Tổng 2 kết quả / Từ khóa "Quản lý/Trưởng phòng vận hành"

Tìm việc làm Quản lý/Trưởng phòng vận hành ngày 27/12/2024 update 2 việc làm

Xem nhanh

CÔNG TY CỔ PHẦN EMPIRE GLOBAL INVESTMENTS

Hạn nộp: 29/12/2024
Hồ Chí Minh
Còn 2 ngày để ứng tuyển
20 - 35 triệu
Kinh nghiệm: 5 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty CP vận tải ô tô số 2

Hạn nộp: 28/12/2024
Hà Nội
Còn 1 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 5 năm
Ứng tuyển ngay

Hiện nay, nhu cầu tuyển quản lý vận hành ngày càng cao do vị trí này đóng vai trò quan trọng việc duy trì hoạt động và tối ưu quy trình làm việc của công ty hiệu quả. Mức lương hấp dẫn đối với việc làm quản lý vận hành dao động từ 7.600.000 - 60.000.000 VNĐ/tháng.

1. Nhu cầu nhân lực của việc làm quản lý vận hành

Quản lý vận hành đóng vai trò then chốt trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều phối hoạt động giữa các phòng ban và đảm bảo mọi quy trình vận hành hiệu quả. Việc làm này tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu suất và duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, góp phần tăng cường lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quản lý vận hành một trong những công việc thuộc nhóm ngành quản trị kinh doanh. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đến năm 2024, nhu cầu về nhân lực trong ngành Quản trị Kinh doanh sẽ gia tăng khoảng 10%. Sự gia tăng về việc làm quản trị kinh doanh kéo theo nhu cầu tuyển quản lý vận hành ngày càng cao.

Theo các trang việc làm, có đến vài trăm tin đăng tuyển quản lý vận hành, tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho người lao động. Sau 3 - 5 năm ở cương vị quản lý vận hành, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao như giám đốc vận hành, giám đốc điều hành (CEO),... hay tìm kiếm cơ hội làm việc mới tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng quản lý vận hành đang ngày càng gia tăng
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng quản lý vận hành đang ngày càng gia tăng

2. Cập nhật mức lương tuyển quản lý vận hành

Tuyển quản lý vận hành đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm với mức lương hấp dẫn từ 7.600.000 - 60.000.000 VNĐ/tháng, tùy vào vị trí tuyển dụng trưởng phòng vận hành, nhân viên hay giám đốc vận hành. Dưới đây là mức lương cụ thể cho từng vị trí bạn có thể tham khảo:

Mức lương theo vị trí:

Việc làm quản lý vận hành

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Thực tập sinh quản lý vận hành

3.000.000 - 5.400.000

Nhân viên quản lý vận hành

7.600.000 - 10.400.000

Chuyên viên quản lý vận hành

17.000.000 - 21.600.000

Việc làm trưởng phòng vận hành

16.000.000 - 54.000.000

Giám đốc vận hành

37.000.000 - 60.000.000

Mức lương theo tính chất công việc:

Việc làm quản lý vận hành

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Quản lý vận hành trung tâm ngoại ngữ

7.000.000 - 18.000.000

Quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng

7.000.000 - 22.000.000

Quản lý vận hành sàn TMĐT

10.000.000 - 25.000.000

Quản lý vận hành hệ thống mạng

10.000.000 - 30.000.000

Quản lý vận hành bán hàng tự động

12.000.000 - 15.000.000

Quản lý vận hành Trạm Sạc Xe

12.000.000 - 18.000.000

Quản lý vận hành hiệu thuốc

12.000.000 - 30.000.000

Quản lý vận hành tòa nhà

14.000.000 - 18.000.000

Quản lý vận hành bưu cục

15.000.000 - 25.000.000

Quản lý vận hành hạ tầng

20.000.000 - 25.000.000

3. Vị trí công việc quản lý vận hành theo các lĩnh vực

Tuyển quản lý vận hành đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tiềm năng phát triển của công việc này đang ngày càng mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh doanh, giáo dục, y tế, … Dưới đây là vai trò của quản lý vận hành trong một số lĩnh vực:

3.1. Kinh doanh

Tuyển quản lý vận hành trong lĩnh vực kinh doanh có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, quản lý và tổ chức hoạt động đón tiếp, tư vấn khách hàng, đồng thời xử lý các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng. Quản lý cần nắm vững quy trình làm việc của từng bộ phận để kiểm tra, giám sát và đôn đốc nhân sự thực hiện đúng quy định. Họ cũng đảm nhận nhiệm vụ đào tạo, đánh giá và quản lý nhân sự định kỳ để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.

3.2. Giáo dục

Tuyển quản lý vận hành trong lĩnh vực giáo dục đảm nhiệm việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý toàn bộ hoạt động tại cơ sở như tư vấn, tuyển sinh, chăm sóc học viên và lập báo cáo thu chi định kỳ. Họ đảm bảo lịch làm việc, học tập và giảng dạy phù hợp, đồng thời chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, phân công, điều phối và phát triển đội ngũ nhân sự. Bên cạnh đó, quản lý cũng phối hợp cùng bộ phận chuyên môn và hành chính nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, giải quyết các vấn đề phát sinh và hỗ trợ nhân sự trong hệ thống khi cần thiết.

3.3. Y tế

Quản lý vận hành trong lĩnh vực y tế đảm bảo hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh diễn ra trơn tru và hiệu quả. Quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, quản lý thiết bị y tế, và tối ưu hóa quy trình tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, họ giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, quy định y tế và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch vụ.

3.4. Bất động sản

Quản lý vận hành trong bất động sản đóng vai trò trong việc giám sát và đảm bảo các hoạt động vận hành tại các tòa nhà, dự án hoặc khu đô thị diễn ra hiệu quả. Quản lý chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban trong việc bàn giao, nhận lại mặt bằng, thẩm định sửa chữa và xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, họ quản lý cơ sở vật chất, lập kế hoạch bảo trì, kiểm tra chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa quy trình vận hành.

3.5. Logistics

Quản lý vận hành logistics chịu trách nhiệm triển khai các mô hình giao hàng hiệu quả, tối ưu năng suất tại kho và đội ngũ giao nhận. Quản lý giám sát các chỉ số vận hành quan trọng như tỷ lệ hoàn hàng, thời gian giao hàng và tồn kho, đồng thời cải tiến quy trình để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí. Họ cũng điều phối hoạt động vận hành, lập kế hoạch phân bổ nhân lực và xử lý các vấn đề phát sinh như khiếu nại, hàng hóa hư hỏng hoặc tranh chấp.

3.6. Công nghệ thông tin

Quản lý vận hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin tập trung đảm bảo hệ thống và dịch vụ công nghệ hoạt động ổn định, bảo mật và hiệu quả. Nhân viên lập kế hoạch và giám sát triển khai các dự án công nghệ, quản lý đội ngũ kỹ thuật, và xử lý các sự cố kỹ thuật kịp thời. Ngoài ra, họ tối ưu hóa tài nguyên công nghệ, thực hiện bảo trì hệ thống định kỳ và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật thông tin.

Tuyển quản lý vận hành trong nhiều đa dạng lĩnh vực ngành nghề
Tuyển quản lý vận hành trong nhiều đa dạng lĩnh vực ngành nghề

4. Khu vực tuyển dụng quản lý vận hành nhiều nhất

Việc làm quản lý vận hành đóng vai trò quan trọng ở đa dạng lĩnh vực khác nhau với mức lương hấp dẫn. Khu vực tuyển dụng vị trí này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

  • Tuyển dụng quản lý vận hành Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế khu vực miền Bắc, các công ty, tập đoàn lớn nhỏ tập trung đầu tư và phát triển, chính vì vậy nhu cầu tuyển quản lý vận hành ngày càng cao để điều phối hoạt động của doanh nghiệp.

Theo các trang việc làm, có đến vài trăm tin đăng tuyển việc làm quản lý vận hành về các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế, bất động sản, logistics, công nghệ thông tin. Mức lương của việc làm này dao động từ 7.000.000 - 60.000.000 VNĐ/tháng. Khu vực tuyển dụng nhiều ở quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hà Đông.

  • Tuyển dụng quản lý vận hành TP.HCM

TP.HCM là thành phố đứng đầu kinh tế của nước ta, thu hút vô vàn doanh nghiệp và nhà đầu tư hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu tuyển quản lý vận hành hoạt động của công ty tăng cao.

Theo các trang việc làm, có đến vài trăm tin đăng tuyển về lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế, bất động sản, logistics, công nghệ thông tin. Mức lương của việc làm này dao động từ 7.000.000 - 60.000.000 VNĐ/tháng. Khu vực tuyển dụng nhiều ở quận 1, quận 7, thành phố Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình.

  • Tuyển dụng quản lý vận hành Đà Nẵng

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của miền Trung và đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp phát triển và đầu tư. Để công ty hoạt động trơn tru và theo đúng quy trình, tuyển quản lý vận hành là điều rất cần thiết, với vài chục tin đăng tuyển mỗi tháng. Nhu cầu tuyển dụng về các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, bất động sản, logistics, công nghệ thông tin. Mức lương của việc làm này dao động từ 7.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng. Khu vực tuyển dụng nhiều ở quận Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ.

5. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm quản lý vận hành

Khi tuyển quản lý vận hành, doanh nghiệp sẽ đòi hỏi ứng viên cần có những kỹ năng, kiến thức nhất định để hoàn thành tốt công việc. Một số yêu cầu có thể kể đến như kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm, kỹ năng giao tiếp và thương lượng, kiến thức về quản lý dự án,…

  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm: Tuyển quản lý vận hành cần sở hữu kỹ năng lãnh đạo và dẫn dắt đội nhóm để phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban. Họ không chỉ cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên mà còn phải phát triển chiến lược, đặt mục tiêu cụ thể và xử lý xung đột khéo léo. Với khả năng lãnh đạo tốt, quản lý vận hành có thể đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, từ đó đạt hiệu suất tối ưu và các mục tiêu kinh doanh dài hạn.

  • Kỹ năng giao tiếp và thương lượng: Kỹ năng giao tiếp và thương lượng là yếu tố quan trọng giúp quản lý vận hành xây dựng và duy trì các mối quan hệ chuyên nghiệp với đối tác, khách hàng và các bên liên quan. Quản lý cần giao tiếp rõ ràng, biết đưa ra ý kiến mang tính xây dựng giúp cải thiện môi trường làm việc và tăng cường sự kết nối và tạo lòng tin với mọi người.

  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Tuyển quản lý vận hành cần có kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Với kỹ năng này giúp quản lý hoàn thành dự án đúng hạn và đạt được các mục tiêu đề ra. Việc ưu tiên nhiệm vụ và phân bổ thời gian hợp lý không chỉ giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn mà còn đảm bảo tiến độ công việc diễn ra trơn tru, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Tuyển quản lý vận hành cần có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề xác định nguyên nhân và khắc phục hiệu quả các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với khả năng phân tích tốt những vấn đề xảy ra, quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra hướng giải quyết chúng, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến công ty.

  • Kiến thức về quản lý dự án và quy trình sản xuất: Kiến thức về quản lý dự án và quy trình sản xuất là điều cần thiết cho nhà quản lý vận hành. Những kiến thức này bao gồm các giai đoạn của dự án, các quy trình quản lý và các công cụ hỗ trợ và phần mềm quản lý dự án. Bên cạnh đó, quản lý cũng cần nắm rõ quy trình sản xuất, bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng và tối ưu hóa quy trình để đảm bảo hiệu suất cao.

  • Kiến thức về công nghệ thông tin và phần mềm quản lý: Kiến thức về công nghệ thông tin và phần mềm quản lý rất quan trọng đối với nhân viên quản lý vận hành. Họ cần thành thạo các phần mềm về vận hành như nhập dữ liệu, tự động hóa quy trình và sử dụng phần mềm quản lý để giám sát ngân sách, theo dõi dự án và duy trì dữ liệu khách hàng.

  • Khả năng làm việc dưới áp lực và quản lý khủng hoảng: Tuyển quản lý vận hành có vai trò quan trọng và điều phiếu hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy áp lực của nhân viên rất lớn, đòi hỏi họ cần có khả năng chịu áp lực cao. Bên cạnh đó, họ có thể đối mặt với những khủng hoảng, rủi ro bất ngờ, chính vì vậy họ cần có khả năng quản lý khủng hoảng để bình tĩnh giải quyết vấn đề và đưa ra được biện pháp kịp thời.

Muốn tìm việc quản lý vận hành, bạn cần đáp ứng những kỹ năng và yêu cầu cần thiết cho công việc này
Muốn tìm việc quản lý vận hành, bạn cần đáp ứng những kỹ năng và yêu cầu cần thiết cho công việc này

6. Những khó khăn của việc làm quản lý vận hành trong doanh nghiệp

Việc làm quản lý vận hành hiện nay đang là một trong những công việc có nhiều cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều cơ hội thì việc làm này cũng có những khó khăn phải đối mặt như:

  • Cạnh tranh trong việc tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí:

Trong quá trình vận hành công ty, doanh nghiệp phải đối mặt với việc cạnh tranh từ đối thủ đã áp dụng những công nghệ cao vào quy trình làm việc. Để bắt kịp thị trường và đối thủ, doanh nghiệp cần phải đầu tư công nghệ và hợp lý hóa quy trình.

Tuy nhiên việc tối ưu này cũng gặp nhiều khó khăn, bao gồm việc xác định các phần cần cải thiện mà không làm giảm hiệu suất tổng thể. Những thay đổi này thường đòi hỏi thời gian và nguồn lực lớn, có thể gây gián đoạn cho quy trình sản xuất. Thêm vào đó, việc phân tích kết quả của những cải tiến là một thách thức, khiến khó khăn trong việc xác định hiệu quả của các thay đổi.

  • Khó khăn trong việc duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ:

Doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ổn định cho sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt khi quy mô sản xuất mở rộng. Việc kiểm soát chất lượng phức tạp hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu và các yếu tố thay đổi nhanh chóng từ thị trường như nhu cầu khách hàng hay công nghệ mới.

Hơn nữa, sự thiếu nhất quán trong quy trình vận hành hoặc sai sót từ con người có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến liên tục để đáp ứng kỳ vọng khách hàng và giữ vững vị thế cạnh tranh.

  • Áp lực từ việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường:

Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phức tạp do sự tham gia của nhiều đối tác và nhà cung ứng từ nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao tạo nên vô vàn áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích và hiểu rõ chiến lược của đối thủ, từ đó cải thiện năng lực, tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Việc làm quản lý vận hành cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách
Việc làm quản lý vận hành cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách

7. Tầm quan trọng của quản lý vận hành trong doanh nghiệp

Mặc dù có nhiều khó khăn trong công việc nhưng không thể phủ nhận tuyển quản lý vận hành có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp. Quản lý có vai trò trong việc điều phối các hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình, thời hạn để đạt được hiệu quả cao cũng như duy trì được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

  • Đóng góp của quản lý vận hành vào sự thành công của doanh nghiệp: Vai trò quan trọng khi tuyển quản lý vận hành đó là việc tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Hệ thống vận hành hiệu quả giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nhanh chóng thích ứng với thay đổi thị trường.

  • Vai trò của quản lý vận hành trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu: Quản lý vận có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu. Quản lý luôn đảm bảo chất lượng về sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, điều này không chỉ tăng cường mối quan hệ và niềm tin với khách hàng mà còn mở rộng thị phần của công ty. Bằng cách đảm bảo chất lượng và giải quyết kịp thời mọi thắc mắc, doanh nghiệp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của thương hiệu, duy trì hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.

  • Tác động của quản lý vận hành đến hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên: Quản lý vận hành hiệu quả không chỉ tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích nhân viên tham gia tối ưu hóa quy trình. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và có cơ hội đóng góp ý kiến, họ sẽ có tinh thần làm việc cao hơn và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Một môi trường làm việc tích cực cũng giúp cải thiện sự hài lòng của nhân viên, từ đó tăng năng suất và giảm tỷ lệ nghỉ việc trong doanh nghiệp.

Tuyển quản lý vận hành có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Tuyển quản lý vận hành có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Kết luận

Nhu cầu tuyển quản lý vận hành ngày càng cao do tầm quan trọng của vị trí này trong việc duy trì các hoạt động của công ty một cách hiệu quả và bền vững. Với mức đãi ngộ tốt từ các doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó, việc làm này cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nếu bạn trang bị đủ kỹ năng, kiến thức cho công việc này thì đừng ngần ngại ứng tuyển để có cho mình một công việc ổn định.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat