A, Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh doanh:
Tổng hợp – các kế hoạch tiêu thụ, sản xuất, nhu cầu nhân lực, nguyên liệu vật liệu cho các kỳ Tháng, Quý, Năm.
Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch để đưa ra các quyết định phù hợp, sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống kiểm soát chi phí để đảm bảo các hoạt động của công ty được thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Làm việc với các bộ phận khác trong công ty để đưa ra các giải pháp phù hợp và đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Thực hiện các hoạt động phân tích về thị trường, về sản phẩm, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinh doanh để đưa ra các quyết định kế hoạch phù hợp với tình hình thị trường hiện tại và tiềm năng phát triển tương lai.
Tham mưu và giúp việc cho Ban Điều Hành trong việc Định hướng chiến lược cho tổ chức, xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển trong tương lai.
B, Công tác mua hàng phục vụ kinh doanh và sản xuất:
Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm, cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu, thiết bị theo đúng quy trình quy định của công ty, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Quản lý các hợp đồng kinh tế và các mối quan hệ kinh tế liên quan.
Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy, có giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm đảm bảo.
Thực hiện quy trình đấu thầu, thu thập báo giá để chọn nhà cung cấp có giá cả và chất lượng tốt nhất.
Đàm phán giá và điều kiện mua hàng với các nhà cung cấp.
Quản lý các hợp đồng mua hàng, bao gồm việc đảm bảo các điều khoản và điều kiện được thực hiện đúng thời hạn và đảm bảo quyền lợi cho công ty.
Theo dõi các đơn đặt hàng để đảm bảo việc giao hàng đúng thời gian và đúng số lượng.
Giám sát tình trạng hàng tồn kho và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự lãng phí.
Tham gia đàm phán với các nhà cung cấp để đạt được các điều khoản mua hàng tốt hơn và cải thiện quan hệ với nhà cung cấp.
C, Quản lý các kho nguyên liệu chính/ phụ, vật tư, vật phẩm quảng cáo của công ty:
Nhận và kiểm tra số lượng, chất lượng của hàng hóa khi nhập kho.
Lập và quản lý hệ thống lưu trữ, xếp dỡ, vị trí kho để đảm bảo quản lý khoa học, tối ưu hóa diện tích kho và tiết kiệm chi phí.
Theo dõi tình trạng hàng tồn kho, bao gồm kiểm kê định kỳ và định giá hàng tồn kho.
Quản lý đơn đặt hàng từ các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo cung cấp sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đúng thời điểm, đúng số lượng và chất lượng đảm bảo.
Quản lý và điều khiển hoạt động xuất kho, bao gồm đóng gói, vận chuyển, lập phiếu giao hàng và theo dõi tình trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Tổ chức và điều phối việc vận chuyển hàng hóa giữa các kho và đối tác liên quan, đảm bảo tiến độ vận chuyển đúng thời gian, đúng địa điểm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giám sát và phân tích dữ liệu về hoạt động nhập, xuất, tồn kho, đưa ra các dự báo, phân tích, đánh giá về tình trạng kho, giúp cho các bộ phận khác có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
D, Công tác thống kê, quyết toán nguyên liệu chính/phụ, vật tư thiết bị, vật phẩm quảng cáo của công ty:
Thống kê các chỉ tiêu định mức sản xuất kinh doanh hàng tháng của Công ty để làm căn cứ so sánh giữa kế hoạch giao và thực tế;
Phối hợp Nghiệm thu - Quyết toán Nguyên liệu chính/phụ, vật tư thiết bị, vật phẩm quảng cáo đúng và đủ theo các quy định của Pháp luật và công ty.
E, Nhiệm vụ và trách nhiệm khác:
Thực hiện các công việc làm việc với các cơ quan Nhà Nước kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực đang phụ trách
Thực hiện các công việc khác theo phân công của Cán bộ quản lý trực tiếp phù hợp với năng lực và phạm vi công việc.
Tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế liên quan đến công việc thực hiện và tự chịu trách nhiệm về các sai sót, rủi ro gây ra do cá nhân và/hoặc tập thể thực hiện.