Tổng 1 kết quả / Từ khóa "Nhân viên vật tư"

Nhu cầu tuyển việc làm nhân viên vật tư luôn ở mức cao vì là vị trí ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các ứng viên có trình độ, kinh nghiệm lâu năm và đưa ra mức lương khá ổn định dao động từ 8.000.000 - 16.000.000 VNĐ/tháng.

1. Nhu cầu nhân lực của việc làm nhân viên vật tư

Nhân viên vật tư là người làm những công việc liên quan đến nghiên cứu, đánh giá, thu mua vật tư cho các doanh nghiệp, bán lại cho khách hàng hoặc dùng những vật tư này để phục vụ cho mục đích sản xuất.

Vai trò của nhân viên vật tư khá quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Người làm vị trí này sẽ quyết định lớn đến hiệu quả và chi phí sản xuất. Do đó, nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư tại các doanh nghiệp quy mô từ nhỏ tới lớn đều rất cao, tạo nhiều cơ hội cho các ứng viên có chuyên môn về lĩnh vực này.

Trên các trang web tuyển dụng hiện nay, mỗi tháng có tới hàng nghìn tin đăng tìm kiếm vị trí nhân viên vật tư. Với những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm, cơ hội làm việc tại phòng vật tư sẽ rất rộng mở. Trong trường hợp là sinh viên mới ra trường, trở thành nhân viên vật tư cũng giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng, bản lĩnh hơn để đáp ứng được những yêu cầu công việc sau này.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư tăng cao vì doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần vị trí này
Nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư tăng cao vì doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần vị trí này

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư

Theo thống kê, mức lương của nhân viên vật tư tại thị trường Việt Nam phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và quy mô công ty. Dưới đây là thu nhập chi tiết của nhân viên vật tư:

Việc làm nhân viên vật tư Mức lương dao động (VNĐ/tháng)
Nhân viên thu mua vật tư 8.000.000 - 10.000.000
Nhân viên kế toán vật tư 8.000.000 - 12.000.000
Nhân viên kế hoạch vật tư 8.000.000 - 15.000.000
Nhân viên kho vật tư 10.000.000 - 12.000.000
Nhân viên quản lý vật tư 12.000.000 - 15.000.000
Nhân viên kinh doanh vật tư 12.000.000 - 16.000.000
Phó Phòng quản lý vật tư 15.000.000 - 18.000.000
Trưởng phòng vật tư 16.000.000 - 20.000.000

3. Việc làm nhân viên vật tư phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn đều cần tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư. Chi tiết cụ thể dưới đây:

3.1. Nhân viên thu mua vật tư

Nhân viên thu mua (Procurement Staff) là người có trách nhiệm tìm ra các nhà cung cấp, thu mua sản phẩm, dịch vụ và nguyên vật liệu đầu vào cho công ty. Những người làm công việc này sẽ đảm bảo quá trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ.

Công việc chính:

  • Lập kế hoạch mua hàng cho công ty.
  • Tìm kiếm, lựa chọn nhà đơn vị cung cấp hợp lý.
  • Tiến hành thu mua.
  • Thương lượng với những đơn vị để tìm hiểu về giá cả.
  • Soạn thảo hợp đồng, phiên dịch với các đối tác khi cần.
  • Theo dõi, xử lý các vấn đề hàng hóa thời điểm nhập kho.
  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ với những nhà cung cấp trong nước và quốc tế.
  • Thanh toán hóa đơn, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp (nếu có).

Ngoài ra, nhân viên thu mua vật tư cần đảm bảo các kỹ năng như có khả năng phân tích và đánh giá, chịu được áp lực và quản lý thời gian, am hiểu các kiến thức hàng hóa, giá cả thị trường, quản lý tài chính và biết đàm phán. Nếu đạt những yêu cầu trên, bạn sẽ được nhiều nhà tuyển dụng ưu ái.

3.2. Nhân viên kế toán vật tư

Nhân viên kế toán vật tư là người thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các loại vật tư và nguyên liệu. Chức vụ của những người này thuộc bộ phận kế toán nên công việc chủ yếu là làm việc với sổ sách, giấy tờ, đơn hàng.

Công việc chính:

  • Hạch toán quá trình nhập kho vật tư và hàng hóa.
  • Nhập dữ liệu về vật tư vào phần mềm hệ thống.
  • Lập những phiếu nhập/xuất kho vật tư.
  • Báo cáo về tình hình tồn kho trong doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp sản xuất, vì số lượng vật tư thường rất lớn với nhiều số liệu khác nhau nên kế toán vật tư cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Bạn cũng là người phải chịu được áp lực cao và nhạy bén với con số. Ngoài ra, vì làm việc với các đối tác cung cấp và một số phòng ban khác trong công ty nên kế toán vật tư cũng cần có khả năng giao tiếp tốt, có thể xử lý được các vấn đề phát sinh.

3.3. Nhân viên kế hoạch vật tư

Nhân viên kế hoạch vật tư đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Các công đoạn làm việc của người thuộc vị trí này có tính ảnh hưởng đến các bộ phận khác như bộ phận làm mẫu, chất lượng và sản xuất.

Công việc chính:

  • Nghiên cứu, kiểm tra kỹ các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để thu mua - nhập hàng chuẩn số lượng cần thiết.
  • Xác định được số lượng hàng vật tư kỹ thuật cần mua.
  • Đặt mua hàng, kiểm soát quá trình đặt mua vật tư.
  • Kết hợp và trao đổi làm việc với các bộ phận có liên quan đến quá trình thu mua.
  • Lập báo cáo, đề xuất kế hoạch mới cho các sản phẩm vật tư theo tháng, quý, năm.

3.4. Nhân viên kho vật tư

Nhân viên kho vật tư là người thuộc bộ phận kho hàng, có nhiệm vụ quản lý, thống kê số lượng hàng hóa trong kho.

Công việc chính:

  • Quản lý hồ sơ hàng hóa trong kho.
  • Chịu trách nhiệm chính về các thủ tục xuất nhập kho.
  • Quản lý các mặt hàng tồn kho.
  • Sắp xếp vật tư trong kho.
  • Kiểm kê số lượng vật tư trong kho.

3.5. Nhân viên quản lý vật tư

Nhân viên quản lý vật tư là những người có nhiệm vụ kiểm soát số lượng vật tư hiện có trong kho. Công việc này nhằm đảm bảo tính liên tục trong việc sản xuất, hỗ trợ và cung cấp hàng hóa vật tư kịp thời.

Công việc chính:

  • Áp dụng sử dụng phần mềm quản lý vật tư trong kho.
  • Sắp xếp kho hàng vật tư.
  • Quản lý vật tư theo các phương pháp như FIFO (nhập trước – xuất trước) và LIFO (nhập sau – xuất trước)
  • Kiểm kê kho hàng và tổ chức quản lý nhân sự.

3.6. Nhân viên kinh doanh vật tư

Nhân viên kinh doanh vật tư là người làm nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm vật tư có thể là vật tư xây dựng, vật tư y tế và một số vật tư dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hoá,...

Công việc chính:

  • Tìm hiểu nhu cầu thị trường và khách hàng tiềm năng.
  • Lập kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp, hiệu quả.
  • Tư vấn thông tin sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu.
  • Ký kết hợp đồng khi thương thảo thành công.
  • Chăm sóc khách hàng và giữ mối quan hệ tốt sau này.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các sản phẩm vật tư.

3.7. Phó Phòng quản lý vật tư

Phó Phòng quản lý vật tư là người quản lý phòng vật tư và chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hoạt động của phòng ban.

Công việc chính:

  • Tham mưu cho Trưởng phòng và BLĐ đối với quản lý phòng mua hàng và cung ứng.
  • Nhận yêu cầu mua hàng từ các bộ phận có liên quan.
  • Đánh giá liên kết nhà cung cấp.
  • Đảm bảo hàng hóa đạt yêu cầu.
  • Kiểm soát tiến độ làm việc của phòng vật tư.
  • Các công việc theo yêu cầu của Trường phòng và BLĐ.

3.8. Trưởng phòng vật tư

Trường phòng vật tư là người chịu trách nhiệm cao nhất của phòng vật tư, có nhiệm vụ cung cấp, quản lý vật tư và giá cả vật liệu.

Công việc chính:

  • Lập kế hoạch, kiểm soát vật tư.
  • Thu mua hàng hóa vật tư.
  • Kiểm soát số lượng hàng tồn kho.
  • Phân phối hàng hóa, phương thức vận chuyển.
  • Quản lý vật tư và các thiết bị.
  • Quản lý nguồn nhân lực của phòng ban.
  • Tuyển dụng, phát triển và đào tạo nhân viên trong bộ phận.

4. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm nhân viên vật tư

Nhân viên vật tư có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì quyết định lớn đến hiệu quả và chi phí sản xuất. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được ứng viên có trình độ và kinh nghiệm cho vị trí này. Dưới đây là những yêu cầu chi tiết của việc làm nhân viên vật tư:

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Trở thành nhân viên vật tư, bạn thường xuyên gặp phải một số sự cố phát sinh ngoài mong muốn liên quan đến hàng hóa và khách hàng. Sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đàm phán, thương lượng tốt hơn. Ngoài ra, tư duy phân tích cũng là điều cần thiết cho các ứng viên muốn tuyển vào vị trí nhân viên vật tư. Cụ thể, khi làm việc với đối tác hay các phòng ban, bạn cần tính toán, xem xét đưa ra những đánh giá khách quan cho công ty.

Kiến thức về quy trình cung ứng và quản lý kho

Nếu muốn làm ở vị trí nhân viên phòng vật tư, ứng viên cần phải hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình xem có đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc hay không. Các nhân viên phòng vật tư cần có bằng cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Những người có chuyên môn sẽ dễ nắm được quy trình cung ứng và khả năng quản lý hồ sơ kho hàng tốt.

Một nhân viên vật tư cần có nhiều kiến thức về quy trình cung ứng và quản lý kho
Một nhân viên vật tư cần có nhiều kiến thức về quy trình cung ứng và quản lý kho

Kiến thức về các phần mềm quản lý kho và ERP

Phòng vật tư là phòng tổ chức, xây dựng hệ thống kho bãi sao cho đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng các loại vật tư trong kho. Ngoài ra, nhân viên vật tư còn phải bố trí, lưu trữ vật tư trong kho hợp lý, dễ dàng kiểm soát và xuất kho. Do đó, những người làm vị trí này cần có kiến thức về các phần mềm quản lý và ERP.

ERP là giải pháp phần mềm hỗ trợ tích hợp tất cả thông tin, dữ liệu từ các phòng ban vào một hệ thống máy tính để tiện theo dõi. Nếu nhân viên vật tư biết sử dụng phần mềm này có thể dễ dàng quản lý sản xuất, chuỗi cung ứng, kho, mua hàng, bán hàng.

Khả năng làm việc dưới áp lực và trong môi trường thay đổi nhanh

Một nhân viên vật tư cần chịu được áp lực công việc và có thể xử lý công việc trong môi trường thay đổi nhanh. Làm việc trong phòng vật tư, bạn dễ gặp phải một số tình huống phát sinh yêu cầu cần phải xử lý nhanh chóng và vẫn đạt hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết

Phòng vật tư phải làm việc với nhiều phòng ban khác và giao tiếp nhiều với khách hàng, do đó kỹ năng giao tiếp là yêu cầu cần thiết đối với các nhân viên vật tư. Ngoài ra, với mục đích mua bán lại hàng hóa cho các bên doanh nghiệp, nhân viên vật tư cần chú trọng đến vấn đề giá cả có lợi cho công ty. Khả năng đàm phán tốt là kỹ năng giúp bạn có thể đạt được hiệu quả công việc và thu mua vật tư với mức giá phải chăng.

5. Những khó khăn trong việc làm nhân viên vật tư

Ngành việc làm nhân viên vật tư có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng gặp không ít thử thách. Trở thành nhân viên vật tư, bạn phải đối mặt với những khó khăn dưới đây:

Khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp

Công việc của nhân viên vật tư chủ yếu là thu mua vật tư cho các doanh nghiệp, bán lại cho khách hàng hoặc sử dụng vật tư cho sản xuất. Tuy nhiên, để tìm được nhà cung cấp phù hợp với giá thành phải chăng không phải là chuyện dễ dàng. Bạn sẽ gặp một số vấn đề như bên cung cấp báo giá cao, chất lượng vật tư kém hoặc số lượng không đảm bảo.

Khó khăn trong việc duy trì chất lượng vật tư

Không phải nhà cung cấp nào cũng có chất lượng vật tư tốt, làm ở vị trí nhân viên vật tư, bạn cần có kiến thức về hàng hóa để tìm hiểu chi tiết sản phẩm. Ngoài ra, chất lượng vật tư tốt đi kèm với giá thành cao cũng gây ra nhiều trở ngại cho nhân viên làm ở ngành này.

Áp lực từ yêu cầu của sản xuất và thời gian giao hàng

Nhân viên vật tư sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp nên chịu khá nhiều áp lực trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, làm ở phòng vật tư bạn cũng phải chú ý tới thời gian giao hàng và sắp xếp di chuyển hàng hóa sao cho khớp với thời hạn. Điều này tạo ra khá nhiều áp lực cho những người làm ở bộ phận này.

 Vai trò của nhân viên vật tư rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất
Vai trò của việc làm nhân viên vật tư rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất

6. Tầm quan trọng của nhân viên vật tư trong doanh nghiệp

Việc làm nhân viên vật tư có vai trò chủ chốt trong duy trì hoạt động hiệu quả của quy trình sản xuất. Những người là công việc này phải đảm bảo rằng nguồn cung vật tư đủ để đáp ứng nhu cầu. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nhân viên vật tư trong công ty không hề nhỏ.

Đóng góp của nhân viên vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất

Nhân viên vật tư làm việc trong nhà máy sản xuất có trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa và đảm bảo nhà máy luôn có đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Do đó, bạn là người quyết định quá trình sản xuất có được tối ưu triệt để hay không.

Vai trò của nhân viên trong việc giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả

Người làm ở vị trí nhân viên vật tư sẽ đi đàm phán giá cả với nhà cung cấp, do đó khả năng đàm phán giá cả của bạn sẽ quyết định doanh nghiệp có tiết kiệm được chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh hay không.

Tác động của nhân viên vật tư đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp sản xuất có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào nhiều các bộ phận trong công ty. Phòng vật tư có tác động khá lớn tới hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vì là bộ phận liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm.

Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên vật tư tại các doanh nghiệp sản xuất từ quy mô nhỏ đến lớn đều duy trì ở mức cao. Điều này chứng tỏ cơ hội việc làm cho các ứng viên muốn theo đuổi ngành nghề này luôn rất rộng mở. Đưa ra mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt, nhiều doanh nghiệp muốn tìm các ứng viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Nếu có mong muốn tìm kiếm công việc ổn định, bạn có thể lựa chọn trở thành một nhân viên vật tư.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat