Tìm việc làm Solution Architect ngày 27/12/2024 update 10 việc làm
Xem nhanh
Công ty TNHH CMC GLOBAL
Xem nhanh
Ngân Hàng TMCP An Bình Pro Company
Xem nhanh
FPT Software
Xem nhanh
Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC Telecom Pro Company
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Atomi Digital
Xem nhanh
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT
Xem nhanh
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Xem nhanh
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT
Nhu cầu tuyển dụng Solution Architect vẫn giữ được sức “nóng” trên thị trường lao động, đặc biệt tại các thành phố lớn khi đảm nhận vai trò cung cấp và vận hành giải pháp công nghệ sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Việc làm Solution Architect hấp dẫn người lao động bởi mức lương “khủng” dao động 25.000.000 - 65.000.000 VNĐ/tháng, lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
1. Nhu cầu nhân lực của việc làm Solution Architect
Solution Architect (Kiến trúc sư giải pháp) là người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ cho những vấn đề kinh doanh phức tạp. Các doanh nghiệp tuyển dụng Solution Architect với mục đích để cùng cấp chuyên môn kỹ thuật và đóng vai trò hướng dẫn phát triển các ứng dụng phần mềm, hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tuyển Solution Architect có dấu hiệu tăng mạnh khi các tổ chức và doanh nghiệp cần sử dụng nền tảng phần mềm để bắt kịp xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi trên các trang tuyển dụng có hàng nghìn bài đăng việc làm Solution Architect.
Nhu cầu tuyển Solution Architect tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn, có sự phát triển kinh tế toàn diện như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương. Các Solution Architect có thể làm việc trong bất kỳ môi trường nào từ những tập đoàn lớn, công ty về Công nghệ thông tin cho tới các cơ quan chính phủ hay trường Đại học. Ngoài mức lương thuộc top “khủng”, việc làm Solution Architect còn có cơ hội thăng tiến tốt từ cấp Nhân viên cho tới Quản lý/Trưởng phòng hoặc Giám đốc khi sở hữu một số chứng chỉ quốc tế, kinh nghiệm dày dặn và trình độ chuyên môn cao.
2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm solution architect
Solution Architect là một trong những ngành nghề có mức lương hấp dẫn hàng đầu trên thị trường lao động. Tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà thu nhập của các Solution Architect có thể khác nhau. Dưới đây là mức lương tham khảo của từng vị trí tuyển dụng Solution Architect:
Vị trí công việc | Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
Solution Architect | 25.000.000 - 60.000.000 |
Technical Architect | 20.000.000 - 55.000.000 |
Enterprise Architect | 30.000.000 - 65.000.000 |
Cloud Architect | 30.000.000 - 50.000.000 |
3. Các vị trí việc làm Solution Architect
Trên thị trường lao động hiện nay, tìm việc Solution Architect trở thành từ khoá khá “hot” bởi đây là công việc có tính chất đặc thù và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Với mỗi vị trí việc làm Solution Architect sẽ có đặc điểm và yêu cầu khác nhau.
3.1. Solution Architect
Công việc của Solution Architect (Kiến trúc sư giải pháp) là đưa ra kiến trúc để xây dựng phần mềm nhằm đáp ứng những yêu cầu về functional và non-functional của chính phần mềm đó. Bên cạnh đó, việc làm Solution Architect sẽ phải tham gia vào giai đoạn phân tích nghiệp vụ cùng với Business Analyst. Nhu cầu tuyển dụng Solution Architect được đánh giá sẽ tăng trong tương lai khi mà xu hướng chuyển đổi số và áp dụng công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh.
Để ứng tuyển thành công vị trí Solution Architect, người lao động cần có bằng Cử nhân/ Kỹ sư trở lên chuyên ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin. Đồng thời, ứng viên tuyển dụng Solution Architect có hiểu biết sâu rộng về các mô hình Microservices, design pattern thông dụng, quản lý thông tin, hệ thống, cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT. Ngoài ra, ứng viên vị trí Solution Architect còn phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng như sau:
-
Có kỹ năng thuyết phục, đàm phán
-
Có kỹ năng xử lý vấn đề và ra quyết định.
-
Thành thạo lập trình hướng đối tượng với Java.
-
Tư duy logic, sự tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc
-
Đọc hiểu, viết thành thạo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.
-
Có khả năng phân tích ứng dụng, sự nhanh nhạy trước sự thay đổi xu hướng công nghệ mới.
-
Có hiểu biết về design pattern, kinh nghiệm trong thiết kế đảm bảo HA, Performance, scale-out,...
-
Có kinh nghiệm làm với domain-driven design, thiết kế sản phẩm trên cloud hoặc on-premise, xây dựng và triển khai hệ thống microservice
-
Có kinh nghiệm với các nguyên lý thiết kế/ mô hình kiến trúc như Microservice Architecture (MSA), Object-Oriented Design (OOD), SOA, Event-Driven Architecture (EDA).
ABBank, Hitachi Digital Services, Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - VIB, PVcomBank,... là những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng Solution Architect.
3.2. Technical Architect
Technical Architect (Kiến trúc sư kỹ thuật) là người đảm nhận toàn bộ các hoạt động kỹ thuật liên quan tới project phần mềm như lựa chọn công cụ, quyết định về kiến trúc, phân tích và thiết kế hệ thống tối ưu cho việc vận hành, bảo trì và chuyển giao tới tay khách hàng theo đúng yêu cầu.
Technical Architect cũng thuộc vị trí tuyển dụng Solution Architect được doanh nghiệp chú trọng và người lao động quan tâm. Với vị trí việc làm này, ứng viên sẽ cần tốt nghiệp Cao đẳng trở lên về Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và một số ngành tương đương. Bên cạnh đó, ứng viên còn phải đáp ứng những yêu cầu như:
-
Đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
-
Kiến thức về Java Spring Boot, Frontend, Backend, ReactJS, CSS
-
Có khả năng sáng tạo, tư duy logic để tìm ra các giải pháp tối ưu
-
Có khả năng thích nghi, học hỏi nhanh với những công nghệ mới
-
Thành thạo những ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, C++, Python, C#.
-
Có kinh nghiệm làm việc với các công cụ và nền tảng phát triển phần mềm như Docker, Git, Kubernetes
-
Am hiểu các kiến trúc phần mềm, đám mây, vi dịch vụ, hệ thống phân tán và các công nghệ mới khác.
-
Am hiểu sâu rộng về các quy trình và phương pháp phát triển phần mềm như DevOps, Scrum, Agile.
Hiện nay, tuyển dụng Solution Architect ở vị trí Kiến trúc sư kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm và áp dụng chính sách chiêu mộ nhân tài như NIC Global, FPT Software, Techcombank,...
3.3. Enterprise Architect
Enterprise Architect (Kiến trúc sư doanh nghiệp) là người giữ vai trò chiến lược kinh doanh trong kiến trúc CNTT của tổ chức, doanh nghiệp có sự đồng nhất. Nhu cầu tuyển dụng Enterprise Architect sẽ tăng trong thời gian tới khi đảm nhận nhiệm vụ hiểu môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp trước sự thay đổi của công nghệ.
Để tuyển dụng việc làm Solution Architect ở vị trí Kiến trúc sư doanh nghiệp, ứng viên cần tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Toán tin và một số ngành liên quan. Bên cạnh đó, ứng viên còn cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể như sau:
-
Có kỹ năng đề xuất kiến trúc giải pháp
-
Đọc hiểu, viết tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
-
Có sự hiểu biết sâu rộng về thiết kế, phân tích và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật
-
Có kỹ năng làm việc nhóm tốt để thực hiện công việc từ ý tưởng, thiết kế cho tới triển khai vận hành
-
Có kinh nghiệm ít nhất 8 năm trở lên trong lĩnh vực CNTT, ít nhất 5 năm kinh nghiệm triển khai thực tế nhiều giải pháp.
-
Có kinh nghiệm về SQL, tìm nguồn và quản lý dữ liệu doanh nghiệp, lập mô hình, chiến lược kinh doanh, kiểm toán.
-
Có một số chứng chỉ dành cho kiến trúc sư doanh nghiệp phổ biến như Kiến trúc sư Red Hat, TOGAF 9, kiến trúc sư đám mây Dell EMC, Kiến trúc sư giải pháp AWS hoặc Kiến trúc bảo mật hệ thống thông tin Chuyên nghiệp CISSP.
Ngân Hàng TMCP An Bình, Endava Việt Nam, AIA Vietnam,... là những doanh nghiệp hiện đang có nhu cầu tuyển dụng Solution Architect vị trí Kiến trúc sư doanh nghiệp.
3.4. Cloud Architect
Cloud Architecture (Kiến trúc sư đám mây) là người cung cấp cho người dùng và doanh nghiệp khả năng truy cập linh hoạt, hiệu quả tối ưu nhất với các nguồn lực này mà không cần quản lý hay sở hữu chúng trực tiếp. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Cloud Architecture trong các tổ chức, doanh nghiệp tăng cao dưới sự thay đổi của công nghệ.
Để ứng tuyển thành công việc làm Cloud Architecture, người lao động ngoài cần có bằng cấp Cử nhân Khoa học Máy tính, Công nghệ thông tin và các ngành liên quan còn phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
-
Khả năng giao tiếp tốt
-
Sự cẩn thận, tỉ mỉ và tư duy logic
-
Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý công việc
-
Am hiểu về các hệ điều hành Linux, Ubuntu và Windows
-
Hiểu rõ các thuật ngữ chuyên môn như VPN, IP, DNS, HTTPS,...
-
Nắm vững khái niệm về mạng nhằm phát triển hệ thống điện toán đám mây an toàn.
-
Sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, C++, Java và Ruby.
-
Có kiến thức về các dịch vụ đám mây phổ biến như Microsoft Azure, Apache Hadoop
-
Có sự am hiểu về nhiều giao thức bảo mật để thiết kế hệ thống trước những xâm nhập trái phép.
Hiện tuyển dụng Solution Architect ở vị trí Kiến trúc sư đám mây đang được các doanh nghiệp lớn chú trọng như Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - VIB, Hitachi Careers, Viettel Cyber Security, FPT Software,...
4. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm Solution Architect
Solution Architect là một trong những nghề nghiệp đòi hỏi người lao động phải có chất xám cao. Việc làm Solution Architect giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp cho nên nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe.
Về trình độ chuyên môn:
-
Có một hoặc nhiều chứng chỉ phổ biến như Microsoft Certified, AWS Certified Solutions Architect và The Open Group Certified Architect (Open CA).
-
Ứng viên tuyển dụng Solution Architect cần tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư/Cử nhân/Thạc sĩ về ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm và một số chuyên ngành liên quan khác.
-
Có kiến thức và kinh nghiệm từ 6 - 8 năm về công nghệ, kỹ thuật và nền tảng phần mềm như Thiết kế kiến trúc phần mềm, Phân tích kinh doanh, Điện toán đám mây, Kiến trúc và cơ sở hạ tầng CNTT, Mạng và bảo mật CNTT.
Về kỹ năng:
-
Kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống để tìm ra nguồn gốc vấn đề, có hướng phát triển các giải pháp công nghệ khả thi.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc đối với ứng viên tuyển dụng Solution Architect. Bởi kiến trúc sư giải pháp sẽ thường xuyên làm việc với nhiều bộ phận, đưa ra đề xuất, đàm phán và hướng dẫn sử dụng cho người dùng.
-
Kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với Solution Architect. Kỹ năng này sẽ giúp đảm bảo các dự án được vận hành theo đúng yêu cầu, quản lý đội nhóm trong suốt quá trình làm việc.
5. Những khó khăn của việc làm Solution Architect
Solution Architect là ngành nghề hot và có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, việc làm Solution Architect cũng phải đối mặt với những thách thức khiến nhân lực ngành này cần đặc biệt quan tâm.
Cạnh tranh trong việc đưa ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả là khó khăn đầu tiên mà nhân lực Solution Architect phải đối mặt. Theo báo cáo của CafeF, vị trí Solution Architects được trả lương cao nhất trong tổng số những vị trí lĩnh vực IT. Mức thu nhập cao cũng đồng nghĩa Solution Architect phải không ngừng cập nhật, điều chỉnh và đưa ra những giải pháp tiềm năng sao cho vừa phù hợp vừa hiệu quả với doanh nghiệp.
Khó khăn trong việc đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng của giải pháp cũng là vấn đề đối với các Solution Architect. Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thì việc Solution Architect phải vừa mở rộng các giải pháp vừa nâng cao tính linh hoạt trong suốt quá trình vận hành.
Áp lực từ việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thời hạn dự án là một trong những thách thức lớn đối với việc làm Solution Architect. Vì công việc này cần sự phối hợp với nhiều phòng ban, tìm hiểu và phân tích nhu cầu người tiêu dùng để đưa ra giải pháp có sự đồng nhất với doanh nghiệp. Trong suốt quá trình đó, Solution Architect sẽ phải đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu và thời hạn đã đề ra.
6. Tầm quan trọng của Solution Architect trong doanh nghiệp
Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tuyển dụng Solution Architect. Việc làm này hiện đang giữ những vai trò quan trọng đối doanh nghiệp như:
Đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp khi chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp kỹ thuật, cung cấp lời khuyên chiến lược và lộ trình triển khai cho các giải pháp. Thông qua những đánh giá về yêu cầu kinh doanh và kỹ thuật, Solution Architect sẽ đề xuất cách thức quản lý, triển khai và nâng cấp giải pháp trong tương lai. Nhờ thế mà tuyển dụng Solution Architect sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về lộ trình phát triển, chiến lược phù hợp.
Solution Architect đóng vai trò trong việc cải thiện hiệu suất và quy trình làm việc khi là người đưa ra giải pháp, thiết kế chi tiết, phân tích cũng như xử lý lỗi trong quá trình sử dụng giải pháp phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng trước những sự cố khi áp dụng giải pháp phần mềm trong kinh doanh.
Tác động của phần mềm đến trải nghiệm của người dùng là vai trò rõ nét nhất của tuyển dụng Solution Architect. Do Solution Architect chịu trách nhiệm đánh giá chi tiết và cải thiện các quy trình hiện có của doanh nghiệp để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng làm việc. Bởi vì thế, Solution Architect sẽ giúp đội ngũ doanh nghiệp giảm thiểu sự cố, tối ưu hóa thời gian và nguồn lực.
Việc làm Solution Architect hiện đang được doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Công việc này giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số. Còn với người lao động, tuyển dụng Solution Architect thu hút bởi mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển rộng mở. Do Solution Architect là ngành nghề đặc thù cho nên để ứng tuyển thành công, người lao động ngoài những bằng cấp sẽ cần trang bị thêm một số chứng chỉ liên quan, nâng cao trình độ và bổ sung kỹ năng cần thiết.