Đóng góp bởi: Johan Đức Lê
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 26/03/2024 14:04:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
9 phút đọc

Bỏ túi cách xử lý máy tính bị đơ không thao tác được cực dễ dàng

Tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được là một vấn đề phổ biến khi sử dụng máy tính. Điều này thường xảy ra đột ngột, gây ra sự phiền toái lớn đặc biệt khi bạn đang làm việc quan trọng mà chưa kịp lưu lại dữ liệu. Một số người dùng thường chọn cách tắt nguồn máy tính và khởi động lại để khắc phục tình trạng này.

1. Lý do bị đơ không thao tác được

Máy tính bị đơ không thao tác được thường do nhiều nguyên nhân, tùy vào từng tình huống sẽ có cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những lý do thường gặp bao gồm:

1.1. Do virus

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho laptop gặp phải tình trạng đơ là do nhiễm virus. Đặc biệt là virus chiếm dung lượng lưu trữ RAM. Các virus này thường được tạo ra khi người dùng truy cập vào các trang web không an toàn. Chúng đợi để tấn công và xâm nhập vào hệ thống.

Sử dụng các thiết bị trao đổi dữ liệu như USB, thẻ nhớ cũng có thể là nguồn lây lan của virus. Chúng sẽ bám vào các tập tin trong thiết bị và tự động kích hoạt khi kết nối với laptop. Việc tải xuống các phần mềm không rõ nguồn cũng là một cách phổ biến để máy tính bị nhiễm virus. Các tập tin này thường chứa các mã độc hại mà người dùng không nhận biết được.

Virus có thể khiến máy tính bị đứng
Virus có thể khiến máy tính bị đứng

1.2. Hệ thống tản nhiệt kém

Khi sử dụng laptop trong một khoảng thời gian dài, quạt thông gió thường bị bám đầy bụi bẩn và các vật thể nhỏ, từ môi trường xung quanh. Điều này khiến cho quạt không thể hoạt động hiệu quả. Từ đó gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống tản nhiệt của máy tính.

Nếu laptop của bạn đã sử dụng trong một thời gian dài mà không làm sạch quạt. Hệ thống tản nhiệt sẽ không hoạt động tốt, dẫn đến việc máy tính nóng lên và có thể bị đơ.

Hệ thống tản nhiệt liên quan đến hiệu suất máy tính
Hệ thống tản nhiệt liên quan đến hiệu suất máy tính

1.3. Dung lượng RAM quá ít

RAM (Random Access Memory) đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu trên máy tính. Nếu dung lượng RAM trên máy tính quá ít, máy sẽ gặp phải các vấn đề về hiệu suất. Khi RAM bị thiếu, máy tính sẽ không đủ không gian để lưu trữ và xử lý thông tin. Từ đó dẫn đến hiện tượng giật lag khi thực hiện các tác vụ đơn giản như mở ứng dụng hay trình duyệt web.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra hiện tượng máy tính bị đơ không thao tác được do không có đủ dung lượng để xử lý. Do đó, việc duy trì một lượng RAM đủ lớn là quan trọng để đảm bảo máy tính hoạt động hiệu quả.

1.4. Lỗi card màn hình

Nguyên nhân gây ra việc máy tính bị đơ không thao tác được thường liên quan đến card đồ họa không phù hợp. Điều này thường xảy ra đặc biệt trong các lĩnh vực như xây dựng, thiết kế, dựng phim. Do người dùng phải sử dụng các phần mềm đòi hỏi cấu hình cao.

Nếu card đồ họa không đủ mạnh, việc thực hiện các tác vụ đồ họa cao như hình ảnh, video sẽ dẫn đến hiện tượng giật lag, mờ nhòe trên màn hình. Điều này không chỉ gây phiền toái cho người sử dụng mà còn khiến cho quá trình làm việc trở nên khó khăn.

Lỗi card màn hình khiến màn hình máy tính bị đơ không thao tác được
Lỗi card màn hình khiến màn hình máy tính bị đơ không thao tác được

1.5. Phần cứng quá lỏng lẻo

Nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được có thể xuất phát từ việc laptop của bạn đã trải qua nhiều lần sửa chữa. Nếu các thợ sửa chữa không có kỹ thuật tốt có thể làm ảnh hưởng đến bo mạch chính và các bộ phận khác trên máy tính.

Nếu quá trình lắp đặt không chính xác sẽ khiến cho các bộ phận không hoạt động một cách mượt mà như ban đầu. Từ đó gây ra hiện tượng máy tính bị đơ thường xuyên, hỏng hóc và hư hại cho các bộ phận khác của máy. Tốt nhất nên kiểm tra và sửa chữa máy tính bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Phần cứng lỏng lẻo là nguyên nhân máy bị đơ
Phần cứng lỏng lẻo là nguyên nhân máy bị đơ

2. Cách tắt nguồn laptop khi bị đơ nhanh chóng

Khi máy tính bị đơ không thao tác được và không thể tắt nguồn bằng các phương pháp thông thường. Bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để giải quyết vấn đề hiệu quả:

2.1. Sử dụng phím cứng

Để tắt nguồn bằng phím cứng bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn vào phím nguồn trên máy tính và thả ra, bạn có thể nhận thấy máy tính chuyển sang chế độ ngủ.

Nhấn phím cứng để máy chuyển sang chế độ ngủ
Nhấn phím cứng để máy chuyển sang chế độ ngủ

Bước 2: Giữ phím nguồn trong khoảng 2 đến 3 giây. Khi máy tính bắt đầu tắt và các đèn tín hiệu tắt, bạn có thể chắc chắn rằng máy tính đã hoàn tất quá trình tắt nguồn.

Giữ phím cứng 2 đến 3 giây để tắt nguồn
Giữ phím cứng 2 đến 3 giây để tắt nguồn

Xem thêm: APK Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Nhanh Chóng, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên

2.2. Dùng Task Manager

Khi máy tính bị đơ không thao tác được và không thể tắt nguồn bằng cách thông thường bạn có thể sử dụng Task Manager, dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím "Ctrl+Alt+Delete".

Chọn Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager
Chọn Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager

Bước 2: Sau đó chọn "Task Manager" từ danh sách các tùy chọn xuất hiện.

Chọn mục Task Manager trên menu
Chọn mục Task Manager trên menu

Bước 3: Trong mục Processes chọn ứng dụng đang xảy ra sự cố.

Mở mục Processes trong Task Manager
Mở mục Processes trong Task Manager

Bước 4: Chọn trình duyệt đang bị đơ và nhấn "End Task".

Nhấn End Task để kết thúc quy trình
Nhấn End Task để kết thúc quy trình

3. Lưu ý tắt nguồn khi máy tính bị đơ

Để ngăn chặn tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được bạn cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:

3.1. Nâng cấp RAM

Việc thay mới hoặc nâng cấp RAM cho máy tính là một cách hiệu quả để mở rộng không gian lưu trữ. Từ đó cải thiện tốc độ xử lý dữ liệu và tăng hiệu suất hoạt động của máy tính. Sau khi nâng cấp máy tính sẽ chạy mượt hơn, đáp ứng nhanh chóng các tác vụ đa nhiệm và ứng dụng nhiều tài nguyên.

Nâng cấp RAM giúp máy tính hoạt động hiệu quả
Nâng cấp RAM giúp máy tính hoạt động hiệu quả

3.2. Cập nhật hệ điều hành

Sử dụng hệ điều hành cũ thường là nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được. Do đó, cập nhật hệ điều hành thường xuyên là một biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó, việc quét virus hàng ngày cũng là một bước quan trọng để loại bỏ các phần mềm độc hại có thể xâm nhập vào máy tính.

Người dùng có thể sử dụng các chương trình diệt virus đáng tin cậy hiện nay như Symantec Endpoint Protection, AVG Antivirus, hoặc Kaspersky Antivirus. Những phần mềm này không chỉ giúp phát hiện và loại bỏ virus mà còn cung cấp các tính năng bảo vệ toàn diện cho hệ thống của bạn.

3.3. Thay ổ cứng SSD mới

Nếu bạn vẫn đang sử dụng ổ cứng HDD truyền thống thì hãy cân nhắc nâng cấp lên loại ổ cứng SSD. Việc chuyển sang SSD sẽ mang lại cho bạn dung lượng lớn hơn, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của máy tính. Tốc độ truy xuất dữ liệu của SSD nhanh hơn giúp các ứng dụng hoạt động mượt mà.

Nên cập nhật ổ cứng SSD cho máy tính
Nên cập nhật ổ cứng SSD cho máy tính

3.4. Sử dụng System File Checker (SFC)

Khi máy tính bị đơ không thao tác được hoặc hỏng file hệ thống, bạn có thể kiểm tra và sửa chữa lỗi bằng System File Checker (SFC). Dưới đây là cách thực hiện:

Bước 1: Mở Command Prompt với quyền quản trị bằng cách nhấn phím Windows trên bàn phím. Sau đó nhập "cmd", nhấn chuột phải vào "Command Prompt", chọn "Run as administrator".

Chọn Run as administrator để kiểm tra lỗi
Chọn Run as administrator để kiểm tra lỗi

Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh "sfc /scannow" và nhấn "Enter", sau đó đợi máy tính kiểm tra hệ thống.

Nhập lệnh sfc /scannow để kiểm tra hệ thống
Nhập lệnh sfc /scannow để kiểm tra hệ thống

Bước 3: Khi quá trình kiểm tra và sửa chữa hoàn tất, khởi động lại máy tính để áp dụng các thay đổi.

Khởi động lại máy tính để sử dụng
Khởi động lại máy tính để sử dụng

3.5. Vệ sinh máy tính định kỳ

Để đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động hiệu quả, việc vệ sinh máy tính định kỳ là rất quan trọng. Lịch trình vệ sinh 6 đến 12 tháng một lần giúp loại bỏ bụi và bẩn tích tụ trên quạt và tăng hiệu suất tản nhiệt của máy.

Ngoài việc tăng hiệu suất tản nhiệt, việc vệ sinh và kiểm tra máy tính định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Các vấn đề như ổ cứng hỏng, loa bị hỏng có thể được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Nên vệ sinh máy tính định kỳ
Nên vệ sinh máy tính định kỳ

Xem thêm: Card Màn Hình Là Gì? Đừng Coi Thường Những Chức Năng Nhỏ Mà Có Võ

3.6. Tắt bớt ứng dụng chạy ngầm

Trong quá trình sử dụng máy tính, có thể có nhiều ứng dụng đang chạy ngầm mà bạn không nhận ra, gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống bằng các bước sau:

Bước 1: Nhấn "Windows + R" mở hộp thoại Run, nhập lệnh “msconfig” và nhấn "OK" để mở cửa sổ System Configuration.

Nhập msconfig và nhấn OK
Nhập msconfig và nhấn OK

Bước 2: Trong cửa sổ System Configuration, chuyển đến "tab Service". Tại đây, bạn có thể chọn "Hide all Microsoft services" để ẩn các dịch vụ của Microsoft, chỉ hiển thị các dịch vụ của bên thứ ba. Hoặc bạn cũng có thể chọn "Disable all" để vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ.

Chọn Hide all Microsoft services để ẩn dịch vụ
Chọn Hide all Microsoft services để ẩn dịch vụ

Để xác định các phần mềm chiếm nhiều dung lượng CPU và tắt chúng:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar, chọn "Task Manager". sau đó chọn tab "Processes" hoặc "Details" để xem các tiến trình đang chạy trên máy tính của bạn.

Chọn Processes hoặc Details để kiểm tra tiến trình
Chọn Processes hoặc Details để kiểm tra tiến trình

Bước 2: Duyệt qua danh sách các tiến trình và xác định các ứng dụng không cần thiết cũng như đang chiếm nhiều tài nguyên hệ thống. Bạn có thể tắt chúng bằng cách nhấn chuột phải và chọn "End task".

Nhấn End task để xác nhận
Nhấn End task để xác nhận

Bước 3: Sau khi tắt các ứng dụng không cần thiết, bạn nên khởi động lại máy tính để kiểm tra xem hiệu suất của máy còn giật lag hay không.

Khởi động lại máy tính sau khi tắt ứng dụng chạy ngầm
Khởi động lại máy tính sau khi tắt ứng dụng chạy ngầm

3.7. Xóa phần mềm gây xung đột

Nếu bạn gặp tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được sau khi cài đặt một phần mềm mới. Nguyên nhân có thể do phần mềm này gây xung đột và làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, có thể áp dụng phương pháp sau:

Bước 1: Mở Start menu hoặc nhấn tổ hợp phím "Windows + R", sau đó chọn "Control Panel" và nhấn "Enter".

Nhất Windows + R để mở Control Panel
Nhất Windows + R để mở Control Panel

Bước 2: Trong cửa sổ Control Panel, chọn mục "Programs", sau đó chọn "Programs and Features".

Chọn Programs and Features để gỡ cài đặt
Chọn Programs and Features để gỡ cài đặt

Bước 3: Tìm và kích chuột phải vào phần mềm mà bạn muốn gỡ cài đặt. Sau đó, chọn "Uninstall" và nhấn "OK" trên màn hình để hoàn tất quá trình gỡ cài đặt.

Chọn phần mềm muốn gỡ cài đặt và nhấn Uninstall
Chọn phần mềm muốn gỡ cài đặt và nhấn Uninstall

4. Cách xử lý máy tính bị đơ không thao tác được không cần tắt máy

Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được mà không cần tắt nguồn thì có thể tham khảo những phương pháp sau:

4.1. Chờ đợi một lúc

Khi gặp tình trạng máy tính bị đơ không thao tác được, bạn không nên ngay lập tức tắt nguồn máy. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và đợi một chút. Có thể máy đang gặp phải các tác vụ phức tạp đang được xử lý. Hãy cho máy một vài phút để hoàn thành quá trình giải phóng tài nguyên như RAM và CPU.

4.2. Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy tính

Sự cố máy tính bị đơ không thao tác được có thể xuất phát từ các thiết bị ngoại vi mà bạn đang kết nối vào máy tính. Bao gồm USB, ổ cứng gắn ngoài, điện thoại di động, bàn phím hoặc chuột.

Trong tình huống như vậy, bạn nên thử ngắt kết nối từng thiết bị một và quan sát kết quả. Nếu sau khi ngắt kết nối một thiết bị mà máy tính hoạt động bình thường trở lại, thì chính thiết bị đó là nguyên nhân gây ra sự cố.

Kiểm tra các thiết bị kết nối máy tính
Kiểm tra các thiết bị kết nối máy tính

4.3. Kiểm tra hoạt động điều hành Windows

Để kiểm tra trạng thái hoạt động của máy tính, bạn có thể sử dụng một phương pháp đơn giản là bấm phím Num Lock hoặc Caps Lock. Sau đó quan sát đèn LED tương ứng trên bàn phím. Nếu đèn LED bật hoặc tắt như thông thường, thì hệ điều hành Windows vẫn đang hoạt động.

4.4. Đặt lại trình điều khiển đồ họa

Khắc phục một số sự cố trên hệ điều hành Windows có thể sử dụng tính năng đặt lại trình điều khiển đồ họa của thiết bị. Cách làm này chỉ khả thi khi hệ điều hành vẫn đang chạy và bạn có thể sử dụng bàn phím.

Chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + Ctrl + Shift + B thì trình điều khiển đồ họa sẽ được đặt lại. Trong quá trình này, màn hình máy tính có thể chuyển sang màu đen một hoặc hai lần.

Nhấn Windows + Ctrl + Shift + B để cài đặt lại đồ họa
Nhấn Windows + Ctrl + Shift + B để cài đặt lại đồ họa

Vấn đề máy tính bị đơ không thao tác được có thể do nhiều yếu tố như lỗi phần mềm hoặc vấn đề phần cứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể người dùng có thể thử các phương pháp như khôi phục hệ thống hay cập nhật phần mềm. Nếu sau khi thực hiện vẫn không giải quyết được tình trạng này hãy đem máy đến các cửa hàng sửa chữa uy tín.