các thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, ngành này có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau, cụ thể:

2.1. Hoàn thiện từ A-Z sản phẩm cơ khí

Một kỹ sư cơ khí có thể thực hiện từ A-Z quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh:

  • Lên ý tưởng về sản phẩm cơ khí.

  • Thiết kế, phân tích bản vẽ kỹ thuật về máy móc, thiết bị.

  • Gia công, giám sát quá trình gia công cơ khí, khắc phục các lỗi nếu có trong quá trình sản xuất.

  • Lắp đặt và thử nghiệm, nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Bạn có thắc mắc các sản phẩm cụ thể của mà ngành kỹ sư cơ khí chế tạo ra là gì? Có thể kể đến một số máy móc thiết bị phổ biến như:

  • Máy móc công nghiệp: Máy cắt CNC, máy khoan, máy tiện, máy khoan, máy phay…

  • Linh kiện, bộ phận cơ khí: bánh răng, ốc vít, puly, vòng bi, bu lông…

  • Vật liệu cơ khí: Sắt, đồng, nhôm, hợp kim…

  • Các thiết bị chuyển động trong máy móc và các thiết bị công nghiệp: Bơm, hộp số, động cơ điện, cầu chuyển động…

  • Thiết bị và các máy móc ngành xây dựng: Máy ủi, máy xúc, máy đầm đất, máy công trình, …

  • Các thiết bị kiểm tra, đo lường: Máy kiểm tra độ cứng, máy đo chiều dài, máy đo độ chính xác…

  • Các thiết bị an toàn, bảo vệ: Đồ bảo hộ, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, …

  • Các thiết bị trong ngành công nghiệp ô tô: phụ kiện ô tô, lắp ráp ô tô,...

  • Các thiết bị xử lý nhiệt: Lò nhiệt, máy rèn, lò nung, linh kiện kim loại….

Và hàng loạt các sản phẩm khác để phục vụ công nghiệp và đời sống. Có thể thấy, kỹ sư cơ khí đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp, kiến tạo những sản phẩm phục vụ hiệu quả cho nhiều ngành nghề.

Thiết kế là công việc điển hình của một kỹ sư ngành cơ khí
Thiết kế là công việc điển hình của một kỹ sư ngành cơ khí

2.2. Vận hành máy móc và thiết bị cơ khí

Kỹ sư cơ khí làm gì? Họ sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành hệ thống máy móc cho nhà xưởng, cho công trình. Họ là người chịu trách nhiệm chính cho quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất. Từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả như ý.

2.3. Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí

Khi máy móc có sự cố hư hỏng, các kỹ sư cơ khí cũng có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa. Hệ thống máy móc cơ khí thường vận hành liên tục. Do đó chúng cần được theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên. Các sự cố lỗi phải được khắc phục ngay lập tức nhằm đảm bảo tuổi thọ, khả năng hoạt động của máy móc thiết bị.

Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí
Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí

2.4. Cải tiến máy móc, thiết bị

Theo thời gian, yêu cầu của ngành công nghiệp cũng tăng lên. Hệ thống máy móc dây chuyền cũ sẽ khó đáp ứng được các nhu cầu mới trong sản xuất. Do đó, các kỹ sư ngành cơ khí sẽ không ngừng tìm tòi giải pháp nâng cấp, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị.

2.5. Các công việc khác

Ngoài những công việc nêu trên, còn rất nhiều những việc bên lề mà một kỹ sư cơ khí có thể đảm nhiệm. Ví dụ như đề xuất sáng kiến về dây chuyền sản xuất, đào tạo nhân sự, báo cáo công việc định kỳ…

Tùy vào từng đặc thù công việc mà sẽ có sự phân công khác nhau. Mục đích cuối cùng là đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của các thiết bị cơ khí mà kỹ sư đó đang đảm nhiệm, cũng như góp phần phát triển toàn bộ ngành cơ khí.

Xem thêm: Thợ Cơ Khí Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Công Việc Của Thợ Cơ Khí

3. Ngành kỹ sư cơ khí có những cơ hội nghề nghiệp nào?

Theo báo cáo từ Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, hiện nay ngành cơ khí đang chiếm 25% thị phần việc làm. Điều này đã cho thấy nhu cầu nhân sự đặc biệt cao của ngành. Vậy một kỹ sư thì có thể đảm nhiệm những vị trí nào? Có rất nhiều phân khúc công việc để lựa chọn:

3.1. Kỹ sư thiết kế

Đây là một vị trí khá hấp dẫn của ngành kỹ sư cơ khí. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo và am hiểu chuyên môn cao. Do đó không phải ai cũng làm được. Các kỹ sư thiết kế sẽ lên ý tưởng, tham gia vào khâu nghiên cứu, thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho hệ thống máy móc và thiết bị. Đây là nền tảng để quá trình gia công cơ khí diễn ra thuận lợi và sản phẩm có tính ứng dụng cao.

Nếu đảm nhiệm vị trí này, có thể làm việc tại các doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị cơ khí hoặc là các công ty chuyên về thiết kế cơ khí.

3.2. Kỹ sư điều hành

Vị trí này cũng là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi kỹ sư cơ khí làm gì. Các kỹ sư điều hành sẽ làm việc trực tiếp với dây chuyền sản xuất. Họ sẽ điều hành, hướng dẫn nhân viên sử dụng dây chuyền một cách hiệu quả nhất. Họ cũng chịu trách nhiệm quản lý quá trình vận hành của dây chuyền và phát hiện các sự cố hỏng hóc kịp thời, nhanh chóng.

Điều hành dây chuyền sản xuất
Điều hành dây chuyền sản xuất

3.3. Kỹ sư giám sát

Đây là những kỹ sư có trách nhiệm giám sát quá trình gia công cơ khí, sản xuất cơ khí. Họ thường làm việc ở các nhà máy và xưởng sản xuất. Họ cũng có thể làm ở viện nghiên cứu. Nhờ quá trình giám sát hiệu quả mà các sản phẩm cơ khí được gia công sản xuất đúng với tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật nhất.

3.4. Cán bộ tư vấn, chuyển giao công nghệ

Vị trí này sẽ đảm nhiệm những công việc liên quan đến chuyển giao công nghệ ngành cơ khí:

  • Tư vấn quy trình chuyển giao công nghệ cho các nhà máy, xí nghiệp.

  • Chuyển giao thiết bị sản xuất, dây chuyền sản xuất.

  • Training về cách thức hoạt động của dây chuyền sản xuất cho nhà máy, công ty…

Vị trí này có thể làm việc ở Viện nghiên cứu hoặc là Văn phòng tư vấn - chuyển giao công nghệ.

3.5. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Vị trí này đảm nhiệm việc giảng dạy chuyên môn và truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí. Những cán bộ giảng dạy có thể làm việc ở các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học cao đẳng. Hiện nay, hầu hết các giảng viên cơ khí đều đảm nhiệm 2-3 vị trí cùng lúc. Họ đa phần đều đang làm việc chuyên môn ngành cơ khí ở nhiều doanh nghiệp và tham gia giảng dạy song song.

Không chỉ tại Việt Nam ngành cơ khí mới có độ hot. Nhu cầu nhân lực ngành này ở nước ngoài cũng rất cao. Vì vậy, chọn ngành cơ khí và vị trí kỹ sư cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn xuất khẩu lao động và nhận được mức đãi ngộ tốt nhất.

Nghiên cứu giảng dạy là một hướng đi tốt của kỹ sư ngành cơ khí
Nghiên cứu giảng dạy là một hướng đi tốt của kỹ sư ngành cơ khí

4. Yêu cầu cơ bản của một kỹ sư cơ khí là gì?

Không hề đơn giản để có thể trở thành một kỹ sư giỏi. Để được các doanh nghiệp săn đón cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn:

  • Yêu cầu bằng cấp chuyên môn từ đại học trở lên. Bằng cấp phải thuộc chuyên ngành cơ khí.

  • Yêu cầu học vấn, hiểu biết, am hiểu sâu sắc kiến thức chuyên ngành cơ khí và phải có các kỹ năng như tin học, biết sử dụng phần mềm thiết kế…

  • Tính cách cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và có kỷ luật cao.

  • Yêu nghề, có niềm đam mê mãnh liệt với nghề, với các loại máy móc kỹ thuật.

  • Luôn có sự tìm tòi, sáng tạo và đổi mới để có thể linh hoạt thay đổi theo nhu cầu thực tế.

5. Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu? Trình độ càng giỏi thu nhập càng cao!

Nếu bạn kỳ vọng mức lương kỹ sư cơ khí mới ra trường cao thì sẽ là điều không dễ. Tuy nhiên, nếu bạn có trên 2 năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tin về mức thu nhập của mình.

Kỹ sư cơ khí lương bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm làm việc thực tiễn:

  • Lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường: Từ 8 - 12 triệu.

  • Lương dành cho người có 1 - 2 năm kinh nghiệm: 12 - 15 triệu.

  • Lương dành cho người có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm: 13 - 18 triệu.

  • Lương dành cho người trên 5 năm kinh nghiệm: 20 - 30 triệu.

Thu nhập của kỹ sư là rất cao, lương tăng theo kinh nghiệm làm việc
Thu nhập của kỹ sư là rất cao, lương tăng theo kinh nghiệm làm việc

6. Tìm việc làm ngành cơ khí ở đâu nhanh chóng, uy tín nhất?

Với thị trường lao động rộng mở, cơ hội để sinh viên ngành cơ khí kiếm được việc khi ra trường là rất cao. Tại job3s, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với hàng nghìn cơ hội việc làm cơ khí. Mỗi ứng viên sẽ nhanh chóng tìm được vị trí tuyển dụng phù hợp với kỹ năng, trình độ chuyên môn của bản thân.

Các nhà tuyển dụng tại job3s có từ Nam đến Bắc, có công ty Việt Nam và cả những doanh nghiệp nước ngoài. Thông tin tuyển dụng minh bạch, rõ ràng, cụ thể về công việc, quyền lợi, chế độ. Thông qua công cụ tìm kiếm và chọn lọc của chúng tôi, bạn sẽ nhanh chóng kết nối được với công việc phù hợp.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu kỹ sư cơ khí là gì cũng như các công việc mà một kỹ sư có thể đảm nhiệm. Với một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ như nước ta, chọn ngành này là một cơ hội tuyệt vời và an toàn để bạn có thể đứng vững trong thị trường lao động. Nhanh chóng truy cập ngay job3s và tìm cho mình một công việc phù hợp.

Xem thêm: Ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy Là Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Trong Tương Lai

Mẫu CV hot theo ngành nghề