Card màn hình là gì? Đừng coi thường những chức năng nhỏ mà có võ

Đóng góp bởi:   Johan Đức Lê
Thứ Năm, 07/03/2024 13:19:00 +07:00
Card màn hình là gì là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng máy tính. Thực tế, đây chính là một bộ phận có chức năng chính là xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, ví dụ như: Hình ảnh, video trên máy tính. Qua đó đem lại những sản phẩm với chất lượng vượt trội cùng độ phân giải tốt hơn.

1. Card đồ họa hay card màn hình là gì?

Card màn hình hay card đồ họa còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Graphics card. Loại card này được sử dụng với chức năng chính là xử lý các thông tin liên quan đến hình ảnh, video trên máy tính. Cụ thể, loại card này sẽ xử lý về màu sắc, độ tương phản, chi tiết độ phân giải. Đây chính là đáp án phù hợp nhất cho câu hỏi card màn hình là gì.

Khi sử dụng Card đồ họa, bạn sẽ có cho mình những hình ảnh sống động, sắc nét và đảm bảo hơn về từng chi tiết. Điều này không thể có được nếu như CPU chỉ xử lý một mình. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất nhằm quyết định sức mạnh của card màn hình chính là bộ xử lý đồ họa hay còn có tên tiếng Anh là Graphic Processing Unit (GPU).

Bộ phận này có nhiệm vụ riêng biệt chính là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của chiếc máy tính. Nói một cách tổng quát hơn, card màn hình sẽ quyết định khá nhiều về việc chơi game, đồ họa, học tập trên máy tính có tốt hay không.

card màn hình là gì
Card màn hình hỗ trợ người dùng trong việc thiết kế đồ họa

2. 12 Thông số cần chú ý của card màn hình

Nếu muốn sử dụng card và có được những trải nghiệm tốt nhất, ngoài việc quan tâm đến card màn hình là gì bạn cũng nên tìm hiểu về các thông số cần chú ý, cụ thể như sau:

  • GPU – Đơn vị xử lý đồ họa: Phần này có vai trò vô cùng quan trọng đối với card màn hình. Bởi nó chính là con chip cốt lõi hoạt động với nhiệm vụ xử lý các lệnh cho hình ảnh được hiển thị trên màn hình.

  • Core Speed: Đây chính là xung nhịp, với các thông số thể hiện tốc độ xử lsy các lệnh của đơn vị xử lý đồ họa GPU. Mặc dù hai VGA có xung nhịp tương đương nhau nhưng chưa chắc xét về hiệu năng nó đã giống nhau, bởi nó còn phụ thuộc vào những thông số khác.

  • Boost Speed: Thông số này hay còn được mọi người gọi là xung boost. Thực tế, thông số này hỗ trợ và giúp card màn hình có thể chạy ở xung nhịp cao hơn so với các số liệu cơ bản. Thế nhưng, việc tăng tốc độ cũng đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng theo.

  • CUDA Core: Đây là thông số kiến trúc của thiết bị tính toán hợp nhất, kiến trúc tính toán song song được NVIDIA phát triển. Loại kiến trúc này có cơ cấu giống lõi tứ, lõi kép của CPU (CUDA Core này sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý các dữ liệu vào ra của GPU).

  • Video Memory: Đây chính là bộ nhớ đồ họa giúp thể hiện dung lượng bộ nhớ tạm thời của card màn hình. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng bộ nhớ với dung lượng càng cao thì các phần mềm sẽ có thêm không gian để thực hiện các hiệu năng. Ngoài ra, bộ nhớ đồ họa càng cao sẽ giúp sử dụng đa màn hình một cách hiệu quả hơn.

  • Memory Type: Thông số này biểu thị loại bộ nhớ sử dụng cho VGA, thông thường bộ nhớ GDDR sẽ được trang bị bởi VGA. Đặc biệt, các thế hệ bộ nhớ được ra đời sau thì tốc độ băng thông luôn được trang bị tốt hơn. Tuy nhiên, thông số này sẽ không liên quan với bộ nhớ trong DDR của RAM.

  • Memory Speed: Chính là tốc độ bộ nhớ RAM của card đồ họa VGA. Hiểu một cách đơn giản, thông số này chính là tốc độ mà VGA cần để truy cập vào dữ liệu trên RAM. Qua thông số trên, người dùng sẽ dễ dàng chọn được VGA phù hợp.

  • Memory Bus Width: Bus hay còn được người dùng gọi là bộ nhớ, đây cũng chính là một trong các nhân tố gây ảnh hưởng đến hiệu năng VGA. Với Bus càng cao thì khả năng card màn hình truyền tải dung lượng dữ liệu sẽ càng lớn hơn. Vậy nên, nó vẫn thường được xem là mức tải trọng của một chiếc card nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin.

  • Memory Bandwidth: Loại băng thông bộ nhớ này có các thông số giúp thể hiện tốt hơn khả năng truyền tải dữ liệu. Thông thường, các chỉ số Memory Bandwidth càng cao thì card đồ họa sẽ có hiệu năng được nâng cấp tốt hơn.

  • SLI (NVIDIA)/Crossfire (AMD): Với khả năng có thể ghép từ 2 card đồ họa VGA cùng chạy song song, SLI và AMD sẽ giúp tăng hiệu năng của card màn hình một cách đáng kể. Nhờ vậy, người dùng sẽ có thêm những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.

  • VR (Virtual Reality) Ready: Công nghệ thực tế ảo này giúp người dùng có thể nhập vai tốt hơn bằng chính các giác quan của mình trong một thế giới ảo. Công nghệ này khá mới và có khả năng sẽ được phổ biến hơn nữa trong tương lai.

  • Cổng kết nối: Thông số này cũng quan trọng không kém đối với card đồ họa. Bởi cổng kết nối chính là khe cắm được sử dụng để kết nối card màn hình cùng các loại thiết bị khác. Ngày nay, hầu hết các card màn hình đều được sử dụng loại cổng PCI Express 2.0 x16, PCI Express 3.0 x16.

Cần lưu ý các thông số của card màn hình
Bạn cần ghi nhớ các thông số của card màn hình để hiểu rõ chức năng

Xem thêm: Azota Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Các Tính Năng Nổi Bật Không Phải Ai Cũng Biết

3. Phân loại các loại card đồ họa

Sau khi đã biết được card màn hình là gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về phân loại của sản phẩm này qua nội dung sau:

3.1. Card đồ họa tích hợp sẵn trên main

Khá nhiều người dùng sau khi tìm hiểu card màn hình là gì thường tiếp tục tham khảo về loại Card này được tích hợp sẵn trên main. Loại card được tích hợp sẵn này thường có thiết kế nhỏ gọn với khả năng tiết kiệm điện năng vượt trội cùng giá thành rẻ hơn so với card đồ họa chuyên dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết về card màn hình tùy theo loại CPU, bao gồm:

  • Pentium N5000 được tích hợp card đồ họa Intel UHD Graphics 605 với kiến trúc Gen9.

  • Intel Celeron G5905 là sản phẩm được tích hợp sẵn card đồ họa Intel® UHD Graphics 610.

  • Intel Xeon: Loại CPU này không hỗ trợ card đồ họa tích hợp sẵn trên main.

3.2. Card đồ họa rời

Ngoài việc tìm hiểu card màn hình là gì và loại card đồ họa tích hợp sẵn trên main, bạn cũng không nên bỏ qua loại card đồ họa rời. Thông thường, card rời vẫn có công dụng giống như card onboard. Thế nhưng, loại card này lại được thiết kế tác rời, độc lập và giúp hạn chế tình trạng ngốn RAM cũng như không phụ thuộc quá nhiều vào sức mạnh của CPU.

Hầu hết các loại card rời đều có riêng vi xử lý GPU và bộ tản nhiệt. Vậy nên sẽ hỗ trợ cực tốt cho bạn trong quá trình xử lý đồ họa. Cũng chính vì công năng vượt trội, loại card này có giá thành cao hơn nhiều so với các loại card tích hợp sẵn.

Đặc biệt, trên thị trường hiện nay AMD và NVIDIA đang là hai nhà sản xuất card màn hình lớn nhất. Trong đó, AMD ATI hỗ trợ chip xử lý trên card màn hình chính là VPU, còn NVIDIA lại gọi là GPU. Ngoài ra, cả hai đều không phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng mà lại thông qua bên thứ 3 là: Gigabyte, Asus, MSI,...

Card màn hình rời với các tính năng vượt trội giúp người dùng thiết kế tốt hơn
Card màn hình rời với các tính năng vượt trội giúp người dùng thiết kế tốt hơn

4. Nhận biết các loại card đồ họa rời dựa vào tên

Khi đã biết rõ về card màn hình là gì, chắc hẳn sẽ không quá khó để bạn nhận biết các loại card đồ họa. Thực tế, tên gọi của card đồ họa sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản, ví dụ như:

  • Card đồ họa thuộc thế hệ cũ hay mới.

  • Các dòng card màn hình này sẽ phù hợp với gamer hay nhà thiết kế đồ họa.

  • Loại card này nên dùng cho máy tính cây hay laptop.

  • Loại card trên có sức mạnh của chip đồ họa như thế nào.

Dưới đây là ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo, loại card NVIDIA GeForce GTX 940MX sẽ cung cấp các thông tin như sau:

  • NVIDIA chính là tên của hãng sản xuất

  • GeForce chính là dòng chip chuyên dùng để chơi game.

  • GTX là thuật ngữ thể hiện dòng sản phẩm này có hiệu năng mạnh hơn.

  • Dãy số 940 với số 9 nhằm chỉ thế hệ card đồ họa, còn 40 nhằm ám chỉ hiệu năng của card so với các loại cùng thế hệ.

Card đồ họa rời dành cho các gamer
Card đồ họa rời dành cho các gamer

5. Cách kiểm tra loại card đồ họa trên máy tính, laptop

Song song với việc tìm hiểu card màn hình là gì, nhiều người dùng vẫn thường quan tâm đến cách kiểm tra card đồ họa trên máy tính để đảm bảo hơn về trải nghiệm của mình. Bạn có thể kiểm tra thông qua 3 cách sau, bao gồm:

Hướng dẫn kiểm tra loại card màn hình bằng cách sử dụng trình quản lý thiết bị, cụ thể như sau: Vào ô tìm kiếm trên Taskbar của máy tính và gõ “Device Manager”. Sau khi mở lên bạn sẽ thấy tên của card đồ họa mà mình đang sử dụng.

Kiểm tra loại card màn hình bằng cách sử dụng trình quản lý thiết bị
Kiểm tra loại card màn hình bằng cách sử dụng trình quản lý thiết bị

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng công cụ chẩn đoán DirectX để biết được tên của card màn hình. Nhấn phím tắt Windows+ R để mở hộp thoại Run, tiếp đến hãy nhập “dxdiag” => "Display". Tiếp theo, hãy xem thông tin card được hiển thị trên màn hình.

Dùng công cụ chẩn đoán DirectX để kiểm tra tên card màn hình
Dùng công cụ chẩn đoán DirectX để kiểm tra tên card màn hình

Xem thêm: APK Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Nhanh Chóng, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên

6. Lưu ý cần biết khi lựa chọn Card đồ họa

Đa số người dùng trước khi chọn mua card đồ họa sẽ tìm hiểu về card màn hình là gì, cùng các lưu ý cần thiết như:

  • Nên chọn loại card đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình.

  • Nếu chọn mua card màn hình rời, hãy xem khe cắm PCI-e16 có được trang bị trên mainboard hay không.

  • Cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn card để xem kích thước, chiều dài có phù hợp với case PC hay không.

Nếu bạn đã tìm hiểu về card màn hình là gì và muốn mua nhưng lại đang phân vân giữa loại rời hay tích hợp, hãy xem bảng so sánh sau để có lựa chọn phù hợp:

Loại card màn hình

Card đồ họa tích hợp trên main

Card đồ họa rời

Ưu điểm

- CPU mạnh mẽ, hiệu năng vượt trội hỗ trợ trong học tập, làm việc.

- Card màn hình với thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng.

Khả năng xử lý mạnh hơn và giảm tối đa khối lượng công việc trên CPU.

Nhược điểm

- Nếu đặt cả CPU và GPD trên cùng chip thì cả hai bộ xử lý này đều sẽ bị giới hạn về hiệu năng và không thể đáp ứng nhu cầu đồ họa hay gaming.

- Chia sẻ bộ nhớ với hệ thống chính nên sẽ tốn dung lượng trên máy hơn.

Kích thước lớn nên cần có hệ thống hỗ trợ cho việc tản nhiệt, tiêu tốn điện năng khá nhiều.

Các đối tượng được hướng đến

Dành cho những ai có nhu cầu làm việc, giải trí cơ bản.

Dành cho các loại máy tính xách tay hoặc những người dùng chuyên nghiệp.

Giá thành

Giá thành thấp hơn.

Giá thành cao hơn.

Xem thêm:

Anonymous là gì

Anydesk là gì

bios là gì

Bitlocker là gì

Bluetooth là gì

Bộ nhớ đệm là gì

card màn hình là gì

Control Panel là gì

Reboot là gì

TPM 2.0 là gì

Nhìn chung, qua việc tìm hiểu card màn hình là gì sẽ hỗ trợ khá nhiều trong các hoạt động của cuộc sống, công việc đặc biệt là với những người thường xuyên dùng thiết kế. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý và lựa chọn loại Card thích hợp để đảm bảo hơn về tính năng khi sử dụng.
Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat