Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 17/04/2024 09:20:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Tế nhị là gì? Nghệ thuật góp ý tế nhị áp dụng trường hợp nào cũng đúng

Tế nhị là gì? Tế nhị là một phẩm chất vô cùng quan trọng, thể hiện sự khéo léo và nhẹ nhàng trong cách cư xử với những mối quan hệ xung quanh. Những người tế nhị thường rất tâm lý. Họ rất hiểu tâm lý người khác để từ đó đưa ra cách hành xử đúng mực nhất.

1. Hiểu rõ tế nhị là gì?

Tế nhị là gì? Tế nhị thể hiện là sự tinh tế, ý tứ, khéo léo và nhẹ nhàng trong cách cư xử thường ngày. Người tế nhị sẽ biết cách cư xử phù hợp nhất với những tình tiết nhỏ, sâu kín, khó nói hoặc không thể nói ra được một cách trực tiếp, giúp cho đối phương cảm thấy dễ chịu, hài lòng. Thông qua lời nói, hành động, với các mối quan hệ xã hội, người cư xử tế nhị luôn được lòng mọi người xung quanh.

Tế nhị là gì? Tế nhị là cách hành xử ý tứ, khéo léo giúp đối phương cảm thấy dễ chịu
Tế nhị là gì? Tế nhị là cách hành xử ý tứ, khéo léo giúp đối phương cảm thấy dễ chịu

2. Tế nhị có nguồn gốc xuất phát từ đâu?

Khi nói về về “tế”, nó sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau khi đặt cùng những từ ngữ và ngữ cảnh khác nhau.

  • “Tế” trong hiến tế và cúng tế mang ý nghĩa “dâng, cúng”

  • “Tế” trong ngựa tế nó mang ý nghĩa “chạy nhanh”

  • “Tế” trong nghĩa tế, hiền tế nó mang ý nghĩa “con rể”

  • “Tế” trong tế độ, tế bần, nó mang ý nghĩa “đưa qua đò”

  • “Tế” trong quốc tế, giao tế nó mang ý nghĩa “khoảng, thuở”

  • “Tế” nó mang ý nghĩa là “nhỏ, hẹp”.

Khi xét trong các từ trên, thì từ “tế” trong “tế nhị” chắc hẳn sẽ mang ý nghĩa chính “nhỏ bé” như trong “vi tế”, “tinh tế”, là các từ đã dẫn ra phía trên.

Điều này cũng phần nào được củng cố thông qua Việt Nam tự điển, khi tác giả Lê Văn Đức đã có bài giảng về “tế nhị” ngay dưới chữ “tế” với ý nghĩa “nhỏ bé” mà không phải là bất kỳ chữ “tế” nào khác được kể trên. Chữ “tế” này vốn có gốc xuất phát từ Hán ngữ, nó được viết bằng chữ 細.

Nếu như “tế” là một từ gốc Hán thì từ “nhị” cũng vậy. Khi xem xét trong các từ điển tiếng Hán, những chữ “nhị” mang những nghĩa lần lượt là “hai”, là “thêm vào”, “mềm, béo, trơn” và là “nhuỵ hoa”. Với những ý nghĩa của từ “nhị” trên, khả năng cao từ “nhị” trong “tế nhị” vốn dùng để chỉ nhuỵ hoa. Để làm rõ điều này, hãy cùng tham khảo những dẫn chứng được đưa ra dưới đây:

  • Trong Việt Nam tự điển, do học giả Lê Văn Đức: “Ý nhị tức là ý tứ, tế nhị và thấm thía”. Có thể ngầm hiểu, từ “nhị” trong “ý nhị” và “tế nhị” cũng chính là một.

  • Theo từ điển Hán Nôm từ “ý nhị” vốn sẽ được viết bằng 意蘃. Đối với từ “ý” (意) mang nghĩa “suy nghĩ” và từ “nhị” (蘃) là “nhuỵ”. Trong tư liệu này cũng cho hay “ý nhị” được định nghĩa chính là “vẻ đẹp sâu kín, khó thấy được”. Như vậy, có thể thấy “nhị” sẽ mang nghĩa bóng là “sâu kín”. Nó được xây dựng trên nền tảng nghĩa đen “nhuỵ hoa” (chốn sâu kín nhất của hoa).

Từ hai luận điểm trên, có thể đưa ra nhận định từ “tế nhị” vốn được viết bằng hai chữ đó là 細蘃, hiểu thuần chính là những điều nhỏ nhặt và sâu kín nhất. Người “tế nhị” chính là người biết để ý đến những điều nhỏ và thâm sâu như vậy.

Khi xem xét và thấy từ tế nhị không có trong tiếng Trung có thể thấy được rằng đây chính là một sự sáng tạo của người Việt. Một từ mới được tạo ra bằng cách kết hợp những thành phần mang gốc Hán.

Tế nhị là gì nó có nguồn gốc từ đâu
Tế nhị là gì nó có nguồn gốc từ đâu

3. Biểu hiện của tế nhị là gì?

Khi đã hiểu tế nhị là gì, thiếu tế nhị là gì thì bạn hãy cùng tìm hiểu xem, trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày tế nhị được biểu hiện như thế nào?

  • Luôn có thái độ tôn trọng đạo đức và giá trị của người khác: Hiểu được tế nhị là gì sẽ giúp bạn có cách cư xử đúng mực, luôn tôn trọng giá trị của người khác cũng như không xúc phạm đến đạo đức và lòng nhân ái hay những nguyên tắc cơ bản của xã hội.

  • Biết cách tôn trọng chính mình và biết kiểm soát tốt hành vi của bản thân: Những người tế nhị sẽ luôn biết cách tôn trọng chính bản thân mình, có những hành động đúng mực, luôn biết cách hành xử như thế nào để phù hợp với chuẩn mực cũng như quy tắc đạo đức xã hội.

  • Thái độ lịch sự: Người tế nhị khi giao tiếp, ứng xử luôn có lời nói, cử chỉ hành đúng mực và quan tâm đến cảm nhận, thái độ của những người xung quanh. Chính vì vậy hiểu tế nhị là gì vô cùng cần thiết.

  • Tôn trọng văn hoá và truyền thống: Biểu hiện của sự tế nhị còn được thể hiện qua việc luôn tôn trọng văn hóa, bản sắc, giá trị của đất nước, con người của một ai đó. Tuyệt đối, không có ý xúc phạm, xem thường hay lăng nhục những điều đó.

  • Không lạm dụng quyền lợi: Người biết và hiểu tế nhị là gì sẽ không bao giờ lạm dụng quyền lợi cá nhân để gây phương hại cho người khác. Song song với đó, họ luôn biết cách tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của những người xung quanh mình.

  • Hành động chuẩn mực: Nắm bắt và được hiểu tâm lý đối tượng giao tiếp, từ đó có sự điều chỉnh, ngôn ngữ và hành động sao cho phù hợp

  • Tôn trọng môi trường sống: Sự tế nhị còn được thể hiện qua ý thức, bảo vệ môi trường sống xung quanh không gây ô nhiễm cũng như phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

Hiểu tế nhị là gì để thấy được những biểu hiện của nó
Hiểu tế nhị là gì để thấy được những biểu hiện của nó

4. Tại sao lại cần phải giao tiếp tế nhị?

Hiểu được thiếu tế nhị là gì, bạn sẽ thấy việc hành xử một cách tế nhị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người:

  • Việc hành xử tế nhị sẽ giúp cho mối quan hệ của chính mình với mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Đặc biệt, tránh tối đa những rủi ro không đáng có có thể xảy ra bởi sự thiếu tế nhị của mình.

  • Biết thiếu tế nhị là gì và thực hiện nó đúng cách sẽ giúp bảo vệ được sự riêng tư cho chính bản thân mình và người khác trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như, thay vì chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp hay bất kỳ ai đó trước tất cả mọi người, bạn lại lựa chọn phương án tìm một nơi góp ý kín đáo để đồng nghiệp không cảm thấy xấu hổ và bị khó xử. Hay trong những trường hợp bạn muốn thổ lộ tình cảm, chính sự tế nhị sẽ giúp bạn biết cách thể hiện khéo léo tình cảm của mình, không làm đối phương khó xử và những người xung quanh cảm thấy phiền.

  • Hiểu tế nhị là gì và thực hành nó đúng sẽ giúp chúng ta giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Ví dụ như lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp hay duy trì lối sống văn minh, v.v.

5. Cách giao tiếp và đưa ra góp ý để tránh thiếu tế nhị là gì

Mặc dù đã hiểu rõ tế nhị là gì cũng như những biểu hiện của sự tế nhị thế nhưng khi muốn góp ý kiến, phê bình ai đó, mà không muốn người tiếp nhận không cảm thấy xấu hổ, khó chịu thì lại là một việc cực kỳ khó khăn và không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một số cách giao tiếp tế nhị bạn có thể tham khảo và áp dụng:

5.1. Biết cách để quản lý và kiểm soát cảm xúc

Dù làm bất cứ việc gì cũng đừng để cảm xúc chi phối hành động của mình. Đặc biệt, khi bạn góp ý cho ai đó, bạn nên đưa ra lời góp ý trong trạng thái bình tĩnh. Nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương, mà còn giúp đảm bảo hành vi và lời nói được kiểm soát một cách tốt nhất.

5.2. Lựa chọn nơi góp ý phù hợp để tránh thiếu tế nhị là gì

Khi muốn góp ý cho ai đó, bạn cần tránh nói ở nơi tập trung đông người. Việc có mặt của nhiều người có thể khiến cho người được góp ý cảm thấy xấu hổ, khó chịu. Vì vậy, hãy tế nhị khi góp ý với người khác bằng cách chọn một địa điểm phù hợp, ít người, tốt nhất là khi chỉ có bạn và người đó.

Nắm được thiếu tế nhị là gì để đưa ra góp ý hợp lý
Nắm được tế nhị là gì để đưa ra góp ý hợp lý

5.3. Tập trung vào hành động thay vì tập trung vào con người

Khi đưa ra bất kỳ góp ý cho ai đó, bạn cần dựa trên những hành động việc làm của họ chứ không phải đánh giá con người họ. Giả sử, nếu như muốn góp ý với đồng nghiệp hãy gõ phím nhỏ lại, thay vì bạn đánh giá họ mất ý thức và thiếu tôn trọng người khác, thì hãy lựa chọn cách tế nhị hơn là cho họ biết việc họ gõ phím gây ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào.

5.4. Đưa ra góp ý cho đối phương một cách cụ thể

Khi góp ý, cần tránh việc góp ý một cách chung chung mà cần nêu ra cụ thể điều mà đối phương cần sửa đổi. Nó sẽ giúp người được góp ý xác định được chính xác bản thân họ cần nên sửa đổi cải thiện là gì. Như vậy bạn sẽ không bị đánh giá là thiếu tế nhị là gì.

Xem thêm: Ích Kỷ Là Gì? Biết Tiết Chế Đúng Lúc Lợi Nhiều Hơn Hại

5.5. Dành sự tin tưởng cho đối phương

Khi đưa ra góp ý cho ai đó, đừng quên thể hiện lòng tin của mình về việc họ có thể sẽ cải thiện được những thiếu sót ấy. Đó được xem là nguồn động lực để họ thay đổi. Bên cạnh đó, họ sẽ tiếp nhận lời góp ý của bạn cũng sẽ nhẹ nhàng và cởi mở hơn.

5.6. Biết cách lắng nghe

Tế nhị là gì, tế nhị là tinh tế và khéo léo trong toàn bộ quá trình giao tiếp, bao gồm cả việc nói và lắng nghe. Đừng chỉ đưa ra góp ý mà không chịu lắng nghe ý kiến phản hồi của đối phương.

Trong một số trường hợp, có thể những gì bạn thấy được chưa thực sự đúng. Chính vì vậy, bạn cần lắng nghe để có thể hiểu và nhìn vấn đề một cách bao quát nhất. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương vừa giúp bạn đưa ra những góp ý khách quan và phù hợp nhất.

5.7. Đưa ra gợi ý và hướng giải quyết

Song song với việc góp ý, nếu có thể bạn hãy đưa cho đối phương một vài gợi ý về hướng giải quyết vấn đề ấy. Đây là hành động thể hiện sự quan tâm cũng như mong muốn thấy đối phương được tốt lên.

Với chính nguồn năng lượng tích cực cùng sự tế nhị mà bạn đem lại, chắc chắn đối phương sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận lời góp ý cũng như có định hướng để có thể cải thiện vấn đề của bản thân.

Xem thêm: Ambivert Là Gì? Sở Hữu Cùng Lúc 2 Nhóm Tính Cách Liệu Có Giúp Bạn Thành Công Hơn?

5.8. Học cách bao dung với đối phương

Không nên quá khắt khe, bạn hãy cho đối phương cơ hội để có thể thay đổi tốt hơn. Đặc biệt, khi ở vị trí nhà lãnh đạo, cần tránh việc đánh giá thấp về nhân viên hay có thái độ ác cảm đối với họ chỉ vì một lỗi sai nào đó. Thay vào đó, khi hiểu tế nhị là gì, bạn cần học cách hãy quan sát, đưa ra những góp ý phù hợp cũng như hỗ trợ để họ hoàn thiện hơn từng ngày.

Có thể thấy tế nhị là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng trong đời sống hàng ngày. Việc hiểu rõ tế nhị là gì cũng như nghệ thuật ứng xử tế nhị có thể giúp bạn duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp và đem lại hiệu quả khi giao tiếp.