Tổng 1 kết quả / Từ khóa "Nhân viên kế toán thuế"

Nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế ngày càng cao, tập trung nhiều ở thành phố lớn như Hà Nội & TP HCM với mức lương trung bình giao động từ 7.000.000-20.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, mức lương này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và chi tiết công việc mà ứng viên đảm nhiệm.

1. Nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế hiện nay

Kế toán thuế là bộ phận phụ trách các vấn đề liên quan đến tính toán, ghi chép và khai báo các thông tin liên quan đến thuế của công ty. Với các doanh nghiệp, tuyển dụng kế toán thuế giúp họ có thể tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế dễ dàng. Kế toán thuế cũng giúp tránh rủi ro về mặt pháp lý và tối ưu hóa các chi phí cần thiết.

Vai trò của kế toán thuế không chỉ đơn giản là ghi chép số liệu, họ còn góp phần định hình và duy trì sức khỏe tài chính của cá nhân hay doanh nghiệp. Vai trò của nghề kế toán thuế: Giúp đảm bảo mọi hoạt động tài chính của cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp có thể tuân thủ đúng các quy định về luật thuế.

Nhiều năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế luôn là một trong những chuyên ngành được ưu tiên. Các lĩnh vực quản lý thuế, tư vấn thuế hay hoạch định thuế, đại lý thuế rất được quan tâm. Do đó, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành về thuế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí đa dạng trong nhiều lĩnh vực có thể kể đến như tài chính, thuế, kế toán. Ví dụ như: làm chuyên viên thuế tại các doanh nghiệp, tập đoàn, hoặc làm cho cơ quan nhà nước để lập kế hoạch, báo cáo thuế và quản lý.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trước khi các hiệp định thương mại quan trọng chính thức có hiệu lực và để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế, hiện tại Việt Nam đã xây dựng một hệ thống kế toán khá hoàn chỉnh và chuẩn mực mang tính pháp lý. Hệ thống này có những nội dung phục vụ cho khá tốt cho việc hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hiện tại.

Thị trường dịch vụ kiểm toán bao gồm 150 doanh nghiệp, để phục vụ cho hơn 40.000 khách hàng, gồm cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam cần khẩn trương đưa ra những chiến lược phù hợp để củng cố nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán giúp cho các doanh nghiệp xây dựng một hệ thống tài chính - kế toán hoàn chỉnh.

Nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế ngày càng tăng cao tại các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn
Nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế ngày càng tăng cao tại các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn

Hiện nay, một số cử nhân khi tốt nghiệp chuyên ngành thuế có thể trở thành kiểm toán, kiểm tra và xác định tính hợp lý và hợp pháp trong các báo cáo thuế, dễ phát hiện ra sai sót hay gian lận. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp liên quan đến thuế có thể làm giảng viên, hoặc nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về thuế… Hơn thế, nhân sự chuyên ngành thuế cũng được trả mức lương cao hơn nhiều ngành nghề khác vì nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế lớn.

Theo thông tin từ một số chuyên gia đào tạo khối ngành tài chính - ngân hàng, nhiều năm nay, thuế luôn là một trong những ngành được ưu tiên, thuộc hàng top. Do đó, cơ hội việc làm dành cho những sinh viên học chuyên ngành kế toán thuế khá cao. Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành về thuế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí đa dạng trong nhiều lĩnh vực có thể kể đến như tài chính, thuế, kế toán.

2. Mức thu nhập bình quân của việc làm kế toán thuế

Tuyển dụng kế toán thuế là việc không hề dễ dàng, đặc biệt là khi phải đưa ra mức lương phù hợp với từng vị trí. Mức lương của một kế toán thuế phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người và thường dao động từ 7.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng. Dưới đây là chi tiết mức lương cụ thể cho từng vị trí công việc kế toán thuế hiện nay:

Việc làm kế toán thuế Mức lương dao động (VNĐ/tháng)
Thực tập sinh kế toán thuế 3,000,000 - 5,000,000
Nhân viên kế toán thuế 7,000,000 - 10,000,000
Chuyên viên kế toán thuế 8,000,000 - 18,000,000
Trưởng nhóm kế toán thuế 10,000,000 - 20,000,000

3. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên kế toán thuế

Kế toán thuế là người giải quyết các liên quan đến tính toán, ghi chép và khai báo các thông tin liên quan đến thuế của công ty. Do đó, công việc của một kế toán thuế thường cụ thể như dưới đây:

Mô tả công việc hàng ngày

  • Thu thập những hóa đơn đầu ra và đầu vào
  • Theo dõi và xử lý, kiểm tra sự hợp lệ, hợp pháp của những hóa đơn. Tránh để xảy ra sai lệch thông tin trên hóa đơn
  • Nộp thuế nếu phát sinh, tránh để doanh nghiệp bị phạt vì để trễ, quá hạn
  • Hạch toán nghiệp vụ ngân hàng các loại tiền vào và tiền ra
  • Lưu trữ và sắp xếp, tổ chức lại các hóa đơn, chứng từ khoa học, dễ tìm khi cần thiết
  • Nộp tiền vào ngân sách của Nhà nước, hạch toán nghiệp vụ quỹ, dựa vào phiếu thu và phiếu chi.

Mô tả công việc hàng tháng

  • Lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên
  • Lập các tờ khai cho tất cả các thuế (nếu có)
  • Lập các báo cáo cho sử dụng hóa đơn hàng tháng nếu doanh nghiệp mới thành lập dưới 1 năm
  • Bút toán phân bổ công cụ và dụng cụ, cũng như trích hao tài sản cố định
  • Cân đối lại chỉ tiêu trên bảng cân đối của kế toán, từ đó có phương án xử lý linh hoạt, giúp tránh tình trạng dồn việc đến cuối năm.

Mô tả công việc hàng quý

  • Doanh nghiệp mới thành lập đã có doanh thu ít hơn 50 tỷ đồng, cần khai thuế GTGT
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Báo cáo tình hình dùng hóa đơn của doanh nghiệp
  • Hạn nộp các báo cáo thường đều vào ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý kế tiếp.
Tuyển dụng kế toán thuế giỏi mang về nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp
Tuyển dụng kế toán thuế giỏi mang về nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp

Mô tả công việc hàng năm

Đầu năm:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Nếu doanh nghiệp mới thành lập,nộp thuế môn bài đầu năm. Kế toán thuế nộp muộn nhất vào cuối ngày 31/1 theo quy định.
  • Nộp tờ khai thuế VAT, thuế TNCN của tháng 12 hay quý 4 của năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập của doanh nghiệp tạm tính trong quý 4 của năm trước.
  • Nộp các báo cáo tình hình dùng hóa đơn của quý 4 năm trước.

Cuối năm

  • Hoàn tất báo cáo tài chính năm. Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản, thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền
  • Lập các báo cáo thuế quý 4
  • Lập các báo cáo quyết toán thuế TNCN và thu nhập doanh nghiệp năm
  • In sổ sách cho quyết toán thuế, thanh tra của các kiểm soát viên. Sổ sách bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ cái các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Sổ chi tiết các tài khoản; Phiếu thu, chi.

4. Hình thức việc làm kế toán thuế phổ biến

Các doanh nghiệp có nhiều hình thức khi tuyển dụng kế toán thuế. Có tổ chức lựa chọn tuyển kế toán thuế toàn thời gian nhưng cũng có nơi thuê kế toán thuế bán thời gian và kế toán thuế tại nhà.

Việc làm kế toán thuế toàn thời gian

Kế toán thuế toàn thời gian là những người làm kế toán thuế, chuyên nghiệp trong lĩnh vực thuế và làm công việc này toàn thời gian. Họ làm việc cho một công ty hoặc một cá nhân. Kế toán thuế toàn thời gian sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thuế.

Cụ thể, kế toán thuế làm hồ sơ khai thuế, kiểm tra, lập báo cáo thuế và một số nhiệm vụ liên quan đến thuế. Công việc của kế toán thuế toàn thời gian thường cố định và kéo dài đủ 8 tiếng/ngày như các nhân viên bình thường khác trong công ty.

Việc làm kế toán thuế bán thời gian

Kế toán thuế bán thời gian là những kế toán thuế chuyên ngành lĩnh vực về thuế nhưng làm công việc này bán thời gian. Kế toán thuế bán thời gian có thể làm cho nhiều công ty hoặc nhiều cá nhân khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ của kế toán thuế.

Công việc của kế toán thuế bán thời gian có thể linh động và không phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng khách hàng hay doanh nghiệp mà họ làm thuê cho. Kế toán bán thời gian có nhiệm vụ: Lập, kiểm tra tính chính xác của chứng từ kế toán; Ghi chép sổ kế toán; Thiết lập sổ sách và nhập các dữ liệu;Tính toán phân bổ chi phí lương, BHXH, BHYT; Làm báo cáo theo tháng, quý, năm…

Việc làm kế toán thuế tại nhà

Kế toán thuế tại nhà xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế tại các công ty mới thành lập, một số doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ. Vì mới xâm nhập vào thị trường, phạm vi hoạt động của công ty còn khá nhỏ nên các doanh nghiệp này sẽ không có kế toán làm việc tại công ty vì lượng hóa đơn đầu ra và đầu vào khá ít.

Do đó, tuyển dụng một kế toán thuế làm việc toàn thời gian thực sự không cần thiết. Nhưng không có kế toán lại không được. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài, hay thuệ một kế toán làm thêm ngoài giờ hành chính để làm sổ sách và báo cáo cho công ty.

Cũng vì thế, kế toán muốn có công việc làm thêm ngoài giờ là hoàn toàn có khả năng. Nhiều người lựa chọn làm kế toán tại nhà vì thời gian thoải mái, thu nhập lại cao.

5. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm kế toán thuế

Để tuyển dụng kế toán thuế giỏi, các doanh nghiệp luôn nhìn vào CV của từng người để xem xét về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng cần có của một kế toán thuế tốt. Những yêu cầu này là rất cần thiết để lựa chọn một người phù hợp.

Trình độ học vấn

Vị trí kế toán thuế thường yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân trở lên thuộc các chuyên ngành về Kế toán, Tài chính hoặc Kiểm toán hoặc một số chuyên ngành có liên quan. Ngoài ra, nếu muốn có nhiều cơ hội hơn khi xin việc, các kế toán viên thường tăng lợi thế của mình bằng cách thi lấy chứng chỉ chuyên ngành như CPO, CPA, ACCA… Doanh nghiệp dựa vào đó để tuyển dụng kế toán thuế giỏi, có trình độ.

Kinh nghiệm làm việc

Rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán thuế, kế toán tổng hợp hay kế toán nói chung. Các kế toán thuế có kinh nghiệm làm trong cơ quan thuế và có khả năng dùng phần mềm kế toán sẽ chiếm ưu thế hơn khi ứng tuyển vào vị trí kế toán thuế của các doanh nghiệp. Họ có thể đánh bại các kế toán khác dù có thể kinh nghiệm không bằng ứng viên khác.

Kiến thức chuyên môn

Để đảm bảo doanh nghiệp có thể tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, các kế toán thuế phải có kiến thức chuyên môn ở cả mảng kế toán và mảng thuế. Cụ thể, kế toán thuế cần: kiến thức về các luật thuế; kiến thức nguyên tắc kế toán,quy trình kế toán; các kiến thức hệ thống thuế và một số loại khấu trừ.

Ngoài ra, kế toán thuế còn đòi hỏi người làm phải thường xuyên cập nhật kiến thức nghiệp vụ kế toán thuế, các thông tin, quy định mới về thuế, luật thuế để áp dụng trong các doanh nghiệp. Đây là vấn đề khá quan trọng giúp kế toán thuế có thể nắm được tình hình và xử lý.

Hơn thế, các doanh nghiệp còn đòi hỏi tuyển dụng kế toán thuế có thêm yêu cầu tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng tư duy logic, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. Hơn thế, kế toán thuế cũng cần có khả năng giao tiếp, chịu được áp lực. TÍnh trung thực và khách quan cũng là yêu cầu cần thiết của một nhân viên kế toán.

6. Một số trường đại học đào tạo ngành kế toán thuế uy tín nhất

Nhiều người thắc mắc học ngành Kế toán học trường nào là uy tín nhất? Dưới đây là list danh sách các bạn có thể lựa chọn ngôi trường đại học mà mình mong muốn với chuyên ngành kế toán.

Trường Đại học Ngoại Thương là một trong những trường top đào tạo kế toán thuế
Trường Đại học Ngoại Thương là một trong những trường top đào tạo kế toán thuế

Đại học Ngoại Thương: là trường đào tạo ngành kế toán rất uy tín, là một trong những điểm đến lý tưởng nhất cho những bạn trẻ có hoài bão, có năng lực học tập cao với khát khao trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế.

  • Điểm chuẩn năm 2024: 27,8 điểm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Học phí: 25 triệu đồng/năm.
  • Địa chỉ: 91 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Đại học Thương Mại: có chất lượng đào tạo tối ưu đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán… Ngoài ra, trường còn có các chuyên ngành cốt lõi khác như Tài chính ngân hàng, Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử,…

  • Điểm chuẩn năm 2024: 25.9 điểm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Học phí: 24 - 26 triệu đồng/năm học (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm).
  • Địa chỉ: 79 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đại học Kinh Tế - Đại học Huế: là một trong các trường đại học chuyên đào tạo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trọng điểm tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.

  • Điểm chuẩn năm 2024: 19 điểm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Học phí: 21,7 triệu đồng/năm.
  • Địa chỉ trường: 99 Hồ Đắc Di, An Cựu, Huế, Thừa Thiên Huế.

Đại học Ngân Hàng TP HCM đang là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên về đào tạo, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh. Để có thể theo học ngành Kế toán tại trường, thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực. Khoa

  • Điểm chuẩn năm 2024: 25,29 điểm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Học phí: 21,1 triệu đồng/năm.
  • Địa chỉ: 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (cơ sở chính). Ngoài ra còn có cơ sở ở 39 Hàm Nghi, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh và 56 Hoàng Diệu II, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

Theo xu thế thị trường, nhu cầu tuyển dụng kế toán thuế ngày càng tăng cao rõ rệt. Tất cả các doanh nghiệp đều đưa ra yêu cầu về quy trình kế toán thuế hiệu quả, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán sao cho phù hợp với chiến lược thuế của Nhà nước. Đây có thể coi là một trong những ngành nghề hot, có nhiều triển vọng và được nhiều sinh viên lựa chọn vào thời điểm này.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat