Nghiên cứu và phát triển nguồn cung ứng
Xây dựng và triển khai các nguồn cung ứng dài hạn nhằm đảm bảo khả năng cung ứng ổn định và chất lượng cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phân tích thị trường cung ứng trong và ngoài nước, bao gồm xu hướng giá cả, năng lực sản xuất của các nhà cung cấp, và rủi ro về chuỗi cung ứng.
Đề xuất mở rộng hoặc thay thế các nhà cung cấp hiện tại để giảm rủi ro và tối ưu hóa chi phí dài hạn.
Phát triển và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp chiến lược
Thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp tiềm năng để đảm bảo khả năng cung ứng dài hạn.
Tạo điều kiện cho các thỏa thuận hợp tác chiến lược và độc quyền với các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp quan trọng cho những sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp.
Đánh giá định kỳ hiệu suất của các nhà cung cấp, bao gồm các yếu tố về chất lượng sản phẩm, tuân thủ thỏa thuận, và mức độ hỗ trợ cho kế hoạch sản xuất của công ty.
Tìm kiếm nguồn cung ứng mới
Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các sản phẩm, chất liệu, hoặc xu hướng mới phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
các sản phẩm, chất liệu, hoặc xu hướng mới
Đánh giá và tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng mới, bao gồm cả trong và ngoài nước, để đa dạng hóa nguồn cung và tối ưu hóa chi phí.
các nhà cung cấp tiềm năng mới
Thường xuyên tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại hoặc sử dụng các kênh trực tuyến để tìm kiếm cơ hội hợp tác và khám phá sản phẩm mới.
triển lãm, hội chợ thương mại
Đàm phán và ký kết các hợp đồng khung
Đàm phán các điều khoản hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp chiến lược, bao gồm các thỏa thuận về giá cả, phương thức vận chuyển, quy định về kiểm soát chất lượng và các điều khoản đặc biệt nhằm tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh.
Ký kết và giám sát việc thực thi các hợp đồng khung (framework agreements) và thỏa thuận cấp dịch vụ (SLA) với nhà cung cấp chiến lược.
Phân tích và đánh giá hiệu quả cung ứng
Sử dụng dữ liệu và các phương pháp phân tích để đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hiện tại, xác định các vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cải thiện.
Phân tích các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) của nhà cung cấp như chi phí, thời gian giao hàng, chất lượng, và tính linh hoạt để tối ưu hóa mối quan hệ và điều chỉnh chiến lược sourcing.
Phối hợp với bộ phận khác
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, vị trí như R&D, Kế hoạch sản xuất và Logistics để hiểu rõ nhu cầu về nguyên vật liệu và sản phẩm, từ đó tối ưu hóa nguồn cung ứng.
Làm việc cùng với Purchasing để đảm bảo quá trình đặt hàng diễn ra suôn sẻ sau khi nguồn cung đã được xác định.
Purchasing