1. Chiến lược sản phẩm
-Hoạch định cấu trúc phát triển sản phẩm: Tập hợp dữ liệu về ngành hàng thành bộ thông tin sản phẩm, quản lý vòng đời các sản phẩm của nhãn hàng.
-Chủ trì và phối hợp với phòng Nghiên cứu và Phát triển, thông tin và đào tạo về sản phẩm mới tới các bộ phận liên quan
-Chủ trì và phối hợp với phòng Nghiên cứu và Phát triển, tìm kiếm cơ hội hợp tác khoa học với các đơn vị chức năng (bao gồm: Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu....).
-Phối hợp với phòng Nghiên cứu và Phát triển, triển khai hợp tác khoa học với các đơn vị chức năng (bao gồm: Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu....)
2.Chiến lược giá – Ngân sách
-Xác định chiến lược giá tương ứng với cam kết về giá trị của công ty bao gồm: xây dựng phương pháp định giá cho các sản phẩm của công ty, xây dựng chính sách giá (chính sách giá thầu, hỗ trợ vào thầu, hỗ trợ ra thầu của ngành hàng...).
-Xây dựng chiến lược giá bán cho sản phẩm phù hợp đối tượng khách hàng mục tiêu
-Xây dựng và quản lý cấu trúc giá sản phẩm theo biến phí và định phí
-Quản lý ngân sách.
3.Chiến lược kinh doanh:
-Nghiên cứu thông tin thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định cơ hội mở rộng và phát triển thị trường, đề xuất thị trường tiềm năng, xác định chiến lược tiếp cận thị trường tối ưu cho toàn bộ danh mục sản phẩm ngành hàng
-Hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm: thị trường, thị phần, khách hàng (độ phủ, khách hàng chiến lược,...)
-Lập chiến lược kinh doanh
+ Sản lượng, doanh thu theo sản phẩm, theo đơn vị, theo tháng (dài hạn cho ít nhất 3 năm và ngắn hạn trong 1 năm)
+ Dự kiến các chương trình khuyến mãi trong năm (thời điểm, ngân sách, danh mục) dành cho khách hàng
+ Đặt hàng giao nhận (sản xuất)
-Xây dựng chiến lược mở rộng kênh phân phối phù hợp với sản phẩm ngành hàng:
4.Thực hiện công việc quản lý một số nhãn hàng khác theo yêu cầu của quản lý